Chương 3 KẾT HỢP TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG XÂY DỰNG
3.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế từ việc kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng ý thức chính trị công nhân ngành than
Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng YTCT công nhân ngành than Quảng Ninh vẫn còn những hạn chế nhất định mà nguyên nhân của những hạn chế đó là:
Thứ nhất, sự tác động của nhân tố kinh tế, chính trị trong nước và trên thế giới đã ít nhiều ảnh hưởng đến việc kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng YTCT công nhân ngành than Quảng Ninh.
Trong quá trình phát triền nền kinh tế thị trường định hướng XHCN và tiếp cận, phát triển dần kinh tế tri thức ở nước ta, sự tri thức hóa, trí tuệ hóa lao động ở nước ta ngày càng có xu hướng tăng lên. Do vậy, vai trò của trí thức và công nhân trí thức ngày càng được coi trọng. Trong khi đó, đại bộ phận công nhân sản xuất trực tiếp của ngành than Quảng Ninh lại có trình độ thấp. Sự chênh lệch về thu nhập, điều kiện làm việc giữa công nhân lao động gián tiếp có trình độ cao và công nhân lao động trực tiếp tại các khai trường, hầm mỏ có trình độ thấp ngày càng lớn và rất khó khắc phục. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế trong YTCT của nhiều công nhân lao động trực tiếp.
Điều này đã tạo ra sự khó khăn cho việc kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng YTCT cho họ. Phần lớn họ không quan tâm nhiều, không nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề đến vấn đề này, khó tiếp thu những kiến thức lý luận nên công tác truyền bá rất khó khăn, vất vả và hiệu quả không cao.
Những hạn chế của các vấn đề chính trị - xã hội như tệ nạn, tiêu cực xã hội như nạn tham ô, tham nhũng, tệ quan liêu, sách nhiễu và sự xuống cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên ở ngoài xã hội cũng như trong các đơn vị, tổ chức kinh tế mặc dù đã được Đảng và Nhà nước thực hiện rất tích cực ở cấp Trung ương, “chống tham nhũng không có vùng cấm”. Tuy nhiên ở cấp độ địa phương, cấp độ ngành, nhiều nơi những tiêu cực trên vẫn chưa được kịp thời ngăn chặn, khắc phục, nhất là thực trạng của một bộ phận cán bộ, đảng viên vì lợi ích chính trị, lợi ích kinh tế, lợi ích giai cấp, lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân trong những năm gần đây đã gây ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đối với niềm tin, thái độ của người công nhân đối với những vấn đề chính trị của đất nước. Những hoạt động chống đối, tuyên truyền của các thế lực thù địch, phản động trong bối cảnh công nghệ truyền thông đa năng, đa chiều có chiều hướng tăng lên đã tác động không nhỏ vào nhận thức của người công nhân ngành than Quảng Ninh.
Nếu chủ thể tuyên truyền, giáo dục YTCT không đủ sức thuyết phục, người công nhân sẽ cảm thấy khoảng cách rất lớn giữa lý luận và thực tiễn và thiếu tin tưởng vào lý luận. Ngay cả trong trường hợp người học đã hoàn toàn bị thuyết phục, nhưng khi học xong, ra gặp các vấn đề thực tiễn cuộc sống mà họ không đủ sức lý giải, họ lại tỏ ra nghi ngờ và quay lại với những chủ kiến ban đầu khi chưa tham gia học tập. Điều này làm cho việc kết hợp truyền thống và hiện đại càng trở nên khó khăn hơn gấp bội, nhất là khi đi vào chiều sâu.
Thứ hai, các chủ thể xây dựng YTCT chưa chú trọng đúng mức việc kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng YTCT công nhân ngành than Quảng Ninh. Điều này được thể hiện khá rõ và phổ biến, biểu hiện:
Một là, các đơn vị, doanh nghiệp thuộc ngành than Quảng Ninh chủ yếu mới tập trung chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng chưa được quan tâm đúng mức.
Trước khó khăn của TKV về sản xuất kinh doanh hiện nay do các loại thuế, phí tài nguyên nước ta cao so với mặt bằng chung khu vực. Các đơn vị, doanh nghiệp của ngành than Quảng Ninh đang phải tập trung chăm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người công nhân nên công tác giáo dục trở thành thứ yếu, chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức.
Tái cơ cấu ngành than là một chủ trương lớn của Nhà nước nhằm góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phát triển Tập đoàn kinh tế vững mạnh, đóng góp cho sự nghiệp kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới được tiến hành từ năm 2013. Đặc biệt, ngày 12 tháng 12 năm 2017 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2006/QĐ-TTg “Phê duyệt đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2017 – 2020” với mục tiêu nhằm xây dựng TKV thành tập đoàn kinh tế mạnh, có trình độ công nghệ, mô hình quản trị theo hướng hiện đại và chuyên môn hóa cao; cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hợp lý; nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh; hoạt động hiệu quả bền vững. Theo đó, 16 đơn vị của TKV sẽ giữ nguyên tổ chức và nằm trong cơ cấu công ty mẹ, 8 đơn vị thực hiện sáp nhập, hợp nhất, giải thể, sắp xếp, tổ chức lại. Quá trình thực hiện tái cơ cấu, sắp xếp, giảm các đầu mối, tinh gọn bộ máy quản lý, cơ quan điều hành, xây dựng định biên về số lượng viên chức, quản lý và số lượng định biên, cơ cấu lao động các phòng ban đối với các đơn vị trực thuộc, tinh giản lao động quản lý, phụ trợ… đồng thời hoàn thiện cơ chế quản lý của Tập đoàn, các cơ chế về tăng năng suất, giảm giá thành, đổi mới, tái cơ cấu chất lượng lao động đã dẫn đến sự xáo trộn trong cơ cấu nhân sự. Số liệu thống kê cho biết, tổng số lao động của Tập đoàn theo danh sách đến tháng 6 năm 2017 là 108.800 người.
Tập đoàn yêu cầu các đơn vị trực thuộc tiết giảm thêm 3.600 lao động chủ
yếu làm công tác quản lý phục vụ và phụ trợ. Trong đó, các đơn vị thuộc Đảng bộ Than Quảng Ninh giảm 2.890 lao động [26]. Việc cắt giảm này đã dẫn đến tình trạng nhiều cán bộ quản lý phải điều chuyển đến các đơn vị khác hoặc chuyển xuống làm nhân viên. Nhiều cán bộ lao động gián tiếp chuyển xuống lao động trực tiếp. Công nhân lao động nhiều nơi phải nghỉ việc hoặc nghỉ việc luân phiên và được khuyến khích nghỉ chế độ sớm. Trong khi đó, định mức lao động cao, cường độ lao động lớn, thời gian lao động ngặt nghèo, kéo dài (nhất là đối với cán bộ quản lý do áp lực về doanh thu và tinh gọn bộ máy). Bên cạnh đó, điều kiện làm việc của công nhân ngành than lại vất vả, nặng nhọc, độc hại. Nhiều công nhân cả tuần không đọc một tờ báo, không có điều kiện xem ti vi, vui chơi giải trí. Tiền lương của công nhân ngành than tuy cao hơn so với mức trung bình của công nhân cả nước nhưng so với những vất vả và hao phí sức lao động mà người công nhân bỏ ra thì chưa thật sự xứng đáng. Tất cả những điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến sự ổn định tư tưởng, nhu cầu nhận thức, hiểu biết về các giá trị chính trị của nhiều công nhân.
Hai là, Việc xác định vai trò lãnh đạo của GCCN Việt Nam hiện gặp nhiều khó khăn cả về lý luận và thực tiễn; các đơn vị, doanh nghiệp thuộc ngành than Quảng Ninh chưa nhận thấy được tầm quan trọng của việc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại trong việc xây dựng YTCT
Trong điều kiện hiện nay, việc đưa ra một định nghĩa đầy đủ, những tiêu chí chính xác về GCCN với mong muốn được tất cả mọi người chấp nhận là rất khó. Bởi vì, bản thân GCCN là một thực thể liên tục vận động và phát triển không ngừng. Chính điều này đã tạo ra sự khó khăn cho các chủ thể xây dựng YTCT trong việc xác định vai trò lãnh đạo của GCCN đồng thời cũng dẫn đến việc nhiều công nhân không nhận thức được hoặc mơ hồ về vai trò SMLS của mình.
Sự hình thành nền kinh tế tri thức trong điều kiện toàn cầu hóa mạnh mẽ ngày càng đòi hỏi người lao động có chuyên môn, trình độ học vấn, khả
năng sáng tạo và năng lực trí tuệ cao hơn rất nhiều so với bất cứ giai đoạn nào trước đây trong lịch sử nhân loại. Mặt khác, nhân loại đang bước vào kỷ nguyên của công nghệ 4.0, máy móc từng bước thay thế không ít những chức năng trí tuệ vô cùng phức tạp mà trước đây vốn do con người đảm nhận.
Đồng thời, lực lượng sản xuất, nhất là công cụ sản xuất của xã hội đã có những thay đổi căn bản của con người, đặc biệt là máy móc thông minh.
Chính những điều này đã dẫn đến sự bất đồng khá lớn trong việc xác định nội hàm khái niệm GCCN; trong việc xác định yêu cầu đối với công nhân; trong việc đánh giá về khả năng, vị trí và vai trò của nó trong xã hội đương đại, nhất là trong tương lai. Điều này đã gây khó khăn cho các chủ thể xây dựng YTCT đặc biệt là những chủ thể làm công tác tuyên truyền, giáo dục xây dựng YTCT cho người công nhân. Bản thân người công nhân ngành than Quảng Ninh, do tính chất lao động chủ yếu là trình độ thấp, ít tiếp cận với công nghệ hiện đại, trước sự phát triển của khoa học công nghệ nên dễ có tâm lý mặc cảm, tự ti, khó nhận thức được vị trí, vai trò của mình trong quá trình xây dựng và đổi mới đất nước.
Các phân tích trên cho thấy, một khi các chủ thể tuyên truyền còn chưa nhận thức được vai trò của GCCN, bản thân người công nhân còn mặc cảm tự ti, chưa thấy được vai trò SMLS của mình thì việc xây dựng YTCT cho người công nhân nói chung và kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng YTCT cho công nhân ngành than Quảng Ninh nói riêng sẽ còn những khó khăn và tồn tại nhất định.
Riêng vấn đề kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng YTCT cho GCCN có rất ít các công trình nghiên cứu, đối với công nhân ngành than Quảng Ninh lại càng ít. Vì vậy, việc các chủ thể xây dựng YTCT nhận thức được tầm quan trọng của kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng YTCT cho người công nhân đồng thời lựa chọn những giá trị YTCTTT nào góp phần nâng cao YTCT của họ cũng còn là vấn đề đang tồn tại. Việc kết
hợp các giá trị ấy với yêu cầu YTCT của công nhân hiện đại, phát triển nó cho phù hợp với thời đại, góp phần xây dựng đội ngũ công nhân ngành than Quảng Ninh vững mạnh, đáp ứng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Tập đoàn càng là vấn đề khó hơn nữa.
Những năm qua, Đảng ủy Than Quảng Ninh đã nhận thức được tầm quan trọng của các giá trị truyền thống, đặc biệt là các giá trị YTCTTT trong việc xây dựng YTCT cho công nhân; thấy được yêu cầu về các phẩm chất chính trị của người công nhân trong thời kỳ mới thông qua việc quán triệt các nghị quyết, chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng. Tuy nhiên, việc nhận thức sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại như một giải pháp tất yếu để xây dựng YTCT cho người công nhân vẫn còn hạn chế. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền phổ biến kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng YTCY cho công nhân còn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Hầu hết các chương trình sinh hoạt chính trị nhằm nâng cao YTCT cho công nhân đều không đề cập đến giải pháp này, có chăng chỉ là sự lắp ghép giản đơn giữa hai yếu tố truyền thống và hiện đại mà không thấy được tính biện chững giữa chúng, không thấy sự cần thiết phải kết hợp.
Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nghiên cứu, tổng kết thực tiễn giảng dạy và học tập chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa đáp ứng được yêu cầu. Nội dung sinh hoạt đảng ở nhiều nơi còn đơn điệu, mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. Năng lực chiến đấu của không ít tổ chức đảng cơ sở còn yếu, cá biệt có những nơi mất sức chiến đấu. Tự phê bình và phê bình ở một số nơi còn mang tính hình thức, nể nang, né tránh, ngại va chạm. Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng ở một số đơn vị chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái. Ở một số tổ chức đảng tại các đơn vị cơ sở của ngành Than Quảng Ninh đảng viên còn hạn chế trong nhận thức, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”; việc đấu tranh, phản bác những luận điệu sai trái, xuyên tạc hiệu quả
chưa cao. Mặc dù đa số công nhân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng nhưng thiếu động cơ phấn đấu để trở thành đảng viên. Còn một số công nhân thờ ơ với những biểu hiện sai trái, tiêu cực. Có 53,3% rất quan tâm, 42,3% quan tâm, 4,33% không quan tâm đến việc khắc phục tệ tham nhũng, tệ nạn xã hội;
7,67% không muốn đấu tranh trước những sai trái của người quản lý hoặc ban quản lý doanh nghiệp (xem phụ lục). Thực trạng trên đã góp phần làm cho một số công nhân, nhất là công nhân trẻ phai nhạt lý tưởng, không ý thức được SMLS của mình. Đây là một thách thức tác động vào cả hệ thống chính trị - xã hội chứ không riêng gì các chủ thể xây dựng YTCT và người công nhân. Để giải quyết được vấn đề này, đòi hỏi chúng ta phải tạo ra được sức đề kháng cho toàn xã hội.
Các tổ chức chính trị - xã hội trong một số doanh nghiệp ngành than Quảng Ninh cũng chưa thật sự phát huy được vai trò của mình trong công tác xây dựng YTCT cho người công nhân. Sự buông lỏng và hoạt động kém hiệu quả của tổ chức Công đoàn cũng như các tổ chức chính trị khác ở một số doanh nghiệp cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hạn chế, yếu kém trong YTCT của người công nhân trong những năm gần đây. Khảo sát cho thấy, 94,3% công nhân cho rằng cần thiết phải có tổ chức Công đoàn trong đơn vị, công đoàn là chỗ dựa đáng tin cậy, sẵn sàng đứng ra bảo vệ, bênh vực lợi ích chính đáng cho người lao động. Tuy nhiên chỉ có 30,3 % công nhân muốn thông qua tổ chức Công đoàn của doanh nghiệp để đấu tranh trước những sai trái của người quản lý trong doanh nghiệp (xem phụ lục). Điều đó không chỉ ảnh hưởng xấu đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, ý thức của người công nhân.
Cùng với đó, văn hóa ứng xử của một số quản lý, chỉ đạo sản xuất với người lao động có nơi, có lúc còn chưa phù hợp đã dẫn đến một số công nhân không còn tha thiết với nghề. Khi được hỏi: Anh (chị) có tự hào mình là công nhân ngành than không? 17% trả lời là không, 19,7% không trả lời; Anh (chị)
có muốn con cái mình theo nghề của mình không? 29,3% trả lời không, 31%
không trả lời (xem phụ lục)
Thứ ba, các chính sách đối với công nhân ngành than còn nhiều bất cập.
Do những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất kinh doanh nên hiện nay các chính sách về kinh tế đối với người công nhân ngành than vẫn còn nhiều bất cập. Thu nhập của cán bộ, công nhân lao động thụt giảm so với nhiều năm trước.
Tình trạng gửi lương người lao động, lao động dư thừa nên tiền lương của người công nhân còn thấp. Với mức thu nhập hiện nay, trừ đi mọi khoản chi phí thì người công nhân không có tích lũy. Nếu trước đây một người công nhân ngành than có thể nuôi thêm một người thì nay điều đó là không thể. Trên thực tế, một người công nhân phải nuôi theo 3 – 4 người của gia đình họ. Với đồng lương đó cả gia đình họ không đủ sống chứ đừng nói đến đãi ngộ, thu hút. Ngoài ra, một số đơn vị còn khá cứng nhắc trong việc trả lương giãn cách giữa các chức danh ngành nghề, chưa nghiên cứu kỹ các quy định của Nhà nước và của Tập đoàn hoặc biết nhưng vẫn e ngại khi thực hiện cơ chế trả lương thỏa đáng đối với người lao động có tài năng, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao. Thực tế này đã dẫn đến tình trạng người công nhân lao động có tay nghề cao bỏ việc như thợ sửa chữa cơ máy mỏ ở các mỏ lộ thiên, kỹ sư vận hành các nhà máy điện, nhà máy hóa chất…
Bên cạnh đó, một trong những khó khăn lớn nhất mà ngành than và các đơn vị thuộc Tập đoàn hiện đang phải đối mặt là diện khai thác ngày càng xuống sâu, áp lực mỏ lớn, điều kiện khai thác ngày càng bất lợi dẫn đến việc thăm dò, khai thác và bảo đảm an toàn ngày càng khó khăn. Vì vậy, mặc dù điều kiện lao động của công nhân ngành than tuy đã được cải thiện nhưng vẫn còn gặp nhiều bất cập nhất là đối với công nhân khai thác hầm lò. Môi trường làm việc khắc nghiệt, độc hại, thường xuyên tiềm ẩn nguy cơ rủi ro đến tính mạng. Hiện nay, tỷ lệ các mỏ khai thác lộ thiên còn rất ít. Đa số các mỏ hầm lò đã xuống ở độ sâu 400 – 500m đòi hỏi người lao động phải làm việc với cường độ cao cũng như