Giá trị của những công trình đã nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn tiến sĩ Triết học: Kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng ý thức chính trị công nhân ngành than Quảng Ninh hiện nay (Trang 26 - 29)

Chương 1 TỔNG QUAN CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

1.3.1. Giá trị của những công trình đã nghiên cứu

Mặc dù còn có những cách tiếp cận vấn đề khác nhau song các tác giả đều khẳng định: trình độ lý luận chính trị của GCCN nói chung còn thấp, họ

quan tâm nhiều hơn đến vấn đề công ăn, việc làm mà ít đề cập đến các vấn đề chính trị, xã hội khác đặc biệt là các vấn đề về học tập lý luận chính trị. Từ đó, các công trình cũng nêu ra các giải pháp chung. Trong đó có những công trình đã đề cập đến giải pháp: đổi mới và tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đổi mới công tác xây dựng Đảng.

Các công trình khoa học liên quan đến sự kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng YTCT của công nhân ngành Than Quảng Ninh cho thấy Quảng Ninh là một trong những cái nôi của GCCN Việt Nam. Trong các công trình viết về lịch sử Đảng bộ Quảng Ninh, đội ngũ công nhân ngành than cũng được các tác giả tập chú ý và chiếm một phần lớn trong nội dung các tác phẩm vì thực chất lịch sử Đảng bộ Quảng Ninh chính là lịch sử của ngành than Quảng Ninh. Nhìn chung, các công trình này đã trình bày được điều kiện, nguồn gốc, quá trình hình thành đội ngũ công nhân ngành than Quảng Ninh cùng với YTCT của nó. Phân tích được quá trình chuyển đổi từ chủ nghĩa yêu nước sang chủ nghĩa Mác - Lênin thông qua các phong trào đấu tranh từ tự phát sang tự giác của đội ngũ công nhân nhân mỏ. Trình bày được những nét căn bản đặc trưng của của các giá trị truyền thống và yếu tố hiện đại trong YTCT của đội ngũ công nhân này. Qua đó, các công trình đã thấy được tầm quan trọng của các giá trị truyền thống, của văn hóa công nhân mỏ trong việc xây dựng YTCT của GCCN Việt Nam nói chung và đội ngũ công nhân ngành than Quảng Ninh với YTCT của mình nói riêng thời kỳ đổi mới và phát triển đất nước. Tuy nhiên, các công trình mới dừng lại ở các yếu tố truyền thống lịch sử vẻ vang của đội ngũ công nhân ngành than Quảng Ninh, những thành tựu, yêu cầu và thách thức đặt ra trong tình hình mới đối với công nhân ngành than Quảng Ninh và vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế của ngành than hiện nay một cách khái quát. Còn sự kết hợp giữa truyền thống dân tộc, truyền thống công nhân mỏ với các yếu tố hiện đại trong YTCT của người công nhân và cơ chế kết hợp giữa chúng thì hầu như chưa có công trình nào đề cập cũng như

chưa có tác phẩm nào nghiên cứu một cách tập trung, cơ bản về các giá trị truyền thống của công nhân ngành than ở Quảng Ninh.

Thực trạng YTCT của công nhân ngành than quảng Ninh cũng được đề cập đến trong các bài báo, bài nghiên cứu, trên các tạp chí, cổng thông tin tỉnh Quảng Ninh khi viết về thực trạng của đội ngũ công nhân mỏ. Các công trình đã trình bày những số liệu thực tế chứng minh về ý thức giác ngộ, trình độ lý luận chính trị, ý thức pháp luật cũng như những giải pháp đã và đang áp dụng để xây dựng YTCT cho đội ngũ công nhân ngành than Quảng Ninh. Các công trình cũng nêu bật lên việc các chủ thể, các cá nhân, các tổ chức có liên quan đã nhận thấy được vai trò của việc giáo dục các giá trị truyền thống cho người công nhân trong xây dựng YTCT của họ, vai trò của việc phát huy các giá trị ấy trong sự phát triển ngành than nhất là trong giai đoạn khó khăn hiện nay mà ngành này đang phải đối mặt. Mặc dù vậy, những bài biết về thực trạng YTCT của công nhân than Quảng Ninh hiện nay còn rất ít và nhỏ lẻ, lồng ghép trong các đề tài nghiên cứu khác. Thực trạng của việc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong xây dựng YTCT của công nhân ngành Than Quảng Ninh thì hầu như không có.

Giải pháp nhằm xây dựng YTCT cho GCCN nói chung và giải pháp xây dựng YTCT cho đội ngũ công nhân ngành than nói riêng được nhiều tác giả nghiên cứu về GCCN hiện đại đề cập. Các tác giả này đã đề xuất được nhiều giải pháp cụ thể và thiết thực. Từ các giải pháp lớn mang tính định hướng như cải cách, đổi mới các chủ trương đường lối chính sách, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người công nhân, đổi mới việc tuyên truyền giáo dục, xây dựng, kiện toàn tổ chức Đảng, tổ chức Công đoàn vững mạnh đến các giải pháp cụ thể gắn với các chỉ tiêu trong từng giai đoạn nhằm xây dựng YTCT, nâng cao nhận thức về vai trò SMLS của GCCN. Bên cạnh đó, các tác giả cũng chỉ ra những bất cập, tồn tại hạn chế của các giải pháp đang được áp dụng khiến cho công tác tuyên truyền, giáo dục chưa đạt hiệu quả

cao, ý thức giác ngộ của người công nhân chưa được như mong muốn. Nhưng giải pháp kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng YTCT cho công nhân dường như lại chỉ được xem là một giải pháp rất nhỏ, không được chú ý nhiều và các tác giả thường chỉ nhắc đến một cách lướt qua, điểm xuyết trong những giải pháp lớn, đặc biệt là trong các giải pháp giáo dục, tuyên truyền trong xây dựng ý thức công nhân.

Đối với công nhân than Quảng Ninh, các tác giả thường đề cao giá trị truyền thống trong xây dựng YTCT cho người công nhân mỏ, còn việc kết hợp các giá trị truyền thống ấy với những giá trị hiện đại và làm thế nào để kết hợp, coi nó như một giải pháp quan trọng nhằm xây dựng YTCT cho những người công nhân này để đáp ứng với yêu cầu mới của thời kỳ CNH, HĐH và thời kỳ hội nhập thì chưa thấy có bài viết hay tác giả nào đề cập.

Một phần của tài liệu Luận văn tiến sĩ Triết học: Kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng ý thức chính trị công nhân ngành than Quảng Ninh hiện nay (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)