Chương 3 KẾT HỢP TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG XÂY DỰNG
4.1.1. Tăng cường tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận để xây dựng nội dung giáo dục ý thức chính trị cho công nhân theo hướng kết
Xây dựng YTCT cho GCCN nói chung và công nhân ngành than Quảng Ninh nói chung trong tình hình mới sẽ góp phần nâng cao vai trò tiên phong của họ trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương và của ngành than. Để thực hiện được điều này cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp. Việc đi sâu nghiên cứu từng giải pháp cụ thể là một sự nghiên cứu bổ ích và cần thiết. Tuy nhiên, trong lĩnh vực này trên thực tế lại ít có công trình nghiên cứu mà chủ yếu tập trung vào nghiên cứu một cách tổng thể các giải pháp. Riêng giải pháp kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng YTCT GCCN nói chung và công nhân ngành than Quảng Ninh thì hầu như ít được nhắc tới. Điều này dẫn đến việc các chủ thể xây dựng YTCT cho công nhân ngành than Quảng Ninh không nhận thức được thực chất, tầm quan trọng, lựa chọn giá trị, phương thức thực hiện… giải pháp này khiến cho việc áp dụng nó trong thực tiễn thường mang tính tự phát và hiệu quả mang lại chưa cao.
Đảng, Nhà nước và Công đoàn cần đổi mới tổ chức, tăng cường đầu tư, đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về các giải pháp xây dựng YTCT cho công nhân nói chung và xây dựng YTCT công
nhân ngành than Quảng Ninh nói riêng trong đó đặc biệt là giải pháp xây dựng YTCT theo hướng kết hợp truyền thống và hiện đại. Việc nghiên cứu cần hướng hướng vào những vấn đề thực tiễn đặt ra là kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng YTCT cho người công nhân như thế nào để góp phần: phát huy vai trò lãnh đạo của GCCN thông qua đội tiền phong của mình là Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ mới; làm cho người công nhân nhận thức và phát huy vai trò sứ mệnh của giai cấp mình; xây dựng những phẩm chất chính trị cần thiết để người công nhân đáp ứng được yêu cầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế; nâng cao bản lĩnh chính trị, tăng “sức đề kháng”
cho người công nhân trước những âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình” và tuyên truyền phản động của các thế lực thù địch đối với GCCN;… Đây là những vẫn đề đặt ra của thực tiễn đòi hỏi phải bổ sung lý luận, từ đó lấy lý luận để chỉ đạo thực tiễn và lấy thực tiễn để kiểm nghiệm, bổ sung lý luận.
Qua đó, gắn lý luận với thực tiễn, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn để đề ra chủ trương, giải pháp xây dựng YTCT cho người công nhân một cách hợp trong theo hướng kết hợp truyền thống và hiện đại.
Việc tăng cường tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận về kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng YCTT cho GCCN Việt Nam nói chung và YTCT công nhân ngành than Quảng Ninh nói riêng có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng YTCT cho họ, nhất là đối với đội ngũ công nhân giàu truyền thống như công nhân ngành than Quảng Ninh.
4.1.2. Xác định rõ mục tiêu và tầm quan trọng xây dựng ý thức chính trị công nhân ngành than Quảng Ninh theo hướng kết hợp truyền thống với hiện đại
Trên cơ sở vị trí vai trò của việc xây dựng YTCT cho cho công nhân ngành than Quảng Ninh theo hướng kết hợp truyền thống và hiện đại, các chủ thể xây dựng YTCT cần xác định rõ các mục tiêu xây dựng YTCT là: xây dựng ý thức giác ngộ giai cấp, và bản lĩnh chính trị vững vàng, yêu nước, yêu
CNXH; có ý thức pháp luật cao, phát huy truyền thống tốt đẹp, tiêu biểu cho tinh hoa văn hóa dân tộc; có lòng tự tôn dân tộc; nhạy bén và vững vàng trước những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và những biến đổi của tình hình đất nước, đoàn kết và hợp tác quốc tế; xứng đáng là giai cấp lãnh đạo cách mạng, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây dựng CNXH, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước; ngày càng trí thức hóa, có khả năng tiếp cận và làm chủ khoa học – công nghệ hiện đại trong điều kiện phát triển nền kinh tế tri thức; có tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động cao, thích ứng nhanh với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, nhấn mạnh mục tiêu góp phần phát huy vai trò công nhân trong điều kiện mới.
Những mục tiêu trên xuất phát từ mục tiêu truyền bá, giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, góp phần làm cho nó trở thành hệ tư tưởng chi phối, thống trị trong đời sống xã hội thông qua GCCN mà cụ thể ở đây là công nhân ngành than Quảng Ninh. Đồng thời, giúp cho công nhân ngành than Quảng Ninh xây dựng thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận đúng đắn, để từ đó phát huy những giá trị YTCTTT tốt đẹp, khắc phục những tư tưởng lạc hậu, nâng cao nhận thức chính trị, xây dựng những giá trị YTCT mới, hiện đại. Đó là những mục tiêu chung mà các chủ thể xây dựng YTCT công nhân ngành than Quảng Ninh cần phải hướng tới. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương và của ngành than, trước mắt cần thực hiện các mục tiêu cụ thể như:
- Tiếp tục triển khai đề án tái cơ cấu lao động, đảm bảo kế hoạch, tiến độ đúng mục tiêu đến năm 2020 tổng số lao động toàn TKV thấp hơn 100.000 người. Không để tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn cũng như tâm lý người công nhân.
- Khắc phục những tồn tại, hạn chế trong sản xuất, kinh doanh trên tinh thần xuyên suốt “Minh bạch – Bình đẳng – Hiệu quả – Tuân thủ pháp luật”. Mục tiêu đến năm 2020 tăng năng suất lao động bình quân 7%/năm.
- Cấp ủy và người đứng đầu cấp ủy phải trở thành trọng tâm lãnh đạo các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động xây dựng YTCT cho người công nhân. Kiên quyết không để xảy ra các vi phạm trong công tác cán bộ.
- Giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc, cấp bách của người công nhân, tạo được sự chuyển biến và rõ rệt trong việc nâng cao đời sống của người công nhân. Bình quân tiền lương khối sản xuất than tăng tương ứng với năng suất lao động. Tạo môi trường làm việc thân thiện, hài hòa.
- Có bước tiến về đào tạo lý luận chính trị, kỹ thuật chuyên môn. Nâng cao hơn về giác ngộ giai cấp, bản lĩnh chính trị, hiểu biết pháp luật, hiểu biết về các giá trị truyền thống, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, xây dựng lối sống lành mạnh trong công nhân.
- Tiếp tục nâng cao hình ảnh TKV, hình ảnh của người công nhân ngành than Quảng Ninh với địa phương và đối tác, bạn hàng.
Để thực hiện những mục tiêu cụ thể này, các chủ thể xây dựng YTCT công nhân ngành than Quảng Ninh cần thực hiện những nhiệm vụ và giải pháp như sau:
Một là, trong quá trình hoạt động thực hiện chiến lược phát triển, toàn bộ hệ thống chính trị của TKV phải xác định dựa vào nội lực. Nội lực của ngành than chính là truyền thống, là tài nguyên, cơ sở vật chất là trí tuệ và bản lĩnh của người công nhân. Hệ thống chính trị từ Tập đoàn đến các đơn vị thành viên phải vào cuộc ngay từ đầu cho mọi hoạt động phát huy nội lực ấy.
Nêu cao vai trò của người đứng đầu trong mọi hoạt động.
Hai là, tổ chức công đoàn và các tổ chức quần chúng của TKV và các doanh nghiệp phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn, triển khai các nghị quyết, chỉ thị của các cấp ủy Đảng, Hội đồng thành viên, Ban lãnh đạo điều hành hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, phối hợp chặt chẽ giữa chuyên môn và các đoàn thể trong hệ thống chính trị toàn TKV đẩy mạnh tuyên truyền để người công nhân hiểu rõ và đồng thuận triển khai thực hiện.
Ba là, thường xuyên tuyên truyền giáo dục truyền thống yêu nước của dân tộc, truyền thống “Kỷ luật và Đồng tâm”, coi đó là một tài sản tinh thần vô giá một động lực phát triển kinh tế - xã hội và giúp ngành than vượt qua khó khăn. Quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, lao động sáng tạo. Xây dựng mối quan hệ hài hòa trong doanh nghiệp, vừa đảm bảo lợi ích của Tập đoàn vừa đảm bảo lợi ích của người công nhân và cộng đồng nhằm phát triển bền vững.
Bốn là, đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, mô hình quản trị theo hướng hiện đại và chuyên môn hóa cao nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, năng lực cạnh tranh, hoạt động hiệu quả bền vững. Giữ vững vai trò là một trong ba trụ cột đảm bảo an ninh quốc gia theo tinh thần nghị quyết số 18 của Bộ chính trị khóa X.
Năm là, tiếp tục nâng cao năng lực và sức chiến đấu của Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của ngành than vững mạnh. Tăng cường sự phối hợp giữa TKV với tỉnh Quảng Ninh theo phương châm: Tỉnh với than là một nhằm phát huy cao độ tiềm năng, tập trung nguồn lực, phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh gắn với việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường.