Chương 3 KẾT HỢP TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG XÂY DỰNG
3.1.5. Về đấu tranh, phê phán các quan điểm cực đoan, phản động, xuyên tạc
Nhằm khắc phục những quan điểm cực đoan và đáp ứng yêu cầu hội nhập, các chủ thể tuyên truyền, giáo dục YTCT cho công nhân ngành than Quảng Ninh đã tiến hành đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cung cấp cho người học thế giới quan và phương pháp luận cách mạng, khoa học. Qua đó, giúp
người công nhân tự trau dồi những phẩm chất chính trị tiến bộ, phù hợp. Đảng ủy Than Quảng Ninh cũng xác định nội dung tuyên truyền phải mang tính khách quan, khoa học, dám nhìn thẳng vào sự thật và chấp nhận thách thức đang đặt ra đối với người công nhân, với Tập đoàn và với cả đất nước. Việc vận dụng sáng tạo các giá trị YTCTTT phải được thực hiện theo hướng phù hợp với điều kiện từng đơn vị, từng thời điểm cơ sở thực tiễn xây dựng đất nước và những điều kiện cụ thể của thế giới đương đại, đồng thời phải luôn tìm tòi, sáng tạo những giải pháp đặc thù cho sự phát triển của ngành than và đường lối phát triển của cách mạng Việt Nam trong điều kiện mới. Không ngừng tổng kết kinh nghiệm thực tiễn sinh động trong đời sống xã hội, phong trào công nhân thế giới, trong nước và các cơ quan đơn vị trong nội bộ ngành. Kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Tiếp thu có chọn lọc những trí tuệ, tinh hoa của nhân loại để bổ sung, xây dựng, phát triển nền tảng tư tưởng, lý luận vững chắc cho bản thân mỗi người công nhân.
Tuy nhiên, ngay trong đội ngũ công nhân ngành than Quảng Ninh vẫn còn có sự khác biệt, hạn chế và không cơ bản về nhận thức lý luận, tư tưởng chính trị, trình độ giai cấp. Thế hệ công nhân trước đây sống và làm việc trong điều kiện bị áp bức, bóc lột nên họ có ý thức giác ngộ giai cấp, YTCT thể hiện rất rõ. Đa số công nhân ngành than Quảng Ninh hiện nay là thế hệ công nhân trẻ.
Những công nhân này có trình độ khoa học – kỹ thuật cao hơn nhiều so với công nhân ở giai đoạn trước nhưng lại là thế hệ lớn lên trong hòa bình nên về mặt giác ngộ giai cấp còn nhiều hạn chế, bất cập. Một bộ phận thanh niên mỏ giảm sút niềm tin vào cuộc sống, thờ ơ với sự phát triển của xã hội. Thậm chí một số thanh niên còn bị lôi kéo vào cách kiếm tiền phi pháp như: bán than lậu, ăn cắp xăng dầu, vận chuyển than lậu và các tệ nạn xã hội khác.
Vì vậy, trước yêu cầu cơ bản của hội nhập mà ngành than Quảng Ninh đã và đang đặt ra là phải bảo đảm tính Đảng, tính khoa học trong tuyên truyền giáo dục các vấn đề lý luận cho người công nhân. Đấu tranh, phê phán loại bỏ
những quan điểm phản động, xuyên tạc, chống đối của các thế lực thù địch.
Đấu tranh vì CNXH. Bảo vệ độc lập tự chủ khi tham gia hợp tác với các đối tác nước ngoài kể cả trong hợp tác kinh doanh. Chủ động dự báo và thực thi những biện pháp hữu hiệu để ngăn ngừa những tác động tiêu cực xã hội về văn hóa, an ninh – quốc phòng, trật tự an toàn xã hội trong cơ quan đơn vị và với người công nhân.
Tuy nhiên, những vấn đề đặt ra trên đối với ngành than Quảng Ninh trong quá trình thực hiện vẫn còn những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó, việc kiểm tra, đánh giá về nhận thức chính trị còn chậm cải tiến nên đôi lúc chưa thực chất, làm giảm động lực học tập, xây dựng YTCT của người công nhân, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng của chính bản thân công tác này. Đội ngũ cán bộ tuyên truyền có chuyên môn, nghiệp vụ còn thiếu, chủ yếu trưởng thành từ các đảng bộ cơ sở chưa được đào tạo bài bản, phương thức truyền đạt mang tính một chiều, định hướng dư luận còn nhiều hạn chế. Năng lực phối hợp giữa đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền của ngành than với đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền ở các sở - ban – ngành còn thiếu khoa học, chưa chặt chẽ. Năng lực tổng hợp, dự báo, nắm bắt tình hình, tư tưởng, phát hiện âm mưu giải quyết các vấn đề trong thực tiễn chưa cao. Công tác tuyên truyền, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng còn thụ động, thiếu sắc bén, thiếu thuyết phục. Việc tuyên truyền các gương điển hình, tiên tiến, nhân tố mới, gương người tốt việc tốt chưa đủ sức mạnh lôi cuốn, cổ vũ người công nhân. Một số báo cáo viên, tuyên truyền tuy có bằng cấp cao nhưng ít gắn lý luận với thực tiễn, có khi còn giáo điều, lý thuyết suông, không thuyết phục được người công nhân, không đi sâu vào giải đáp những vấn đề đặt ra trong sản xuất, trong công việc và những nhu cầu bức xúc của người công nhân nên cũng khó khăn trong việc định hướng tư tưởng của họ.
3.2. NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG KẾT HỢP TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG XÂY DỰNG Ý THỨC CHÍNH TRỊ CÔNG NHÂN NGÀNH THAN QUẢNG NINH