Chương 3 KẾT HỢP TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG XÂY DỰNG
4.1.4. Nâng cao nhận thức và phát huy tính tích cực chính trị của công nhân
Với tư các vừa là chủ thể cũng là khách thể chịu tác động, việc bảo tồn, phát huy các giá trị YTCTTT và xây dựng các giá trị YTCT mới cho công nhân ngành than Quảng Ninh là trách nhiệm và quyền lợi của họ. Đây là vấn đề có tính nguyên tắc. Người công nhân cần nhận thức rõ vấn đề này.
Nếu người công nhân không nhận thức đúng và đầy đủ thì dù có bất kỳ giải pháp xây dựng YTCT nào cũng không có kết quả hoặc kết quả thấp. Vì vậy, việc xây dựng, phát huy tính tích cực, chủ động của người công nhân cần được coi là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị của toàn xã hội, từ việc xây dựng chiến lược, kế hoạch và sự quan tâm sát sao của Đảng, Nhà nước từ trung ương đến địa phương, từ ban lãnh đạo TKV đến ban lãnh đạo ngành than Quảng Ninh để kịp thời điều chỉnh, hỗ trợ nhanh chóng cho quá trình.
Người công nhân khó mà có được một tư duy lành mạnh, bộ óc sáng suốt, một YTCT tích cực khi mà đời sống vật chất của họ cứ mãi khó khăn thiếu thốn, môi trường làm việc không tạo điều kiện để người công nhân phát huy hết khả năng làm việc của mình trong lao động, học tập, cống hiến. Trước hết, Nhà nước, tỉnh Quảng Ninh và ngành than cần tiến hành rà soát để từng bước xóa bỏ những cơ chế đã và đang kìm hãm tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người công nhân, đồng thời tạo lập một cơ chế mới bảo đảm giải phóng người công nhân về mọi mặt. Chủ động can thiệp vào những nơi, những khâu mà cơ chế thị trường không đụng đến được, sự can thiệp vừa mang tính kinh tế, vừa mang tính xã hội. Bảo đảm cho họ có quyền tự chủ và tự do sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, cũng như thu nhập xứng đáng với sức lao động qua đó giúp người công nhân nâng cao thu nhập, nâng cao đời sống vật chất. Bên cạnh đó, cần có cơ chế chính sách sát thực, kịp thời nhằm xây dựng và không ngừng nâng cao đời sống văn hóa – tinh thần cho người công nhân. Khi đời sống văn hóa – tinh thần của công nhân được nâng cao nó
sẽ ảnh hưởng trực tiếp và tích cực đến sự hình thành và phát triển YTCT của họ. Khi các phương tiện văn hóa tinh thần như sách báo, tài liệu, tranh ảnh và các phương tiện nghe nhìn khác được trang bị đầy đủ, phong phú, hấp dẫn, người công nhân sẽ tự chủ động tìm hiểu. Những phương tiện này không chỉ mang tính giải trí mà còn truyền tải thông tin, kiến thức về giá trị truyền thống, quan điểm chính sách của Đảng và Nhà nước, qua đó người công nhân chủ động phát triển YTCT của mình. Đồng thời, chính quyền tỉnh và ngành than nên đầu tư, xây dựng các thiết chế văn hóa và các khu vui chơi giải trí như thư viện, câu lạc bộ, rạp chiếu phim, rạp hát,… để người công nhân chủ động tham gia, góp phần nâng cao YTCT. Ngoài ra, còn phải tạo môi trường chính trị rộng lớn và những điều kiện mới để người công nhân mạnh dạn, hăng hái tham gia đóng góp vào xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, xây dựng CNXH và thể hiện vai trò SMLS giai cấp bằng việc gắn xây dựng YTCT và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp với đổi mới hoạt động của các cấp quản lý trong Tập đoàn, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở.
Tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua yêu nước, khơi dậy và phát huy truyền thống kỷ luật đồng tâm, tổ chức các phong trào thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, xây dựng “Doanh nghiệp giỏi, cơ quan, đơn vị văn hóa”, khuyến khích người công nhân đề xuất những giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh. Động viên công nhân thi đua lao động với năng suất chất lượng, ý thức, tác phong công nghiệp, chia sẻ khó khăn, gắn bó cùng doanh nghiệp.
Trong quá trình hội nhập và giao lưu quốc tế hiện nay, cần tạo điều kiện để người công nhân nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị dưới nhiều hình thức ở nhiều phạm vi trong và ngoài nước. YTCT và tình cảm dân tộc cùng chủ nghĩa quốc tế được hình thành trên cơ sở người công nhân chủ động sáng tạo trong lĩnh vực kinh tế. Thông các hoạt động giao lưu hợp tác kinh tế và sinh hoạt văn hóa với các đơn vị bạn, đặc biệt là
các đối tác nước ngoài người công nhân sẽ tự giác nâng cao nhận thức, trình độ, văn hóa của mình đồng thời cũng khơi gợi được ý thức dân tộc, tình cảm quốc tế chân chính cho người công nhân.
4.1.5. Chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường, kiên quyết đấu tranh bác bỏ quan điểm sai trái, thù địch
Những năm qua, các thế lực phản động ra sức chống phá Đảng, Nhà nước ta trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội… Bằng những thủ đoạn tinh vi, nguy hiểm và luận điệu sai trái, thù địch, chúng tập trung tuyên truyền, xuyên tạc bản chất chế độ ta, bôi nhọ làm mất uy tín của Đảng. Trong thực tế, tình trạng không ít cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong xã hội nói chung và ngành than nói riêng bị tha hóa, lợi dụng chức quyền để mưu cầu lợi ích riêng, sa sút về đạo đức lối sống, xa rời lý tưởng cao đẹp của Đảng, của dân tộc, tác động xấu đến đời sống tâm tư tình cảm, tâm tư của nhân dân nói chung và công nhân ngành than Quảng Ninh nói riêng. Đây cũng là cơ hội để các thế lực thù địch tìm cách lợi dụng, kích động, gây tâm lý lo lắng hoang mang, mất niềm tin và Đảng, vào Nhà nước trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và người công nhân.
Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã chỉ rõ cần ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái. Trong đó, nhiệm vụ “Đổi mới công tác tư tưởng lý luận, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ nền tảng tư tưởng, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, chống âm mưu và hoạt động “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, góp phần ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống, những biểu hiện
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ngành. Vì vậy, để kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng YTCT công nhân ngành than Quảng Ninh có hiệu quả, Đảng ủy Than Quảng Ninh cần:
Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi
sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, chỉ thị số 05NQ/TW của Bộ chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Chỉ thị số 50CT/TW ngày 7/12/2015 của Bộ Chính trị khóa XI, về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng”. Mỗi cán bộ, đảng viên nhất là những người đứng đầu cấp ủy, cán bộ quản lý trong doanh nghiệp phải luôn thể hiện vai trò gương mẫu, tiên phong, trách nhiệm cao trong cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” và phòng chống nguy cơ
“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ, xây dựng tác phong công tác của người đứng đầu, của cán bộ, đảng viên. Các chủ thể làm công tác tuyên truyền cần thực hiện tốt nhiệm vụ thông tin, kịp thời phản ánh và phê phán các vụ, việc tiêu cực các hành vi tham nhũng góp phần làm rõ sự đấu tranh quyết liệt không khoan nhượng của Đảng, Nhà nước trong phòng chống tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, bè phái, lợi ích nhóm, nói không đi đôi với làm, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ.
Thứ hai, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên sai phạm, làm trong sạch các tổ chức cơ sở Đảng và cán bộ quản lý, làm lành mạnh các quan hệ trong doanh nghiệp. Phải coi đây là một cuộc chiến chống giặc “nội xâm”, cuộc đấu tranh với những kẻ thù ngay trong nội bộ Đảng, trong đội ngũ công nhân. Muốn dành thắng lợi trong cuộc chiến chống tham nhũng, các tổ chức cơ sở Đảng, lãnh đạo quản lý các doanh nghiệp ngành than Quảng Ninh cần phải hành động quyết liệt, không nói suông, không nể nang. Phải triệt tiêu cơ hội nảy sinh tham nhũng đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm những cán bộ, đảng viên có những biểu hiện tham nhũng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở bất kể cấp nào trong nội bộ ngành.
Xây dựng phong trào đấu tranh chống tham nhũng trong đội ngũ công nhân.
Để động viên người công nhân hăng hái tham gia đấu tranh chống tham
nhũng, Đảng ủy, Ban lãnh đạo ngành than Quảng Ninh cần có hình thức khen thưởng xứng đáng cho những người công nhân tích cực trong hoạt động này.
Thứ ba, kiên quyết khắc phục những yếu kém, khuyết điểm của các tổ chức, cơ sở Đảng và các tổ chức chính trị xã hội khác trong doanh nghiệp.
Trước mắt, ngành than Quảng Ninh cần rà soát lại những vấn đề yếu kém, bất cập đã bộc lộ hoặc đang gây bức xúc trong doanh nghiệp về tổ chức, cơ chế, phương thức hoạt động của các tổ chức cơ sở Đảng, đoàn thể trong doanh nghiệp, trên cơ sở đó tập trung chỉ đạo khắc phục đồng bộ có trọng tâm, trọng điểm. Những gì còn chồng chéo, chưa rõ, gây khó khăn cho doanh nghiệp và người công nhân cần phải loại bỏ ngay. Tập trung chỉ đạo, xử lý các “điểm nóng”, các vấn đề phức tạp, tạo tâm lý không tốt cho người công nhân, gây mất ổn định sản xuất, không để các thế lực thù địch, những kẻ cơ hội lợi dụng, kích động, gây rối.
Thứ tư, Nâng cao cảnh giác và tính sắc bén trong cuộc đấu tranh tư tưởng, đẩy mạnh cuộc đấu tranh “chống diễn biến hòa bình”, các luận điệu cơ hội cho người công nhân. Mặt trái của cơ chế thị trường đã làm cho cuộc đấu tranh chống “diễn biến hòa bình” đấu tranh tư tưởng chống các quan điểm cơ hội, phá hoại sản xuất, phá hoại trật tự an ninh, xã hội, làm giảm uy tín của Đảng gặp thách thức lớn. Người công nhân cần nhận thức rõ vai trò và nhiệm vụ của mình để tham gia đấu tranh tích cực trên mặt trận này. Thông qua cuộc đấu tranh, người công nhân được rèn luyện bản lĩnh chính trị. Tuy nhiên, cần chú ý phân biệt hiện tượng ý kiến khác biệt của người công nhân nhằm xây dựng doanh nghiệp, xây dựng Đảng với những luận điệu xuyên tạc gây mất ổn định, phát triển sản xuất trong doanh nghiệp của những kẻ cơ hội và thế lực thù địch. Sự khác nhau về ý kiến trong đội ngũ những người công nhân là hiện tượng bình thường trong quá trình đấu tranh tư tưởng. Do đó, cần tôn trọng những ý kiến khác nhau đó.
4.2. ĐẦU TƯ THÍCH ĐÁNG CHO CÔNG TÁC GIÁO DỤC Ý THỨC CHÍNH TRỊ CHO CÔNG NHÂN NGÀNH THAN QUẢNG NINH THEO HƯỚNG KẾT HỢP TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI