Sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn công nghệ ở trường trung học phổ thông (Trang 55 - 59)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC

1.4. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.4.4. Sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ

Để việc sử dụng TCKT đạt mục đích, hiệu quả như mong muốn, người GV phải chú ý làm tốt tất cả các khâu từ xây dựng hoặc lựa chọn và chỉnh sửa

trò chơi đến cách thức sử dụng chúng trong quá trình dạy học. Việc lạm dụng trò chơi đôi khi gây phản tác dụng của trò chơi, khiến HS mất tập trung vào nội dung chính cần học tập, rèn luyện. Vì vậy, bước chuẩn bị trò chơi trong dạy học cần được thực hiện cẩn thận, có cân nhắc, trù liệu sao cho đảm bảo tính hấp dẫn, khả thi và hiệu quả.

TCKT rất đa dạng, thời điểm sử dụng cũng không chịu sự ràng buộc chặt chẽ nên mỗi trò chơi có thể sử dụng theo những cách khác nhau. Tuy vậy, một cách khái quát, việc sử dụng TCKT trong dạy học vẫn thường được tiến hành gồm 3 bước như sau:

* Bước 1: Chuẩn bị

Lựa chọn hoặc xây dựng trò chơi. Khi chuẩn bị bài lên lớp, căn cứ vào nội dung bài dạy và những trò chơi đã có sẵn thuộc nội dung của bài, GV lựa chọn trò chơi phù hợp để có thể sử dụng khi dạy học. Trong trường hợp không có sẵn trò chơi, GV có thể căn cứ vào mục tiêu, nội dung của bài để xây dựng trò chơi phù hợp. Cách xây dựng, xây dựng TCKT dựa theo quy trình như đã trình bày trong tiểu mục 1.4.3.

Phân tích trò chơi. Đây là công việc xem xét, dự kiến trò chơi này nhằm mục đích gì, có thể sử dụng vào lúc nào, điều kiện để tổ chức chơi trên lớp đã đảm bảo chưa; khi chơi có cần hỗ trợ gì không,… Đặc biệt, sự phân tích còn nhằm xem trò chơi này hỗ trợ, phục vụ cho việc học tập của HS như thế nào.

Khi phân tích trò chơi cần chú ý tới những đặc điểm về kĩ thuật và công nghệ của trò chơi như: các khái niệm và thuật ngữ kĩ thuật, các kết cấu về cơ khí, các sơ đồ mạch điện và điện tử, các quá trình kĩ thuật, các thao tác kĩ thuật,...

Soạn bài. Khi soạn bài, GV cần dự kiến thời điểm đưa ra trò chơi, dự kiến HS có thể sẽ gặp những khó khăn gì trong quá trình chơi, GV có thể phải gợi ý những điểm nào; có cần chuẩn bị những phương tiện hỗ trợ nào không, nếu có thì sẽ sử dụng như thế nào v.v…

Chuẩn bị phương tiện hỗ trợ (nếu cần). Căn cứ theo dự kiến khi soạn giáo án, GV chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện hỗ trợ cho quá trình tổ chức hoạt động chơi. Đối với TCKT, đôi khi phương tiện hỗ trợ sẽ quyết định đến thành bại của việc tổ chức trò chơi.

* Bước 2: Tổ chức hoạt động chơi

Công bố trò chơi. Căn cứ nội dung dạy học và bối cảnh cụ thể, GV công bố trò chơi; giới thiệu tên trò chơi; phổ biến thể lệ, quy định của trò chơi; tuyên bố thưởng phạt của trò chơi và giao phương tiện, thiết bị phục vụ trò chơi. Việc tạo hứng thú cho HS phụ thuộc vào nghệ thuật công bố trò chơi của GV. Nếu không làm tốt khâu này, HS có thể không hứng thú, không hiểu thể lệ của trò chơi, dễ phạm luật, thất bại dẫn đến chán nản, buông xuôi.

Tổ chức hoạt động chơi. Tùy vào độ khó của trò chơi, trình độ của HS và bối cảnh cụ thể mà GV có những gợi ý, hỗ trợ, hướng dẫn phù hợp, kịp thời. Sự gợi ý, hướng dẫn đảm bảo vừa đủ để HS huy động tối đa vốn kiến thức, tích cực suy nghĩ, tìm cách lập luận logic để giải quyết; đồng thời tránh được sự bi quan, chán nản khi bị rơi vào tình trạng bế tắc. Đây cũng chính là điều kiện để GV thể hiện được nghệ thuật dạy học của mình.

- Kết thúc: đánh giá kết quả, nhận xét. Bên cạnh đánh giá, nhận xét về tinh thần, thái độ, trình độ giải quyết vấn đề của HS, GV cần giúp HS rút ra được những bổ ích gì về kiến thức, kĩ năng và phương pháp giải quyết vấn đề.

* Bước 3: Rút kinh nghiệm

Đánh giá kết quả công việc đã tiến hành. Công việc này được tiến hành sau giờ lên lớp, GV kiểm nghiệm xem lại tất cả các khâu từ việc chọn hoặc xây dựng trò chơi, chuẩn bị giáo án cho tới việc tổ chức HS tham gia trò chơi và cả kết quả mang lại cho HS sau khi chơi v.v…

Sau khi xem xét tất cả các công việc đã thực hiện, những điều cần điều chỉnh, GV tiến hành điều chỉnh nội dung trò chơi, phương tiện hỗ trợ và

quá trình sử dụng trò chơi (nếu thấy cần). Cuối cùng là xem xét những gì cần rút kinh nghiệm cho lần sử dụng sau.

Có thể tóm tắt quy trình sử dụng TCKT trong giờ học trên lớp qua sơ đồ trên hình 1.2.

Bước 1: Chuẩn bị Lựa chọn hoặc xây dựng trò chơi.

Phân tích trò chơi.

Soạn bài và chuẩn bị phương tiện hỗ trợ cần thiết.

Bước 2: Tổ chức hoạt động chơi Công bố trò chơi, phổ biến thể lệ, quy định của trò chơi

Tổ chức hoạt động chơi.

Kết thúc: đánh giá kết quả, nhận xét.

Bước 3: Rút kinh nghiệm Đánh giá kết quả công việc đã tiến hành.

Điều chỉnh nội dung, phương tiện hỗ trợ và quá trình sử dụng trò chơi (nếu cần).

Hình 1.2. Quy trình sử dụng trò chơi kĩ thuật trong giờ học trên lớp.

1.4.4.2. Sử dụng trò chơi kĩ thuật ngoài giờ học trên lớp

Cũng như các loại trò chơi trong nhà trường khác, TCKT cũng có loại được sử dụng ngoài giờ lên lớp. Mục đích chủ yếu của loại trò chơi này là ngoài tạo hứng thú học tập môn Công nghệ, trò chơi còn nhằm giúp HS vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề thực tiễn. Loại hình chủ yếu của loại trò chơi này là dưới dạng đề tài, dự án kĩ thuật. Các cuộc thi robocon, thi khoa học kĩ thuật, thi theo chủ đề giáo dục STEM,... th uộc loại trò chơi

này. Do mục đích, tính chất và quy mô của trò chơi loại này nên các TCKT ngoài giờ lên lớp có những đặc thù riêng của nó. Việc xây dựng trò chơi, tổ chức hướng dẫn chơi, thưởng phạt của trò chơi cũng có những điểm khác biệt đáng kể.

Đề tài này chỉ đề cập tới việc xây dựng và sử dụng TCKT dùng trong dạy học trên lớp.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn công nghệ ở trường trung học phổ thông (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w