Chương 3 KẾT HỢP TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG XÂY DỰNG
4.3.1. Tiếp tục hoàn thiện chương trình xây dựng ý thức chính trị công nhân ngành than Quảng Ninh theo hướng kết hợp truyền thống và
Với mục tiêu xây dựng YTCT công nhân ngành than Quảng Ninh hiện nay theo hướng kết hợp truyền thống và hiện đại như đã nêu trên, cần nhiều
thời gian và công sức đầu tư nguồn lực vật chất cần thiết cho việc xây dựng chương trình khung cho các cơ sở hoạt động trong ngành than Quảng Ninh.
Các chương trình cần được xây dựng theo cách tiếp cận theo mục tiêu. Cần vạch ra kế hoạch cụ thể trong việc tổ chức rà soát lại cấu trúc và quan hệ giữa các khung chương trình, nội dung xây dựng YTCT công nhân ngành than Quảng Ninh hiện nay theo hướng kết hợp truyền thống và hiện đại, đảm bảo sự liên thông, liên tục theo hướng đi lên và không chồng chéo, lặp lại. Công nhân ngành than Quảng Ninh, trong tính đa dạng, hoạt động sinh sống trên phạm vi rộng khắp tỉnh với trình độ, vị trí công việc và điều kiện riêng nên không thể có một khung chương trình chung, chính quy áp dụng cho tất cả, tuy nhiên cần phải đảm bảo một số gợi ý sau:
Thứ nhất, việc xây dựng khung chương trình phải dựa trên căn cứ:
thực trạng YTCT công nhân ngành than Quảng Ninh hiện nay; thực trạng xây dựng YTCT công nhân ngành than Quảng Ninh theo hướng kết hợp truyền thống và hiện đại; điều kiện kinh tế - chính trị xã hội trên thế giới, ở Việt Nam, của tỉnh Quảng Ninh và của ngành than; các Bộ luật liên quan như luật giáo dục nghề nghiệp ngày ngày 27 tháng 11 năm 2014, Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết về một số điều Luật Giáo dục nghề nghiệp...; các văn bản, Nghị quyết của Đảng như Nghị quyết số 32-NQ/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo quản lý; Nghị quyết số 37/NQ-TW ngày 9 tháng 10 năm 2014 của Bộ Chính trị về công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030; các văn bản Nghị quyết của tỉnh Quảng Ninh như: Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 18/12 của Tỉnh ủy Quảng Ninh về một số giải pháp, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tư tưởng
trong tình hình mới, Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 19/3/2018 về xây dựng và phát triển văn hóa con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững...
Thứ hai, xây dựng khung chương trình kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng YTCT công nhân ngành than Quảng Ninh phải theo hướng lý luận gắn liền với thực tiễn. Tăng cường phần nội dung về đặc điểm, tình hình, yêu cầu và nhiệm vụ cụ thể của ngành than và của tỉnh Quảng Ninh, tăng phần kiến thức về kỹ năng giải quyết các vấn đề thực tế đang xảy ra trong lĩnh vực công tác của cơ quan đơn vị, của ngành và của địa phương, giảm các nội dung lý luận trừu tượng, trùng lặp trong nhiều chương trình đào tạo. Nội dung chương trình cũng phải thiết kế phù hợp với đặc điểm ngành nghề, vị trí công tác của người công nhân để khi học xong họ có thể hiểu và vận dụng được ngay. Tránh tình trạng người công nhân ở trình độ thấp (nhất là công nhân lao động trực tiếp) mà nội dung chương trình lại quá cao siêu, khó hiểu hoặc công nhân công tác ở ngành than nhưng lại chỉ đề cập đến các ngành khác. Để khắc phục tình trạng này, trên cơ sở nội dung được thiết kế chung cho cả nước về các vấn đề lý luận và kỹ năng cơ bản, các chủ thể tuyên truyền nên thiết kế theo khung nội dung hướng đến các vấn đề kiến thức, kỹ năng cụ thể phù hợp với ngành than, với tỉnh và với đối tượng công nhân.
Như vậy nội dung chương trình sẽ phù hợp hơn.
Thứ ba, xây dựng khung chương trình kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng YTCT công nhân ngành than Quảng Ninh phải theo hướng phát huy tính độc lập, tích cực của người công nhân, “học đi đôi với hành”. Để khơi dậy sự độc lập và sáng tạo trong tư duy của người công nhân, phải sử dụng các phương pháp giảng dậy tích cực. Điều này đòi hỏi phải có những thay đổi nhất định trên nhiều phương diện. Trước hết, nội dung tuyên truyền, giáo dục phải được kết cấu lại cho phù hợp, đảm bảo đủ điều kiện, thời gian để chủ thể tuyên truyền triển khai phương pháp. Đồng thời, tăng thời lượng cho việc thảo luận, tự nghiên cứu lý luận và thực tế. Phương pháp thi,
kiểm tra cũng phải đổi mới theo hướng đánh giá khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn cũng như khả năng xử lý tình huống của người công nhân thay vì đòi hỏi người công nhân phải học thuộc lý luận như hiện nay.
Thứ tư, xây dựng khung chương trình kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng YTCT công nhân ngành than Quảng Ninh theo hướng đa dạng hóa phương thức, nhất là phương thức kết hợp giữa quá trình đào tạo và tự đào tạo. Đối với quá trình đào tạo, bồi dưỡng là hình thức cơ bản phải được tổ chức thường xuyên, có hệ thống và theo từng mức độ từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp phụ thuộc vào trình độ, vị trí công việc của người công nhân. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm đến quá trình tự đào tạo.
Việc tự học tập, nghiên cứu các giá trị YTCT truyền thống và xây dựng YTCT hiện đại của người công nhân có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức như: đọc báo, trao đổi, thảo luận về các giá trị truyền thống của dân tộc, của địa phương của ngành; về tình hình thời sự, các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các vấn đề của địa phương và của ngành than. Trên cơ sở ghi chép và báo cáo kết quả học tập, các chủ thể quản lý tại các cơ sở đào tạo, các đơn vị, doanh nghiệp ngành than cử công nhân tham gia học tập có sự ghi nhận, đánh giá, coi đó như một phần kết quả hoàn thành nhiệm vụ học tập. Có như vậy, công tác xây dựng YTCT công nhân ngành than theo hướng kết hợp truyền thống và hiện đại mới trở thành nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, là nhu cầu thường trực của mỗi công nhân.
4.3.2. Đổi mới các nội dung truyền thống trong xây dựng ý thức chính trị công nhân ngành than Quảng Ninh cho phù hợp với yêu cầu hiện đại
Trong giai đoạn hiện nay cần phải hiện đại hóa có suy tính những giá trị YTCTTT của công nhân ngành than Quảng Ninh trong xây dựng YTCT của họ cho phù hợp với hoàn cành mới.
Một là, tinh thần yêu nước
Công nhân mỏ Quảng Ninh có lòng yêu nước và tinh thần phản đế sâu sắc. Chủ nghĩa yêu nước của người thợ mỏ Quảng Ninh không chỉ thể hiện ở chỗ kiên quyết chống quân xâm lược mà còn nhằm thoát khỏi tình cảnh áp bức, bóc lột của bọn tư bản hay ít nhất là cải thiện tình hình đó. Ở họ, lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc hoàn toàn nhất trí. Ngày nay, với đặc thù là một tỉnh biên giới, giá trị YTCT đó phải hướng tới hoạt động bảo vệ an ninh biên giới, bảo vệ biển đảo, an ninh quốc gia; hướng tới đấu tranh chống tiêu cực, tệ nạn xã hội, chống tham nhũng, cửa quyền. Bên cạnh đó, với đặc thù nghề nghiệp là “Ngành sản xuất than như quân đội đánh giặc. Toàn thể công nhân và cán bộ phải có nhiệt tình cách mạng và tinh thần yêu nước cao, ý chí quyết đánh, quyết thắng rất vững, phải đoàn kết nhất trí vượt mọi khó khăn nhằm vào một mục đích chung…” [89, tr. 170].
Ngoài ra, tinh thần đấu tranh chống áp bức bóc lột mà trước hết với bọn chủ mỏ trong truyền thống ngày nay cần phải được hướng tới sự đấu tranh trong hợp tác, hội nhập, sẵn sàng học tập phương thức lãnh đạo và quản lý kinh tế mới từ các nước, thoát khỏi tình trạng phụ thuộc về kinh tế, khoa học – công nghệ, dần trở thành người chủ thực sự của đất nước.
Hai là, ý thức tổ chức kỷ luật
Từ trước đến nay, với truyền thống “Kỷ luật và đồng tâm” công nhân ngành than Quảng Ninh luôn có ý thức tổ chức kỷ luật cao. Ngày nay, ý thức ấy phải hướng về ý thức pháp luật, ý thức nhân loại, tinh thần quốc tế trong sáng, tham gia vào các hoạt động vì lợi ích nhân loại, làm việc với một thế giới quan và phương pháp luận khoa học. Muốn vậy, người công nhân phải tích cực học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, nghiên cứu, trau dồi các khoa học lý luận, xã hội, các khoa học chuyên ngành,…
Ba là, tình yêu thương giai cấp mình và các giai cấp khác
Với truyền thống tình đồng nghiệp, yêu thương gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau, ngày nay, truyền thống ấy phải được chuyển tải thành tình yêu thương
giai cấp, thương đồng loại; chung sức, đồng lòng, chung một ý chí; giúp đỡ, hiệp tác, cạnh tranh trong hoạt động nghề nghiệp, hướng vào mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Trong mối quan hệ với giai cấp khác đặc biệt là khối liên minh – công – nông – trí, tình yêu thương giai cấp ở việc thực hiện tốt vai trò sứ giả của liên minh, gắn bó bảo vệ lợi ích giai cấp và người lao động; dũng cảm đấu tranh và có ý thức trong vấn đề bảo vệ môi trường du lịch, biển đảo, đất canh tác nông nghiệp… góp phần phát triển các ngành nghề khác của tỉnh và thực hiện xây dựng phong trào nông thôn mới.
Bốn là, truyền thống trung thành tuyệt đối với Đảng
Ngày nay, truyền thống đó là sự tin tưởng, kiên định với lập trường XHCN; tích cực đấu tranh chống các biểu hiện sai trái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong tổ chức Đảng. Tuổi trẻ ngành than Quảng Ninh phấn đấu, học tập, rèn luyện gia nhập tổ chức Đảng, Đoàn, Công đoàn góp phần nâng cao sức mạnh của Đảng. Công nhân, đảng viên ngành than Quảng Ninh thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước, giữ gìn sự trong sáng của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
Năm là, truyền thống cần cù, sáng tạo.
Ngày nay, truyền thống này cần được chuyển hóa thành tinh thần doanh nhân. Trước hết, cần phải hình thành tinh thần khởi nghiệp cho người công nhân, nhất là đội ngũ công nhân trẻ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Bên cạnh đó, người công nhân phải phát huy tinh thần lao động có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng suất cao, tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng, hạn chế xuất khẩu thô, không ngừng đưa ra những sáng kiến, chiến lược kinh doanh mới cho phù hợp với tình hình kinh tế đất nước, nâng cao chất lượng quản lý, bảo đảm an toàn lao động, xây dựng và duy trì được thương hiệu ngành. Muốn vậy, người công nhân phải có ý thức học tập, nâng cao trình độ, đổi mới tư duy, hăng hái thi đua sản xuất và tham gia các hoạt động kinh tế của địa phương.