Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC
1.3. LÍ LUẬN VỀ TRÒ CHƠI DẠY HỌC
1.3.2. Phân loại trò chơi
Trò chơi là một hoạt động phong phú, có thể tiến hành trong nhiều điều kiện, hoàn cảnh, đối tượng khác nhau. Việc phân loại trò chơi cũng có nhiều quan điểm, cách chia khác nhau. Có thể phân chia ra một số loại như sau:
a) Phân loại trò chơi theo cách tiếp cận:
Theo tác giả Đặng Thành Hưng, có thể phân loại trò chơi theo một số cách tiếp cận sau [29]:
* Theo tiếp cận văn hoá, có các loại:
5888 Những trò chơi nhại lại hay phóng tác: Đó là sự trừu tượng hoá và tái tạo một mảng hiện thực dưới hình thức chơi, với những đối tượng, quá trình, quan hệ và tình huống mô phỏng nhưng phản ánh nhu cầu giải quyết vấn đề, nhận thức, đánh giá, tạo dựng cái gì đó thiết thực trong cuộc sống của con người.
5889 Những trò chơi sáng tạo hay kiến tạo: Đó là tổ hợp những hoạt động được tiến hành theo những luật, quy tắc, phần thưởng hay phần thắng và mục đích chơi mới được đặt ra một cách chủ động, không phụ thuộc vào những tiền lệ một cách trực tiếp. Kiểu trò chơi này có thể gồm một vài yếu tổ đơn lẻ mang tính chất phóng tác, nhưng chúng không giữ vai trò quan trọng trong mục đích, luật và quy tắc chơi.
5890 Những trò chơi nửa phóng tác nửa sáng tạo: Đó là những hoạt động và mục đích và phần thưởng hay giải thưởng thường phỏng theo những tiền lệ đã có, tức là phóng tác những thói thường, những các luật lệ, quy tắc của trò chơi lại là những yếu tố mới được đặt ra, không dựa vào tiền lệ nào có sẵn. Và trường hợp ngược lại, trò chơi này gồm các luật lệ, quy tắc phóng tác và những mục đích, cách đặt giải thưởng có tính rất sáng tạo.
* Theo tiếp cận lịch sử, có các loại:
5891 Những trò chơi dân gian, có tính truyền thống: Đó là những trò chơi thường đi kèm với lễ hội, liên hoan và sinh hoạt cộng đồng truyền thống (múa lân, thi nấu cơm trên thuyền, chơi trốn tìm, thi vật v.v....), chúng thường có hình thức đặc trưng của văn hoá dân tộc và có nội dung nghiêng về giải trí, tiêu khiển, thư giãn, vui vẻ, bồi dưỡng đời sống tinh thần của con người.
5892 Những trò chơi hiện đại, có tính chất công nghệ và văn minh phổ
biến: Đó là những trò chơi được xây dựng và tổ chức theo phong cách hiện đại, có sự tham gia của các yếu tố quản lí, công nghệ, nghệ thuật, sư phạm, tâm lí và các khoa học khác, với nội dung phản ánh các hoạt động, quan hệ, quá trình và tình huống xã hội hiện đại. Ví dụ: Trò chơi xây dựng hay lắp ráp
các cấu kiện, mô hình kĩ thuật, trò chơi điện tử như lái xe, bắn súng, các môn thi đấu thể thao mới xuất hiện,... Chúng thường phổ biến ở nhiều nền văn hoá khác nhau và có nội dung nghiêng về phản ánh hiện thực đương đại.
* Theo tiếp cận tâm lí, có các loại:
Những trò chơi thi đấu, có tính chất tranh đua để giành thành tích tốt nhất hoặc vượt qua thử thách một cách xuất sắc nhất: Đó là những trò chơi có tập hợp quy tắc, luật lệ chặt chẽ nhằm định rõ mục đích, kết quả, hoặc yêu cầu về thành tích phải vượt qua, buộc những người tham gia phải nỗ lực ganh đua với nhau để giành thành tích cao nhất.
Những trò chơi không thi đấu, không có tính chất thi thố, tranh đua:
Đó là những trò chơi chỉ có mục đích thắng đối thủ, loại đối thủ khỏi cuộc chơi hoặc thắng chính trò chơi, có tính chất thắng thua không quan trọng, mà không có quá trình đánh giá, xem xét và xếp hạng thành tích. Chẳng hạn các trò đánh cờ vây đôi, đánh cờ với máy tính điện tử, chọi gà, giải các bài toán vui hay lắp ghép các mô hình kĩ thuật,... là những trò chơi không thi đấu.
* Theo tiếp cận chức năng, có các loại:
Những trò chơi giải trí, tiêu khiển: Đó là kiểu trò chơi có chức năng thư giãn, giải toả bớt những căng thẳng tâm lí do công việc, quan hệ, đời sống lao động và đấu tranh gây ra. Chúng có thể có tính chất thi đấu hoặc không thi đấu, có giải thưởng hay không có giải thưởng... Nói chung, các trò chơi giải trí không nhằm những mục đích hay lợi ích công việc. Ví dụ: Đánh bài, thi hát đối, chơi cờ, chơi đố chữ,... cốt để vui vẻ trong những lúc rỗi rãi, họp mặt bạn bè, hội hè.
Những trò chơi công vụ: Gồm những trò chơi nhằm những mục đích công việc nghiêm túc, trong đó các hoạt động của người tham gia tuy có hình thức là chơi song nội dung và nhiệm vụ phải giải quyết lại là những công việc nhất định. Trò chơi công vụ, luật chơi chỉ là hình thức và chỉ dẫn công việc
phải làm, người tham gia hầu như không thực sự tiến hành hoạt động chơi, mà tiến hành những hoạt động khác.
Những trò chơi dùng sức lực thể chất: Chúng đồng thời có chức năng chủ yếu là cải thiện và phát triển thể chất của người tham gia, về hình thể, sức vóc, sức mạnh cơ thể, khả năng vận động cơ thể, độ khéo léo của chân tay hay tư thế của thân thể, vận động và chức năng của các giác quan....
Những trò chơi trí tuệ: Có tác động chủ yếu đến các chức năng và quá trình tâm lí của con người, cải thiện các yếu tổ tâm trí đồng thời cũng đòi hỏi người tham gia phải huy động và vận dụng các sức mạnh tâm trí của mình để thực hiện những hoạt động cần thiết trong trò chơi.
b) Phân loại trò chơi theo chức năng:
Căn cứ vào chức năng, trò chơi dạy học được chia ra 3 nhóm sau:
* Nhóm 1: Trò chơi phát triển nhận thức.
Đó là loại trò chơi đòi hỏi người tham gia phải sử dụng các năng lực nhận thức, nỗ lực hoạt động nhận thức, thực hiện các hành vi và hành động nhận thức để tiến hành các nhiệm vụ chơi, tuân thủ những yêu cầu và mục đích chơi, qua đó cải thiện và phát triển được khả năng, quá trình và kết quả nhận thức của mình. Trò chơi phát triển nhận thức lại được phân thành một số nhóm nhỏ:
Các trò chơi phát triển cảm giác và tri giác: Ví dụ các trò chơi thi xếp hình, ghép hình theo hình dạng, theo màu sắc; trò chơi nhận dạng các đồ vật, con vật và đối chiếu các sự vật với mẫu, với vật thật, với mô hình, trò chơi phân biệt các sắc thái của màu, phân biệt các bộ phận đồng nhất và khác nhau giữa các sự vật; trò chơi nghe và nhận dạng âm thanh...
Các trò chơi phát triển và rèn luyện trí nhớ: Ví dụ trò chơi kể và tiếp nối các từ đồng nghĩa, các đồ vật, các con vật, các chữ cái ; trò chơi nhắc lại các âm, các nốt nhạc; trò chơi nhận lại các hình sau khi quan sát, nhớ lại dãy số, nhớ lại số lượng hay kích thước của vật....
Các trò chơi phát triển tưởng tượng và tư duy: Ví dụ như chơi cờ; các trò chơi xây dựng, lắp ghép mô hình; các trò chơi có vai (phóng tác), phân vai (theo chủ đề) và đóng kịch; các trò chơi thi giải đố, thi tính toán, thi với các thực nghiệm khoa học; các trò chơi thực hiện những thuật toán như xếp đội hình, giải các bài tập theo chương trình; các trò chơi khoa học vui,...
* Nhóm 2: Trò chơi phát triển các giá trị.
Đó là những trò chơi có nội dung văn hoá, xã hội, trong đó các quan hệ chơi lí tưởng hoá các quan hệ đạo đức, thẩm mĩ, kinh tế, gia đình, xã hội, chính trị, pháp luật, quân sự,... hiện thực và các quy luật hay quy tắc chơi được định hướng vào việc kích thích, khai thác các thái độ, tình cảm tích cực, động viên ý chí và nhu cầu xã hội, khuyến khích sự phát triển các phẩm chất cá nhân của người tham gia. Ví dụ: Các trò chơi phân vai theo các chủ đề, các trò chơi đóng kịch, các trò chơi dân gian có tính chất lễ hội như: thi nấu cơm, thi kéo co, thi nhảy múa, thi đọc thơ, thi làm thơ; các trò chơi phóng tác những nghề nghiệp hay quan hệ xã hội,... Chúng là môi trường giao tiếp và chia sẻ kinh nghiệm sống, giúp trẻ học và rèn luyện những kĩ năng xã hội, kĩ năng cộng tác v.v…
Một số trò chơi đòi hỏi khả năng đánh giá sự vật hay hành vi, hành động, tính cách con người, khả năng giải đáp những tình huống khác nhau.
* Nhóm thứ 3: Trò chơi phát triển vận động.
Các trò chơi phát triển vận động là loại trò chơi có vi phạm rộng hơn.
Trò chơi vận động trực tiếp đòi hỏi các vận động phải tuân theo luật hay quy tắc và nội dung chơi chủ yếu là vận động. Nó đương nhiên có chức năng phát triển vận động. Còn có trò chơi phát triển vận động vừa gồm các trò chơi vận động vừa gồm những trò chơi khác. Trò chơi phát triển vận động có hai loại:
Hầu hết các trò chơi thể thao như chơi bóng, đá cầu, mang vác, leo trèo, chạy nhảy, nhảy dây, đuổi bắt, xếp hình bằng đội ngũ...
Các trò chơi phóng tác có nội dung quân sự, lao động, dịch vụ đòi hỏi phải vận động thể chất và di chuyển cơ thể.
Chức năng của cá nhân ngày càng phát triển phân hoá theo sự tăng dần của lứa tuổi và thể hiện cụ thể trong các lĩnh vực hành vi, hoạt động quan hệ thực hiện của con người. Dạy học chính là dạy người ta lĩnh hội các phương thức hành vi, hoạt động và quan hệ, hay như chúng ta quen gọi là các mặt giáo dục và phát triển của trẻ em. Các lĩnh vực hay các mặt này là tầng phát triển cụ thể hơn tầng chức năng, có nội dung bộ môn hay chuyên biệt, có tính chất ngành. Nếu như các hành vi và hoạt động có cơ cấu ngành (lĩnh vực) thì bản thân cơ cấu đó gợi ý cho ta phân loại và xác định các nhóm trò chơi dạy học theo nguyên tắc ngành. Điều đó còn có nghĩa nếu cơ cấu ngành thay đổi theo lứa tuổi HS, thì hệ thống trò chơi phải thay đổi [42; tr.411 - 415].
c) Phân loại trò chơi theo cách thức tiến hành:
* Trò chơi đồng thời
Trò chơi đồng thời là những loại trò chơi trong đó những người tham gia chơi thực hiện hoạt động chơi cùng lúc, hoạt động chơi của người chơi này có thể không bị người chơi khác nhìn thấy. Trong loại trò chơi này người chơi phân tích ý đồ chơi của những ng ười khác để vạch ra các bước đi của mình. Theo Fiona Carmichael, các ví dụ cụ thể về trò chơi này gồm trò chơi trốn tìm, trò chơi giữa những ông chủ quán rượu và trò chơi đá phạt đền. Trò chơi trốn tìm là trò chơi với những bước đi được che giấu, hai trò chơi sau là những trò chơi với những bước đi đồng thời [19].
* Trò chơi tuần tự
Trong trò chơi tuần tự, những người chơi thực hiện các bước đi theo một trật tự xác định. Người chơi đầu tiên sẽ đi bước trước và những người còn lại thấy bước đi của người đó v à đi đáp trả lại. Có thể thấy rằng ví dụ rõ nét nhất về trò chơi này là trò chơi cờ hoặc người bán nhà và người mua nhà đưa ra một loạt mặc cả.
* Trò chơi hợp tác
Trò chơi hợp tác là trò chơi mà tất cả những người chơi hoặc nhóm người chơi trong một đội đư ợc phép hoặc phải giao tiếp, thỏa thuận và hợp tác với nhau. Ví dụ trò chơi bóng đá, bóng chuyền là loại trò chơi hợp tác.
* Trò chơi không hợp tác
Trò chơi không hợp tác là trò chơi mà những người chơi hoạt động độc lập, ganh đua, thậm chí đối kháng với nhau. Ví dụ trò chơi bóng bàn, cầu lông loại đánh đơn.
* Trò chơi N người chơi.
Những trò chơi nào có 2 người chơi được gọi là trò chơi 2 người, ví dụ chơi cờ đối kháng 2 người. Những trò chơi có nhiều hơn 2 người chơi được gọi là trò chơi N người chơi. Theo Fiona Carmichael, số lượng người chơi càng lớn thì trò chơi có khả năng càng phức tạp [19].