Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.3. Trò chơi kĩ thuật
5888 Theo Từ điển tiếng Việt, có thể hiểu kĩ thuật theo 2 nghĩa [45;
tr.501]: + “Kĩ thuật là những kinh nghiệm và thủ thuật của một dạng hoạt động
nào đó”.
23 “Kĩ thuật là các phương tiện kĩ thuật sản xuất được tạo ra để thực hiện quá trình sản xuất và phục vụ các nhu cầu khác của xã hội”.
- Theo Từ điển Kĩ thuật - Công nghệ, cũng có thể hiểu kĩ thuật theo 2 nghĩa [38; tr.351]:
24 “Kĩ thuật là những kinh nghiệm và thủ thuật của một dạng hoạt động
nào đó”.
25 “Kĩ thuật là tập hợp các tư liệu và phương tiện hoạt động của con người được tạo ra để thực hiện quá trình sản xuất và phục vụ các nhu cầu khác của xã hội”.
- Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Kĩ thuật là kinh nghiệm, kĩ
năng, các thao tác, các cơ cấu, các máy móc, các hệ thống, các phương pháp và phương tiện quản lí, khai thác, bảo vệ, xử lí vật chất, năng lượng và thông
của xã hội. Kĩ thuật còn bao hàm tất cả những kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm
của một dạng hoạt động bất kì như kĩ thuật múa, ca hát, viết văn, hội họa, thể dục, thể thao và kĩ thuật sản xuất v.v...” [60; tr.550].
5888 Theo từ điển Bách khoa Britannica, quyển 1: Kĩ thuật là “Nghệ thuật chuyên nghiệp áp dụng khoa học vào sự biến đổi tối ưu các tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho sự sử dụng của loài người. Về cơ bản kĩ thuật dựa trên vật lí học, hóa học, toán học và những mở rộng của chúng thành khoa học vật liệu, cơ học chất rắn và chất lưu, nhiệt động lực học, các quá trình chuyển, các quá trình động và các phân tích hệ thống” [61; tr.1509].
Như vậy, kĩ thuật có thể được hiểu như là phương pháp, cách thức làm việc, hoặc kĩ thuật được hiểu như là phương tiện, thiết bị kĩ thuật, lĩnh vực kĩ thuật. Ngoài ra, kĩ thuật còn được hiểu như là sự vận dụng các thành tựu của toán và khoa học tự nhiên vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống. Kết quả của các nghiên cứu kĩ thuật tạo ra các sản phẩm, công nghệ mới.
Trong khuôn khổ của luận án, kĩ thuật được hiểu theo nghĩa: “Kĩ thuật là kinh nghiệm, kĩ năng, các thao tác, các cơ cấu, các máy móc, các hệ thống, các phương pháp và phương tiện quản lí, khai thác, bảo vệ, xử lí vật chất, năng lượng và thông tin, được xây dựng nhằm mục đích sản xuất và phục vụ các nhu cầu trực tiếp của xã hội”.
1.2.3.2. Trò chơi kĩ thuật
Bất cứ một trò chơi nào cũng có quy định về cách chơi và phương pháp để thực hiện trò chơi, còn gọi là kĩ thuật chơi. Ở đây đề cập tới “trò chơi kĩ thuật” không nhằm để chỉ trò chơi cần có kĩ thuật chơi mà là các trò chơi trong lĩnh vực kĩ thuật, có nội dung liên quan đến khoa học công nghệ, khoa học kĩ thuật.
Kết hợp khái niệm trò chơi và khái niệm kĩ thuật, có thể hiểu: Trò chơi kĩ thuật là một loại trò chơi mà nội dung, tính chất của hoạt động chơi có liên quan
hoặc thuộc về lĩnh vực kĩ thuật. Trò chơi kĩ thuật đòi hỏi luật chơi phải tuân theo những nguyên tắc, quy định chặt chẽ của hoạt động khoa học, kĩ thuật.
1.2.3.3. Trò chơi kĩ thuật trong dạy học
Trò chơi kĩ thuật (TCKT) là một loại trò chơi có thể sử dụng trong nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau với những mục đích khác nhau như học tập, giải trí, sáng tạo,... Trong dạy học, TCKT có thể được sử dụng khi dạ y học các môn học, nội dung khác nhau như toán học, vật lí, lịch sử, địa lí,...
nhưng phù hợp nhất, phát huy được vai trò của trò chơi nhiều nhất khi sử dụng chúng trong dạy học các môn học, nội dung về lĩnh vực kĩ thuật.
Trong dạy học kĩ thuật, mà cụ thể là trong dạy học môn Công nghệ ở phổ thông, các nội dung về trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng kĩ thuật và công nghệ được trình bày một cách xuyên suốt và có hệ thống. Môn Công nghệ, phần công nghiệp ở trung học phổ thông gồm có những nội dung chủ yếu về vẽ kĩ thuật, cơ khí, động cơ đốt trong, kĩ thuật điện và điện tử, là những nội dung thuộc về lĩnh vực kĩ thuật. Sử dụng TCKT trong dạy học môn Công nghệ sẽ phát huy được vai trò của TCKT trong dạy học rất hiệu quả.
Vì vậy có thể hiểu: “Trò chơi kĩ thuật trong dạy học là một loại trò chơi dạy học mà nội dung, tính chất của hoạt động chơi bám sát nội dung các môn học kĩ thuật. Mục đích của trò chơi kĩ thuật trong dạy học là giúp người chơi rèn luyện nắm vững và nâng cao kiến thức, phát triển tư duy; đồng thời rèn luyện cho người chơi cả về phẩm chất như lòng kiên trì, sự tự tin, kĩ năng làm việc nhóm và tốc độ xử lí tình huống học tập”.
Có thể thấy rằng, trò chơi kĩ thuật trong dạy học thuộc về trò chơi dạy học nhưng có nội dung về kĩ thuật và công nghệ; nếu xét về nội dung dạy học các môn học trong chương trình giáo dục phổ thông thì trò chơi kĩ thuật trong dạy học có các nội dung chủ yếu thuộc về môn Công nghệ. Tuy vậy, để phân biệt, trong khuôn khổ luận án này khái niệm trò chơi kĩ thuật trong dạy học
được hiểu là các trò chơi thuộc lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ nói chung ở phổ thông còn trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ là dành riêng cho môn Công nghệ.