Chương 2 KẾT HỢP TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG XÂY DỰNG
2.3.2. Nghiên cứu, tổng kết, truyền bá những giá trị mới của giai cấp công nhân hiện đại
Giai cấp công nhân là một phạm trù lịch sử, cùng với sự tiến triển của lịch sử, GCCN cũng biến đổi theo, có những biến đổi quan trọng, có thêm
những đặc trưng mới… Vì vậy, cần phải nghiên cứu, tổng kết, truyền bá các giá trị mới của GCCN hiện đại góp phần xây dựng GCCN Việt Nam nói chung và công nhân ngành than Quảng Ninh nói riêng.
Một là, nghiên cứu thực tiễn, truyền bá bổ sung, phát triển khái niệm GCCN. Ngày nay, GCCN và GCCN Việt Nam không chỉ gồm toàn những người lao động cơ bắp thuần túy cũng như không phải mọi công nhân đều thuộc “giai cấp những người hoàn toàn không có của cải”, “không có tài sản”,
“hoàn toàn không có tư liệu sản xuất”, hoàn toàn “không sống bằng lợi nhuận”. Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khóa X (tháng 1 – 2008) đã ghi nhận: “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và lao động trí óc làm công hưởng lương qua các loại hình dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp [21, tr.43].
Hai là, nghiên cứu, tổng kết, truyền bá khẳng định vai trò, SMLS của GCCN thế giới và GCCN Việt Nam trong qua trình xây dựng đổi mới đất nước. Có ý kiến cho rằng trong nền kinh tế tri thức và công nghiệp 4.0, SMLS hiện nay không còn thuộc về GCCN mà thuộc về một số giai cấp tầng lớp khác. Lịch sử đã xác nhận tỷ lệ thuận giữa sự phát triển của GCCN và sự phát triển của một đất nước. Tất cả các nước có nền công nghiệp hùng hậu đều có tỷ lệ công nhân chiếm đại đa số trong lực lượng lao động xã hội. GCCN trên thế giới vẫn là người đang đại diện cho hệ tư tưởng XHCN đồng thời là lực lượng vật chất của hệ tư tưởng đó. Họ vẫn là lực lượng nòng cốt trong cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn xã hội nhằm từng bước quá độ từ CNTB lên CNXH, xây dựng một chế độ dân chủ, bình đẳng và phát triển. Ở Việt Nam, GCCN là nền tảng cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng. GCCN Việt Nam hiện nay đang lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, xứng đáng là giai cấp lãnh đạo, đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến, đi tiên phong trong sự nghiệp xây dựng CNXH, là lực lượng nòng cốt trong khối liên minh công
– nông – trí dưới sự lãnh đạo của Đảng. Cả nước ta hiện có khoảng 10 triệu công nhân, tạo ra 60% tổng sản phẩm xã hội, đóng góp hơn 70% ngân sách cả nước [32]. Do đó, GCCN Việt Nam hiện nay đã và đang đóng góp trực tiếp to lớn vào quá trình đổi mới đất nước.
Ba là, nghiên cứu, tổng kết, truyền bá khẳng định và bổ sung hệ giá trị của GCCN. Trong đời sống hiện thực, cùng với sự phát triển của sản xuất công nghiệp, bên cạnh những giá trị hiện tồn của nhân loại đã và đang xuất hiện một hệ giá trị mới – hệ giá trị của GCCN. Chính phương thức sản xuất lớn với yêu cầu đặc thù của nó là những tiền đề vật chất xác lập và định hình hệ giá trị của giai cấp công nhân. GCCN là đại biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất, do vậy, xét về nội dung văn hóa - tư tưởng chỉ có GCCN mới xác lập được hệ giá trị mới như: lao động, công bằng, dân chủ, tự do… để thay thế cho hệ giá trị tư sản cũ. Hệ giá trị này vừa nối tiếp những giá trị truyền thống vĩnh hằng của nhân loại vừa phân biệt với những yếu tố phản giá trị của giai cấp tư sản trong lịch sử. Chế độ XHCN ra đời đã tạo điều kiện để người công nhân xác lập, hiện thực hóa và khẳng định hệ giá trị mới cho toàn xã hội. Ở Việt Nam, hệ giá trị của GCCN đã được hình thành và xác lập trong hai cuộc cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng CNXH. Ngày nay, CNH, HĐH gắn với nền kinh tế tri thức là tiền đề vật chất, hiện thực và tuyệt đối cần thiết để hệ giá trị của GCCN tiếp tục được khẳng định trở thành mẫu số chung cho nhiều giá trị lớn của toàn xã hội. Những giá trị này là cơ sở cho mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và là cơ sở cho bản chất giai cấp của Đảng. Tuy nhiên, hệ giá trị của GCCN không tồn tại một cách độc lập và tự nó mà gắn liền với mô hình mục tiêu và bối cảnh xã hội. Khi bối cảnh xã hội thay đổi, hệ giá trị của GCCN cũng thay đổi theo.
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, đòi hỏi việc nghiên cứu tổng kết cần bám sát thực tiễn để bổ sung những giá trị mới của GCCN.
Nghị Quyết lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X đưa ra mục tiêu xây dựng GCCN đến năm 2020 là:
Xây dựng giai cấp công nhân lớn mạnh, có giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng; có ý thức công dân, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa dân tộc; nhạy bén và vững vàng trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và những biến đổi của tình hình trong nước; có tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết, hợp tác quốc tế; thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam [21].
Trên cơ sở đó có thể thấy, các chủ thể xây dựng YTCT công nhân ngành than Quảng Ninh cần xây dựng cho được những giá trị mới của GCCN hiện đại cho công nhân ngành than Quảng Ninh như: có giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị vững vàng trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và những biến đổi của tình hình trong nước; có ý thức công dân, yêu nước, yêu CNXH, tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa của dân tộc; có tinh thần đoàn kết dân tộc, đoàn kết, hợp tác quốc tế; có ý thức về SMLS là giai cấp lãnh đạo cách mạng. Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ, kinh tế tri thức đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Tác động của cuộc “cách mạng Công nghiệp 4.0” đã dẫn đến sự phát triển của lực lượng sản xuất với tốc độ chưa từng có trong lịch sử nhân loại. Kinh tế tri thức đang đóng vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất. Tình hình đó đặt ra yêu cầu đối với GCCN Việt Nam nói chung và công nhân ngành than Quảng Ninh nói riêng là cần nâng cao trình độ về mọi mặt, làm chủ khoa học – công nghệ lao động sáng tạo, xứng đáng là lực lượng đi đầu trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
2.3.3. Hiện đại hóa các nội dung truyền thống trong xây dựng ý thức chính trị công nhân ngành than Quảng Ninh hiện nay
Tích cực triển khai các giá trị, các yếu tố truyền thống không đồng nghĩa với việc duy trì nguyên xi các giá trị hay yếu tố đó. Trái lại trong khi
khai thác các giá trị truyền thống cần phải đưa chúng lên trình độ cao hơn trong hoàn cảnh mới, phù hợp với những đòi hỏi mới của thời đại. Để truyền thống phục vụ hiện tại một cách tốt nhất thì phải khai thác truyền thống và các giá trị truyền thống một cách tổng hợp hay trong tổng thể. Vì vậy, để xây dựng YTCT công nhân ngành than Quảng Ninh hiện nay, các chủ thể xây dựng YTCT cần hiện đại hóa các giá trị YTCTTT của người công nhân mỏ cho phù hợp với hoàn cảnh mới.
Hiện đại hóa các giá trị YTCTTT trong xây dựng YTCT công nhân ngành than Quảng Ninh nhằm khẳng định ý chí và bản lĩnh của họ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các chủ thể xây dựng YTCT công nhân ngành than Quảng Ninh phải làm cho họ nhận thức được rằng các giá trị YTCTTT như yêu nước, tự lực tự cường…là nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước đồng thời giữ vững độc lập tự chủ. Vì vậy, các chủ thể xây dựng YTCT phải làm cho công nhân ngành than Quảng Ninh nắm vững chủ nghĩa Mác-Lênin, có sự tham khảo kinh nghiệm quốc tế để tập trung xây dựng những giá trị mới trong YTCT cho họ ngang tầm với công cuộc đổi mới. Mặt khác YTCT ấy phải trở thành hệ tư tưởng chính trị tiêu biểu cho dân tộc tham gia cùng GCCN Việt Nam giải quyết những vấn đề chính trị đặt ra trong xu thế toàn cầu hóa, khẳng định bản lĩnh và bản sắc chính trị dân tộc trong giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế. Muốn vậy, các chủ thể xây dựng YTCT công nhân ngành than Quảng Ninh cần xác định nội dung xây dựng YTCTHĐ cho công nhân ngành than Quảng Ninh không chỉ kế thừa các giá trị YTCTTT mà phải được nâng lên thành các giá trị yêu nước và tiến bộ mà cốt lõi là lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, dựa trên nền tảng là chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. YTCT ấy phải mang tính nhân văn được thể hiện ngay trong đường lối lãnh đạo của Đảng và mục tiêu, nhiệm vụ của giai cấp. Đó là YTCT hướng tới đấu tranh giải phóng con người mà trước hết là nhân dân lao động khỏi sự áp bức, bóc lột về phương diện giai cấp, dân tộc và xã hội; phấn đấu
để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; tạo điều kiện để nhân dân tham gia sáng tạo, hưởng thụ những thành tựu văn hóa của dân tộc và nhân loại nhiều hơn nữa, nhằm mục tiêu tất cả vì con người, vì hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của con người trong mối quan hệ hài hòa giữa các nhân và cộng đồng, giữa tự nhiên và xã hội.