Thực chất kết truyền thống và hiện đại trong xây dựng ý thức chính trị công nhân ngành than Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Luận văn tiến sĩ Triết học: Kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng ý thức chính trị công nhân ngành than Quảng Ninh hiện nay (Trang 48 - 67)

Chương 2 KẾT HỢP TRUYỀN THỐNG VÀ HIỆN ĐẠI TRONG XÂY DỰNG

2.2.2. Thực chất kết truyền thống và hiện đại trong xây dựng ý thức chính trị công nhân ngành than Quảng Ninh

Trong tiếng Việt, truyền thống là từ được dùng khá rộng rãi. Có thể gắn cụm từ truyền thống với các loại hình cộng đồng như gia đình, địa phương, một vùng thậm chí cả một vùng. Có thể gắn với lĩnh vực trị nghệ thuật như kiến trúc, phong cách, hội họa…

Trong lịch sử đã từng tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề

"truyền thống". Dựa vào cuốn từ điển do A.de Rhodes soạn năm 1651 chúng ta biết rằng thời kỳ này người châu Âu dùng từ nối đời, nối truyền của tiếng Việt để giải nghĩa chữ Traditio, đây là gốc của từ tradition mà ngày nay chúng ta hay dùng có nghĩa là sự chuyển giao, lưu truyền lại [1, tr. 567]. Trong cuốn

từ điển Trung Quốc, "Truyền thống là sức mạnh của tập quán xã hội được lưu truyền lại từ lịch sử. Nó tồn tại ở các lĩnh vực, chế độ, tư tưởng, văn hóa, đạo đức. Truyền thống có tác dụng khống chế vô hình đến hành vi xã hội của con người. Truyền thống là biểu hiện tính kế thừa của lịch sử" [46, tr. 10].

Theo từ điển Hán - Việt: "Truyền thống: đời nọ truyền xuống đời kia" [2, tr.

505]. Từ điển Tiếng Việt, truyền thống được định nghĩa như sau:

"Truyền thống: thói quen hình thành đã lâu đời trong lối sống và nếp nghĩ, được truyền lại từ thế hệ này qua thế hệ khác" [73, tr. 1017].

Dưới góc độ chính trị - xã hội, Từ điển chính trị định nghĩa "Truyền thống là di sản về xã hội và văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và được duy trì trong suốt thời gian dài" [109, tr.1739]. Với tư cách thuộc về di sản văn hóa xã hội. Truyền thống được hiểu một cách cụ thể hơn, truyền thống của một cộng đồng, dân tộc bao gồm những đức tính, thói quen, những phong tục tập quán xã hội của các thế hệ nối tiếp nhau, nó mang các đặc trưng: cộng đồng, bình ổn, lưu truyền. "Truyền thống là tập hợp những tư tưởng, tình cảm, những thói quen trong tư duy, lối sống và ứng xử của một cộng đồng người nhất định được hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác" [45, tr. 30]. Nói đến truyền thống là nói đến phức hợp những tư tưởng, tình cảm, tập quán, thói quen, những phong tục, lối sống, cách ứng xử, ý chí... của một cộng đồng người đã hình thành trong lịch sử, đã trở nên ổn định và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác [12, tr. 16-19].

Qua những định nghĩa trên, có thể hiểu truyền thống là tập hợp những tư tưởng, tình cảm, thói quen, tập quán, lối sống và cách ứng xử của một cộng đồng người nhất định, được hình thành và phát triển trong lịch sử, đã trở nên ổn định và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Truyền thống mang các đặc trưng cơ bản như tính cộng đồng, tính ổn định và tính lưu truyền. Tính cộng đồng thể hiện ở chỗ truyền thống bao giờ

cũng là truyền thống của một cộng đồng nhất định nào đó. Tính ổn định là sự lâu dài ít thay đổi. Nếu không có tính ổn định thì truyền thống không còn là truyền thống nữa. Truyền thống sau khi đã hình thành, ổn định thì sẽ được gìn giữ và truyền từ đời này sang đời khác, đó là tính lưu truyền. Tuy nhiên những đặc trưng đó của truyền thống có tính độc lập tương đối. Khi những cơ sở, điều kiện hình thành nên truyền thống đã thay đổi thì sớm muộn những nội dung của truyền thống cũng dần dần biến đổi theo, có mặt được kế thừa và phát triển, có mặt sẽ bị đào thải và loại bỏ cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh mới hoặc những truyền thống mới được hình thành, phát triển. Vì thế, truyền thống bắt nguồn từ lịch sử nhưng không phải cái gì thuộc về lịch sử cũng là truyền thống, chỉ những gì được sao phỏng, kế thừa, được lưu truyền thì mới được gọi là truyền thống.

Từ góc độ tiếp cận giá trị, truyền thống thường được hiểu theo hai nghĩa. Nghĩa th nht, truyền thống đó là những giá trị tốt đẹp, bao gồm những yếu tố ưu việt, tiến bộ, phù hợp và thúc đẩy sự phát triển của xã hội.

Truyền thống góp phần suy tôn, giữ gìn những gì quý giá, là cốt cách, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc là nền tảng cho sự phát triển, cho sự vận động đi lên của cộng đồng, của dân tộc và được lưu truyền từ đời này qua đời khác, nó đứng vững được trong thời gian và có thể đương đầu với những biến động của lịch sử. Hơn nữa, những giá trị ấy có khả năng tạo ra sức mạnh, sản sinh ra các giá trị mới, đem lại lợi ích cho con người.

Truyền thống cũng có những cái không đem lại lợi ích cho con người, nhiều khi nó kìm hãm sự phát triển, đây là nghĩa th hai, nghĩa tiêu cực của phạm trù này. Nó là mảnh đất dung dưỡng, duy trì và làm sống lại mặt bảo thủ, lạc hậu, lỗi thời khi mà điều kiện và hoàn cảnh lịch sử đã thay đổi. Mặt thứ hai này có tác dụng không nhỏ trong việc kìm hãm, níu kéo, làm chậm sự phát triển của một quốc gia, dân tộc hay một cộng đồng nào đó.

Như vậy, nhận thức truyền thống không tách rời nhận thức các giá trị.

Bởi vậy, khi nói đến truyền thống phải phân biệt những truyền thống lạc hậu

lỗi thời cần gạt bỏ, cần khắc phục với những truyền thống tốt đẹp cần phải được bảo tồn, và phát triển - truyền thống tốt đẹp định hình nên hệ giá trị.

Từ sự phân tích trên, có thể hiểu khái niệm ý thức chính trị truyền thống (YTCTTT) là thái độ, tình cảm, nhận thức chính trị…. của một xã hội nhất định, được hình thành và phát triển trong lịch sử đã trở nên ổn định và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác tồn tại trong YTCT của xã hội ấy. Thái độ, nhận thức đó có thể còn phù hợp hoặc không phù hợp nhưng vẫn còn tồn tại và ảnh hưởng đến những tình cảm, nhận thức, tư tưởng chính trị của các chủ thể chính trị đối với thể chế chính trị, hệ thống chính trị, những nội dung chính trị quan trọng, các quan hệ giai cấp tầng lớp khác… trong xã hội.

Công nhân ngành than Quảng Ninh là bộ phận hữu cơ của GCCN Việt Nam, vì vậy trong các giá trị YTCTTT của công nhân ngành than Quảng Ninh có nhiều giá trị đồng nhất và cùng cấu thành những giá trị của GCCN cả nước. Song do những đặc thù của lịch sử phát triển, của địa chính trị vùng mỏ và đặc trưng nghề nghiệp, họ có những giá trị riêng được định hình từ khá sớm, đặc biệt là những giá trị chính trị - xã hội.

Mt là, công nhân mỏ Quảng Ninh có lòng yêu nước, tinh thần chống đế quốc sâu sắc và sớm hình thành ý thức giai cấp.

Cũng như đại bộ phận GCCN Việt Nam, công nhân mỏ Quảng Ninh đa số từ người nông dân chuyển thành người công nhân. Khác với các thành phần dân tộc khác tham gia vào phong trào yêu nước, chủ nghĩa yêu nước ở người thợ mỏ Quảng Ninh không những thể hiện ở chỗ kiên quyết chống xâm lược mà còn nhằm thoát khỏi tình cảnh áp bức bóc lột của bọn tư bản hay ít ra là cải thiện tình hình quan hệ lao động ở đó; ở họ lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc là khá nhất trí.

Thực tế cuộc sống bi đát của người thợ mỏ là một trong những lý do cắt nghĩa vì sao họ sớm đấu tranh, sớm giác ngộ và hình thành tâm lý giai cấp. Thông qua tính chất cưỡng bức nửa vời và bế tắc, sự hình thành đội ngũ

công nhân mỏ đã tạo cho họ một tinh thần phản đế sâu sắc mà trước hết là với bọn tư bản chủ mỏ, đây là biểu hiện của giai đoạn đầu cho sự hình thành ý thức giai cấp. Sau những hình thức chống đối ban đầu bằng bạo động, bỏ việc, đội ngũ công nhân mỏ đã tổ chức những vụ tập thể bãi công. Dù còn trong trạng thái tự phát và còn chưa ý thức được SMLS của mình nhưng do được truyền thụ tinh thần yêu nước nồng nàn và tinh thần yêu nước ấy đã thúc đẩy ý thức giai cấp của họ sớm hình thành chống lại CNTB và bọn thực dân.

Như vậy, ngay từ đầu hành vi của người công nhân mỏ đã mang tính chính trị và ý thức giai cấp. Đây là mảnh đất ươm mầm cho việc giác ngộ ý thức một cách nhanh chóng.

Hai là, công nhân mỏ Quảng Ninh có ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết cao.

Yêu nước và sớm hình thành ý thức giai cấp lại có gắn bó máu thịt với nông dân nên ngay từ những ngày đầu đấu tranh ý thức giai cấp của đội ngũ công nhân mỏ Quảng Ninh đã quyện với tinh thần dân tộc. Một tinh thần đoàn kết, gắn bó, hữu ái, thương yêu trong đấu tranh đã sớm xuất hiện.

Những đức tính quý báu của người nông dân hình thành từ lâu trong lịch sử dân tộc ta như tinh thần tập thể, đoàn kết của nông dân trong cộng đồng xã thôn đã được phát huy và chuyển hóa thành tình hữu ái giai cấp trong đội ngũ công nhân mỏ. Từ đấu tranh tự phát trong từng kíp, từng xưởng đến các cuộc bãi công với quy mô lớn mang tính chất của công nhân hiện đại, họ đã nhận thức được rằng: Phải có một tổ chức kỷ luật chặt chẽ, đông đảo, được giác ngộ về quyền lợi chung, phải có người lãnh đạo kiên quyết, vững vàng, có khả năng đương đầu với kẻ thù, đại diện trung thành những quyền lợi thiết thân lâu dài của họ thì mới có thể giành thắng lợi. Khẩu hiệu "Kỷ luật và đồng tâm chúng ta nhất định thắng" như là một cương lĩnh của thợ mỏ, đã đi vào lịch sử truyền thống như một sự sáng tạo độc đáo, xuất hiện duy nhất trong lịch sử đấu tranh của GCCN Việt Nam. Đó là sự biểu hiện tập trung, đầy đủ nhất về bản chất cách mạng, bản lĩnh đấu tranh, đặc sắc về phương

thức, phương pháp tập hợp lực lượng, tạo nên sức mạnh to lớn, mạnh mẽ của đội ngũ công nhân ngành mỏ.

Bên cạnh ý thức dân tộc đoàn kết đùm bọc lẫn nhau làm nền tảng, ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết cao còn có những điều kiện phát sinh riêng của nó. "Tỉnh Hải Ninh có nhiều dân tộc, đã có sẵn truyền thống đoàn kết, nay càng đoàn kết hơn nữa" [89, tr. 81]. Bên cạnh đó, với đặc thù nghề nghiệp là

"Ngành sản xuất than cũng như quân đội đánh giặc. Toàn thể công nhân và cán bộ phải có nhiệt tình cách mạng và tinh thần yêu nước rất cao, ý chí quyết đánh, quyết thắng rất vững, phải đoàn kết nhất trí, vượt mọi khó khăn nhằm vào một mục đích chung…" [89, tr. 170]. Những điều kiện khách quan và đặc thù này này đã góp phần tạo nên ý thức tổ chức kỷ luật, đoàn kết cao trong YTCTTT của đội ngũ công nhân ngành than Quảng Ninh.

Ba là, công nhân mỏ Quảng Ninh có tình đồng nghiệp gắn bó, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.

Do tập trung với mật độ cao lại thuần nhất nên tinh thần tập thể, đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật của người nông dân trong xã thôn đã sớm chuyển thành tình hữu ái giai cấp, là cơ sở cho tình đồng nghiệp, yêu thương gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau của đội ngũ công nhân mỏ Quảng Ninh. "Trong quá trình thích ứng với điều kiện sinh hoạt mới đầy khắc nghiệt, tai nạn thường xuyên xảy ra tại các công trường, hầm mỏ và sự đối xử của giới chủ khiến người công nhân ngày càng cảm thấy thân phận mình quá ư khốn nạn, thậm chí khốn nạn hơn cả kẻ tội đồ và kẻ bị đày biệt xứ" (Hồ sơ CLT số 29842: Báo cáo ngày 6/2/1924 của án sát Lê Huy Phan gửi công sứ Hải Dương). Trong cuộc sống tập trung khắc nghiệt đó, ở người công nhân, cái tâm lý so sánh cuộc đời mình của mình với người khác đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển tâm lý của những người đồng hội đồng thuyền, đồng bệnh tương liên.

Với truyền thống đoàn kết, thương yêu đùm bọc lẫn nhau ở chốn nông thôn trước đây, giờ đây khi trở thành lớp người tận cùng của xã hội họ lại càng yêu thương đùm bọc lẫn nhau hơn nữa.

Ngoài ra, người công nhân bị dồn đến khu mỏ không một cách lẻ loi đơn độc, mà là từng đoàn, từng tập thể lớn được đưa về sống trong các lán trại do chính tay họ dựng lên, nếu không phiên chế theo từng tỉnh khác nhau thì cũng là những người đồng chí từng sát cánh cùng nhau trong cuộc kháng chiến chống giặc cứu nước. Thêm vào đó, với một nghề lao động nặng nhọc và nhiều nguy hiểm nhưng lại không hề được qua đào tạo, không có thiết bị bảo vệ, hoàn toàn lao động thủ công, một người công nhân mới vào nghề rất cần được những người đi trước tận tình hướng dẫn từ tư thế chống cuốc đến cách xử lý khi gặp sự cố. Tai nạn thường xuyên rình rập, khiến cho họ phải tương trợ, giúp đỡ nhau trong công việc. Thường xuyên phải chứng kiến, đưa tiễn những người đồng nghiệp gặp rủi ro khiến cho lòng thương cảm giữa những người thợ mỏ càng sâu sắc. Trong gian khổ, thợ mỏ thương yêu đùm bọc nhau như ruột thịt, nhường việc làm cho nhau, nhường cơm sẻ áo cho nhau, hy sinh vì nhau, sẵn sàng xả thân cứu hộ đồng nghiệp bị nạn. Chính đặc thù nghề nghiệp cũng tạo điều kiện cho họ đã hiểu nhau lại càng hiểu nhau hơn, đã nhất trí càng nhất trí hơn.

Đó là sự quyết tâm làm tròn nhiệm vụ, là tinh thần đoàn kết, kỷ luật và lòng dũng cảm; đó là sự thương yêu đùm bọc lẫn nhau trong lúc gian khó, nguy nan. Tôi cho rằng chính nghề khai thác mỏ nặng nhọc, luôn đối mặt với nguy hiểm đã tạo lập cho thợ mỏ bản lĩnh gan góc, tính kỷ luật và những phẩm chất cao đẹp ấy [14, tr. 64].

Bn là, công nhân mỏ Quảng Ninh trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.

Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiền phong của GCCN, nên "trung thành với Đảng" là đặc trưng chung của công nhân Việt Nam; nhưng với công nhân vùng Than còn có những nét riêng. Khu mỏ là một trong những nơi có nhiều "địa chỉ đỏ" sớm nhất cả nước. Ngay từ khi Đảng chưa thành lập, năm 1928, Việt Nam Thanh Niên Cách mạng đồng chí Hội đã cử nhiều hội viên về nước, đi vào các xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để hoạt động, tự rèn luyện mình, gọi là phong trào "vô sản hóa".

Kể từ đó đến nay, ngay cả những năm tháng khó khăn nhất, những người công nhân mỏ vẫn một lòng theo Đảng. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn chăm chút theo dõi phong trào công nhân mỏ. Miền bắc giải phóng, tỉnh Quảng Ninh là một trong những nơi được Bác về thăm nhiều nhất, trong đó Người đặc biệt chú ý đến đội ngũ công nhân mỏ. Với Người: "nói đến Hồng Quảng, chủ yếu là nói đến xí nghiệp là giai cấp công nhân…" [89, tr. 46]; "Đồng bào ta ở đây có nhiều ưu điểm, trong thời kỳ kháng chiến, đồng bào các giới ở Hồng Quảng cũng như cả nước đều tỏ ra rất trung thành với Tổ quốc, đó là truyền thống vẻ vang mà chúng ta phải luôn luôn phát triển…" [89, tr. 45].

Năm là, công nhân mỏ Quảng Ninh có đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất.

Trong sản xuất, hầu hết công nhân mỏ xuất thân từ nông dân, đã từng quen với nắng mưa, vất vả, với chịu thương, chịu khó, họ mang theo đức tính này khi trở thành người thợ mỏ. Nghề khai thác than, nhất là khai thác hầm lò không những vất vả mà còn rất khó khăn, yêu cầu kỹ thuật cao và chặt chẽ, đòi hỏi người công nhân phải có tính sáng tạo trong lao động.

Chúng ta còn nhớ năm 1954, trước khi chuồn khỏi nước ta bọn thực dân Pháp đã làm hỏng nhiều hầm mỏ, và chúng nói một cách hằn học rằng: "Ít nhất cũng phải 20, 25 năm nữa, người An - Nam mới đào được than". Nhưng chúng đã lầm to! Với sự cố gắng vượt mức của mình và sự giúp đỡ tận tình của các anh em trong phe xã hội chủ nghĩa, chỉ trong 10 năm, chúng ta đã sản xuất than nhiều gấp đôi mức cao nhất của chúng… Bác tin tưởng vào sự phấn đấu anh dũng và thành công tốt đẹp của cán bộ công nhân. Và cán bộ cùng công nhân đã tỏ ra xứng đáng với lòng tin cậy của Bác [89, tr. 144].

Với nhiều sáng kiến và thành tích trong sản xuất, từ năm 1977 đến 1965, Quảng Ninh đã được vinh dự 6 lần được đón Bác về thăm. Tại cuộc mít tinh sáng ngày mùng 1 tết Ất Tỵ năm 1965 năm ấy, Người đã tặng cho ngành

Một phần của tài liệu Luận văn tiến sĩ Triết học: Kết hợp truyền thống và hiện đại trong xây dựng ý thức chính trị công nhân ngành than Quảng Ninh hiện nay (Trang 48 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(186 trang)