Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) phân cấp quản lý đầu tư công của tỉnh thái nguyên (Trang 118 - 122)

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN

3.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến phân cấp quản lý đầu tư công của tỉnh Thái Nguyên

3.3.2. Nhân tố chủ quan

Từ số liệu tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên cho thấy, trong những năm vừa qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh có sự sụt giảm. Nhất là trong năm 2020, 2021

do ảnh hưởng của đại dịch Covid – 19 nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh sụt giảm nghiêm trọng, năm 2021, tốc độ giảm gần 3 lần so với năm 2016.

Đơn vị: %

Biểu đồ 3.14. Tốc độ tăng trưởng GRDP tỉnh Thái Nguyên

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2016, 2017, 2018, 2019 2020,2021) Về thu, chi NS của tỉnh: Năm 2016, tổng thu NSNN trên địa bàn nhỏ hơn tổng chi trong cân đối NSĐP nên tỉnh Thái Nguyên vẫn là tỉnh chưa cân đối được thu – chi NS. Từ năm 2017 đến nay, tỉnh Thái Nguyên có khả năng tự cân đối thu chi từ đó góp phần cải thiện vốn ĐTC nhằm đáp ứng được nhu cầu đầu tư ngày càng cao của ĐP. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, tăng thu NS của ĐP trong thời gian qua chủ yếu đến từ tăng nguồn thu từ khai thác quỹ đất. Trong khi đây là nguồn thu có hiệu suất thu thấp, không bền vững và có tính chất thu một lần.

Bảng 3.16. Cân đối ngân sách giai đoạn 2016 – 2021

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 2021 Tổng thu NS 9816.2 12643.1 15076.9 15609.3 15623.3 16750.1 Tổng chi NS 10215.2 10335.0 12336.9 12900.0 13887.1 12955.4 Cân đối thu - chi -399.0 2308.1 2740.0 2709.3 1736.2 3794.7

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021) Tuy nhiên, về mặt tổng thể, có thể nhận thấy, kinh tế của tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua có nhiều điểm khởi sắc. Trong những năm vừa qua, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những thành tựu quan trọng, tạo đà cho tăng trưởng kinh tế, từng bước hướng tới tự chủ cân đối thu chi NS, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. GRDP bình quân đầu người của tỉnh có xu hướng tăng trong thời gian vừa qua. Nếu như năm 2016, GRDP bình quân đầu người đạt 5,060 triệu đồng/tháng thì đến năm 2021, GRDP bình quân đầu người đã tăng so với năm 2016 và đạt 7,925 triệu đồng/tháng, cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

18.8

13.2

11.8 12.9

7.6 6.5

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20

2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Đơn vị: Triệu đồng/tháng

Biểu đồ 3.15. GRDP bình quân đầu người của tỉnh Thái Nguyên

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên (2016, 2017, 2018, 2019, 2020, 2021) Tuy nhiên, xét về từng huyện, xã có thể thấy, tỉnh có 9 đơn vị hành chính với trình độ phát triển và đặc điểm kinh tế khác nhau. TP. Thái Nguyên, TP. Sông Công, thị xã Phổ Yên có đặc điểm của đô thị phát triển, là lãnh thổ thống nhất, liên hoàn, không thể chia cắt thành bộ phận riêng lẻ; tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tạo nguồn thu chủ yếu cho NSĐP; cơ sở hạ tầng có tính chất liên hoàn, phức tạp, tạo thành mạng lưới thống nhất, có tính xuyên suốt, đồng bộ. Trong khi đó, 6 huyện còn lại có kinh tế tập trung chủ yếu là nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; cơ cấu kinh tế có tính chất đơn ngành; cơ sở hạ tầng khá đơn giản, chưa có sự liên hoàn và đồng bộ.

Sự khác biệt này đòi hỏi các cơ chế, chính sách phân cấp quản lý ĐTC khác nhau nhằm phù hợp với năng lực của các ĐP. Song tỉnh Thái Nguyên đang áp dụng chung một cơ chế, chính sách phân cấp quản lý ĐTC cho tất cả các đơn vị hành chính – lãnh thổ của tỉnh làm ảnh hưởng đến tính chủ động của các cấp CQĐP. Chẳng hạn như phân cấp NS, các ĐP có nguồn thu lớn hơn nhưng nhiệm vụ chi giống các ĐP còn lại nên các ĐP chưa thật chủ động, năng động, tích cực khai thác nguồn thu để đáp ứng nhiệm vụ chi, trong đó có chi cho ĐTC.

3.3.2.2. Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý đầu tư công

Một trong những yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới phân cấp quản lý ĐTC của tỉnh Thái Nguyên là năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý ĐTC. Đội ngũ cán bộ quản lý ĐTC bao gồm đội ngũ cán bộ quản lý trong bộ máy QLNN về ĐTC và đội ngũ cán bộ quản lý trong bộ máy quản lý chương trình, DA ĐTC. Cán bộ quản lý trong bộ máy QLNN về ĐTC ở cấp tỉnh là các cán bộ quản lý trong các Sở như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính…, ở cấp huyện là Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Kinh tế - Hạ tầng…, ở cấp xã là các bộ phận như bộ phận tài chính – kế toán, bộ phận địa chính – xây dựng… Cán bộ quản lý trong bộ máy quản lý chương trình, DA ĐTC là cán bộ trong các BQLDA. Đội ngũ cán bộ quản lý ĐTC đảm bảo về số lượng, chất lượng là điều kiện để thực hiện các nhiệm vụ quản lý ĐTC theo phân cấp.

5.06 5.675

6.473 6.96 7.392 7.925

3.098

4.458

3.874 4.295 4.230

7.105

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9

2016 2017 2018 2019 2020 2021

Thái Nguyên Cả nước

Về đội ngũ cán bộ quản lý trong bộ máy QLNN về ĐTC:

Đội ngũ cán bộ quản lý ĐTC còn thiếu cả về số lượng và yếu chất lượng.

Chẳng hạn, tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Đấu thầu, thẩm định và giám sát đầu tư chỉ có 5 người, Phòng Tổng hợp và Quy hoạch có 6 người. Tại các phòng của UBND cấp huyện như phòng Tài chính – Kế hoạch chỉ có khoảng 3-4 cán bộ.

Cán bộ chuyên trách được đào tạo đúng chuyên môn nghiệp vụ chưa cao, đa phần đều làm công tác kiêm nhiệm, nhất là cán bộ quản lý ở cấp huyện, xã. Thông qua phỏng vấn, các chuyên gia đã nhận định về tình trạng lập kế hoạch ĐTC được giao cho cán bộ phòng Tài chính – Kế toán trong khi họ không được đào tạo có chuyên môn về xây dựng kế hoạch ĐTC. Mặc dù trong thời gian vừa qua, chính quyền các cấp của tỉnh Thái Nguyên đã quan tâm đến nâng cao chất lượng cán bộ quản lý ĐTC (thông qua việc cử cán bộ quản lý ĐTC tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn) nhưng không thường xuyên. Do đó, công tác tham mưu cho các cấp chính quyền trong ban hành cách chính sách, pháp luật liên quan đến phân cấp quản lý ĐTC của tỉnh cũng như triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát thực hiện phân cấp quản lý ĐTC của tỉnh còn hạn chế.

Về đội ngũ cán bộ quản lý trong bộ máy quản lý chương trình, DA ĐTC:

Theo quy định của Luật Xây dựng 2014, điều kiện thành lập BQLDA chuyên ngành đòi hỏi Giám đốc và những người phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề phù hợp. Tuy nhiên, trong quá trình thanh tra BQLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Thái Nguyên, Thanh tra Bộ xây dựng phát hiện 10 cán bộ thiếu giấy chứng nhận về nghiệp vụ quản lý DA, trong đó có giám đốc, phó giám đốc Ban quản lý DA và một số cán bộ làm công tác quản lý DA.

Đối với những cơ quan, tổ chức tự làm CĐT quản lý DA ĐTC thì phần lớn cán bộ quản lý không có chuyên môn quản lý đầu tư xây dựng. Điển hình bệnh viện tự làm CĐT nhưng cán bộ quản lý DA lại là các bác sỹ, không thường xuyên thực hiện nhiệm vụ của cán bộ quản lý DA nên gặp khó khăn trong quản lý DA ĐTC.

Năng lực đội ngũ cán bộ trong bộ máy quản lý chương trình, DA ĐTC chưa đáp ứng yêu cầu dẫn đến quản lý chương trình, DA ĐTC còn chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ, chất lượng, chi phí. Dẫn đến ảnh hưởng tới tính hiệu quả của phân cấp quản lý ĐTC của tỉnh Thái Nguyên.

3.3.2.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện phân cấp quản lý đầu tư công

Ứng dụng công nghệ thông tin có vai trò quan trọng trong triển khai thực hiện phân cấp quản lý ĐTC. Ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng kế hoạch ĐTC, đấu thầu, quản lý tiến độ giúp các cấp CQĐP quản lý danh mục DA ĐTC, bố trí vốn ĐTC cũng như công khai, minh bạch trong đấu thầu…

Trong thời gian qua, công nghệ thông tin bước đầu được áp dụng phổ biến trong triển khai thực hiện phân cấp quản lý ĐTC của tỉnh Thái Nguyên. Trong công tác xây

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) phân cấp quản lý đầu tư công của tỉnh thái nguyên (Trang 118 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(214 trang)