CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CÔNG CỦA TỈNH THÁI NGUYÊN
4.3. Đề xuất giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý đầu tư công của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
4.3.3. Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát thực hiện phân cấp quản lý đầu tư công của tỉnh Thái Nguyên
Cơ sở hình thành giải pháp:
Trong thời gian qua, các cấp chính quyền của tỉnh Thái Nguyên đã triển khai kiểm tra, giám sát thực hiện phân cấp quản lý ĐTC theo đúng quy định. Theo kết quả tổng kết ma trận Kano – IPA, các kết luận kiểm tra, giám sát được thực hành nghiêm túc là yếu tố cần tiếp tục được duy trì và giữ vững. Tuy nhiên, hoạt động kiểm tra, giám sát thực hiện phân cấp quản lý ĐTC của các cấp chính quyền còn hình thức dẫn đến chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Theo kết quả tổng kết ma trận Kano – IPA, giám sát thực hiện phân cấp quản lý ĐTC của cộng đồng được thực hiện rộng rãi, đúng quy định của Nhà nước là yếu tố cần phải tập trung cải thiện. Nguyên nhân của tình trạng trên có thể kể đến như hoạt động của các cơ quan dân cử như HĐND chưa cao, cơ chế kiểm tra, giám sát còn hạn chế, năng lực của đội ngũ cán bộ kiểm tra, giám sát còn lỏng lẻo…
Nội dung giải pháp:
Trong thời gian tới, để thực hiện kiểm tra, giám sát thực hiện ĐTC đạt hiệu lực, hiệu quả cao, chính quyền các của tỉnh Thái Nguyên tiến hành các giải pháp để hoàn thiện hơn nữa. Cụ thể:
Thứ nhất, xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát thực hiện phân cấp quản lý ĐTC.
Kiểm tra, giám sát thực hiện phân cấp quản lý ĐTC cần phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, kịp thời với hình thức kiểm tra, giám sát đa dạng như thông qua xem xét các báo cáo và kết hợp kiểm tra thực tế tại hiện trường khi cần thiết, tổ chức hội nghị giao ban… Tuy nhiên, nếu không có kế hoạch cụ thể thì dễ dẫn đến tình trạng chồng chéo, gây phiền hà, ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện DA. Do đó, các cấp, các ngành chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát của mình và thông báo cho các bên liên quan cùng phối hợp thực hiện. Quá trình xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát cần có sự tham gia của các cơ quan cấp trên và cấp dưới. Trong kế hoạch kiểm tra, giám sát phân công rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, nội dung kiểm tra, giám sát cho từng đơn vị, cá nhân cũng như thời gian tổ chức hoạt động kiểm tra, giám sát và thời hạn hoàn thành; thời hạn tổng hợp báo cáo kết quả.
Thứ hai, xây dựng và công khai các tiêu chí và chỉ số cụ thể nhằm đánh giá DA ĐTC.
Đánh giá DA ĐTC có vai trò quan trọng bởi nếu thực hiện đánh giá tốt thì mới biết mức độ đạt được mục tiêu, yêu cầu mà DA đề ra. Việc đánh giá DA ĐTC
phải được thực hiện trên các khía cạnh như đánh giá hiệu quả tổng hợp, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, đánh giá tác động đến môi trường, đánh giá hiệu quả đầu tư, tác động của DA tại hiện tại và trong tương lai, đánh giá tất cả các DA, chứ không loại trừ các DA nhóm C như hiện nay đang làm. Để đánh giá DA ĐTC đạt hiệu quả, khách quan, trung thực thì xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá DA ĐTC là hết sức cần thiết. Một số tiêu chí đánh giá DA ĐTC cần phải được quan tâm như chi phí, tiến độ thực hiện, hiệu quả, chất lượng dịch vụ của DA sau khi hoàn thành… Tuy nhiên, để có thể đánh giá được theo các tiêu chí nói trên đòi hỏi các cấp CQĐP phảu xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về các DA ĐTC và luôn cập nhật kịp thời hệ thống cơ sở dữ liệu đó.
Thứ ba, tăng cường giám sát của HĐND các cấp của tỉnh Thái Nguyên.
Một trong những hạn chế lớn trong kiểm tra, giám sát thực hiện phân cấp quản ĐTC của tỉnh đó là giám sát của HĐND chưa đảm bảo yêu cầu. Nhằm nâng cao vai trò giám sát của HĐND các cấp, trong thời gian tới, hoạt động giám sát của HĐND tập trung vào việc tổ chức đoàn giám sát, xây dựng chương trình, kế hoạch và triển khai. Trường hợp cần thiết có thể mời chuyên gia tham gia đoàn giám sát hoặc tranh thủ ý kiến của những người có am hiểu sâu, rộng lĩnh vực giám sát để nâng cao chất lượng giám sát.
Đồng thời, cơ cấu số lượng đại biểu HĐND hợp lý theo hướng giảm số lượng đại biểu kiêm nhiệm và tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách. Việc làm này vừa tạo điều kiện để đại biểu HĐND toàn tâm, toàn ý tập trung cho nhiệm vụ của người đại biểu, vừa là giải pháp để khắc phục có hiệu quả tình trạng e ngại, nể nang trong thực hiện chức năng giám sát ĐTC, đặc biệt là giám sát tại kỳ họp thông qua việc chất vấn và xem xét việc trả lời chất vấn của lãnh đạo UBND và người đứng đầu các cơ quan chuyên môn của UBND các cấp.
Thứ tư, quan tâm thực hiện hoạt động giám sát cộng đồng.
Trong thời gian qua, công tác giám sát của cộng đồng được các cấp quan tâm triển khai. Qua đó kịp thời phản ánh với cơ quan chức năng để chấn chỉnh khắc phục những thiếu sót, lãng phí, sai phạm của một số CĐT, góp phần đảm bảo chất lượng các công trình tại ĐP. Tuy nhiên, việc giám sát của cộng đồng của tỉnh Thái Nguyên còn hình thức, hiệu quả không cao, thành phần Ban giám sát chưa đảm bảo hiệu quả, chủ yếu vẫn là những người giữ các chức danh trong hội chính trị - xã hội ở cơ sở và chưa huy động được ngũ chuyên gia tham gia giám sát. Theo kết quả tổng kết ma trận Kano – IPA, giám sát ĐTC của cộng đồng được thực hiện rộng rãi, đúng quy định của Nhà nước là yếu tố cần phải tập trung cải thiện. Do đó, để thực sự phát huy hiệu quả hoạt động giám sát cộng đồng, giống như nhiều ĐP khác trong cả nước, CQĐP tỉnh Thái Nguyên cần quan tâm đến việc thành lập các Ban giám sát trên tinh thần huy động các chuyên gia có trình độ chuyên môn về ĐTC và các thành viên có khả năng bố trí thời gian để thực hiện nghiên cứu báo cáo cũng như
kiểm tra, giám sát tại hiện trường. Đồng thời, sau khi thành lập Ban giám sát thì cần phải xây dựng chương trình hoạt động của Ban này, tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho Ban giám sát hoạt động và các cấp CQĐP cần kịp thời xử lý những phát hiện, kiến nghị của Ban giám sát cộng đồng.
Trong thời gian tới, chính quyền các cấp chú trọng thực hiện các biện pháp công khai, minh bạch thông tin về các DA ĐTC, các quyết định liên quan đến DA ĐTC cần được công khai trong các cuộc họp và trên trên các phương tiện thông tin truyền thông đại chúng để người dân và các tổ chức xã hội dân sự có thể xem xét và phản biện. Các thông tin cần công bố công khai bao gồm: Tên DA và vị trí xây dựng, quy mô công trình, nguồn vốn và tổng mức đầu tư; CĐT, Ban quản lý DA;
Danh sách nhà thầu Tư vấn, Nhà thầu xây lắp; Phạm vi thi công gói thầu, DA; Thời gian khởi công, hoàn thành; Địa chỉ, điện thoại liên hệ của các đơn vị tham gia DA để người dân và các cơ quan, tổ chức biết và tham gia giám sát. Chính quyền các cấp và các Sở, ban ngành đảm bảo công khai, minh bạch trong công tác đấu thầu, thực hiện nghiêm túc việc cung cấp các thông tin về đấu thầu để đăng tải trên tờ báo về đấu thầu và trang thông tin điện tử về đấu thầu của cơ quan QLNN về đấu thầu, có thể đăng trên các phương tiện thông tin đại chúng khác để tạo thuận tiện trong việc tiếp cận của các tổ chức và cá nhân quan tâm. Thời hạn cung cấp thông tin và các nội dung liên quan khác theo quy định hiện hành về đấu thầu. Đồng thời, các cấp cơ sở, các CĐT cũng cần cung cấp cho người dân các số liệu so sánh các DA của các năm trước đó.
Thứ năm, phát hiện, xử lý nghiêm, kịp thời, thỏa đáng các sai phạm được phát hiện qua quá trình kiểm tra, giám sát.
Các kiến nghị được giải quyết kịp thời, nghiêm túc và thông báo công khai đối với đơn vị, cá nhân có kiến nghị và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan để có căn cứ thực hiện giám sát việc thực hiện các kiến nghị, thông qua đó nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác giám sát, góp phần tăng cường công tác phân cấp quản lý ĐTC của tỉnh. Trong quá trình kiểm tra, giám sát, đặc biệt chú trọng đến những sai phạm liên quan đến thời gian thực hiện công trình DA, chất lượng của DA ô nhiễm môi trường để không ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh khu vực công trình, DA ĐTC. Theo kết quả tổng kết ma trận Kano – IPA, thời gian thực hiện công trình, DA đúng tiến độ; các công trình, DA ĐTC xuống cấp nhanh với khoảng 50% số DA được đưa vào khai thác; trong quá trình thực hiện, công trình, DA gây ô nhiễm môi trường; sau khi hoàn thành và đưa vào vận hành, công trình, DA còn gây ô nhiễm môi trường là yếu tố cần tập trung cải thiện. Một trong những biện pháp cải thiện các vấn đề nói trên là chính quyền các cấp thực hiện thường xuyên kiểm tra, giám sát để phát hiện sai phạm. Sau khi phát hiện các sai phạm phải xử lý nghiêm, kịp thời.