Chương 3. KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ
3.3. KIỂM NGHIỆM BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM126 1. Nội dung và tiến trình thực nghiệm
3.3.2. Kết quả thực nghiệm
Kết quả thực nghiệm sư phạm được đánh giá ở cả 2 mặt định tính và định lượng.
3.3.2.1. Đánh giá định tính
Tổng hợp kết quả thu được qua dự giờ ở lớp TN và ĐC, qua trao đổi với GV dạy thực nghiệm và với HS lớp TN, qua phân tích bài kiểm tra của lớp TN, có thể rút ra một số nhận định sau:
Giờ giảng ở lớp ĐC: mặc dù được chuẩn bị kĩ và đảm bảo chất lượng tốt nhưng do dạy theo phương pháp thông thường nên kết quả thu
được chưa cao, chưa phát huy được khả năng tư duy độc lập, sáng tạo, logic
của HS, chưa phát huy được tốt sự tương tác giữa GV và HS, chưa tạo được hứng thú trong giờ học để HS tiếp thu và khắc sâu kiến thức một cách nhanh và vững chắc.
Giờ giảng ở lớp TN: GV giảng dạy bình thường nhưng có sử dụng TCKT, có tổ chức, hướng dẫn HS tham gia trò chơi nhằm liên hệ kiến thức với nội dung của giờ học. Nhờ sự hấp dẫn của các trò chơi và sự hỗ trợ thích hợp của GV trong quá trình dẫn dắt trò chơi, HS rất hứng thú và say sưa học tập. GV lựa chọn và đưa ra trò chơi phù hợp với HS và nội dung bài giảng, HS tham gia trò chơi một cách hứng thú và thông quá đó hình thành và khắc sâu kiến thức một cách nhanh và vững chắc hơn.
Quan sát trong quá trình dự giờ kết hợp với trao đổi phỏng vấn HS ở lớp TN cho thấy ban đầu HS còn khá lúng túng và ngại ngùng với phương pháp dạy học có sử dụng TCKT. Tuy nhiên, sau vài lần được GV khích lệ, hướng dẫn cách thức tham gia trò chơi thì HS cũng bắt đầu thích thú và tham gia trò chơi một cách nhiệt tình.
Cũng qua quan sát và phỏng vấn cho thấy khi sử dụng TCKT trong dạy học một cách phù hợp, HS sẽ hiểu và ghi nhớ bài tốt hơn do tự mình tìm ra kiến thức, ôn lại kiến thức, liên hệ kiến thức với thực tế thông qua trò chơi.
Phần lớn HS cảm thấy hứng thú với các trò chơi, không khí lớp học sôi nổi hơn do được làm việc nhóm để trao đổi với nhau, các trò chơi có tính thi đua nên khích lệ các em tham gia để đạt kết quả tốt…
Nhìn chung, so với lớp ĐC thì HS ở lớp TN đã thu được một số kết quả sau: + Có khả năng đọc hiểu tài liệu và tóm tắt kiến thức một cách logic, khoa học. Có khả năng tư duy nhanh và liên hệ kiến thức với thực tế tốt.
+ Có thái độ học tập tích cực hơn do HS được tham gia vào các trò chơi trong giờ học, không khí lớp học sôi nổi giúp HS hứng thú với bài giảng từ đó tiếp thu và khắc sâu kiến thức bài học.
Đánh giá mặt định tính của các bài kiểm tra ở lớp TN cũng cho thấy rằng:
+ Kết quả bài kiểm tra cho thấy kĩ năng giải quyết vấn đề một cách
logic, khoa học của lớp TN nổi trội hơn so với lớp ĐC. HS ở lớp TN ghi nhớ kiến thức và liên hệ kiến thức tốt hơn so với lớp ĐC do trong quá trình tham gia các trò chơi kiến thức được huy động một cách tối đa. Vì thế, HS tự chủ trong việc tìm ra và lĩnh hội kiến thức, điều đó dẫn đến kết quả học tập ở lớp TN cao hơn.
HS chủ động, tích cực tham gia trong các hoạt động học tập; phát triển được TDKT nhờ quá trình suy nghĩ khi tham gia các trò chơi mà GV đặt ra.
Trong quá trình hướng dẫn HS tham gia trò chơi, GV đưa ra những yêu cầu, nội quy của trò chơi để HS hình dung cách thức chơi. Trong quá trình tham gia trò chơi HS phải tư duy độc lập, tự chủ, cách thức hợp tác trong đội chơi, kết nối các vấn đề liên quan, liên tưởng đến mối liên giữa kiến thức của bài giảng với kiến thức thực tiễn. Đặc biệt là qua kết quả bài kiểm tra kết thúc đợt thực nghiệm đã cho thấy rõ: cùng một câu hỏi đặt ra nhưng những HS ở lớp TN phân tích và lí giải một cách khoa học, thể hiện rõ được sự hiểu biết sâu sắc về vấn đề được đặt ra. Còn HS ở lớp ĐC do học theo phương pháp truyền thống nên đôi khi còn chán nản trong giờ học dẫn đến lơ là và việc tiếp nhận và tìm ra kiến thức còn hạn chế.
Qua xem xét và phân tích các bài kiểm tra của HS lớp TN ở bài kiểm tra cuối đợt cũng cho thấy rõ vai trò của việc sử dụng TCKT trong dạy học giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả quá trình dạy học.
3.2.2.2. Đánh giá định lượng
Kết quả các bài kiểm tra ở lớp TN và lớp ĐC được đánh giá theo phương pháp thống kê toán học, gồm các bước sau:
- Lập bảng thống kê cho lớp TN và ĐC theo mẫu (Bảng 3.4).
Bảng 3.4. Mẫu bảng thống kê kết quả kiểm tra
Lớp N Số bài kiểm tra đạt điểm số Xi ( fi )
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đối chứng Thực nghiệm
Trong đó: N: tổng số bài kiểm tra
Xi: điểm số theo thang điểm 10 fi: số bài kiểm tra đạt điểm số Xi - Tính các tham số đặc trưng thống kê:
* Điểm trung bình cộng : là tham số xác định giá trị trung bình của dãy số thống kê, được xác định theo công thức:
1 )*
(3.1)
=(+)((
* Phương sai ( 1)
1 = 1 )* ( ( − )1 . ( (3.2)
− 1(+)
Độ lệch chuẩn ( ): là đại lượng đánh giá độ phân tán của các dãy số thống kê quanh giá trị trung bình. Độ lệch chuẩn được tính:
* Sai số chuẩn c ủ=
(3.3)
1
a số trung bình (m)
= 78
(3.4)
Hệ số biến thiên (Cv %): Khi hai số trung bình cộng và độ lệch chuẩn khác nhau ta sẽ xét thêm hệ số biến thiên (hệ số biến dị) tính theo công thức:
:% = <7100%
(3.5)
* Tần suất (Wi %)
(% = ?8@ 100%
(3.6)
* Đại lượng thống kê thực nghiệm
CF
B8 = CDEF (3.7)
ĐH
* Đánh giá kết quả thực nghiệm:
Sau khi kết thúc thực nghiệm sư phạm, ở cả hai lớp TN và ĐC cùng được làm 01 bài kiểm tra với tổng số 579 bài kiểm tra (291 bài ở lớp TN và 288 bài ở lớp ĐC).
Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra của hai lớp đối chứng và thực nghiệm Lần Lớp N Số bài kiểm tra đạt điểm số Xi (fi)
kiểm tra 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
1 ĐC 288 0 0 0 0 70 64 83 46 25 0
TN 291 0 0 0 0 0 24 56 125 86 0
Bảng 3.6. Bảng tính toán kết quả kiểm tra lớp đối chứng
− (Xi – fi(Xi - Tần suất Tần suất
Xi fi Xifi Wi (%) hW i (%)
)
2
)
2
ội tụ lùi
0 0 0 -6.625 43.891 0.000 0% 0%
1 0 0 -5.625 31.641 0.000 0% 0%
2 0 0 -4.625 21.391 0.000 0% 0%
3 0 0 -3.625 13.141 0.000 0% 0%
4 0 0 -2.625 6.891 0.000 0% 0%
5 70 350 -1.625 2.641 184.844 24% 24%
6 64 384 -0.625 0.391 25.000 22% 47%
7 83 581 0.375 0.141 11.672 29% 75%
8 46 368 1.375 1.891 86.969 16% 91%
9 25 225 2.375 5.641 141.016 9% 100%
10 0 0 3.375 11.391 0.000 0% 100%
Cộng 288 6.63 449.500
Sau chấm bài, thu được kết quả của 2 lớp TN và ĐC như trong bảng 3.5.
Nhìn vào bảng 3.5 cũng có thể nhận thấy kết quả kiểm tra của lớp TN cao hơn lớp ĐC. Tuy nhiên, để so sánh một cách chính xác, khoa học, cần sử dụng phép toán thống kê. Từ đó, ta có kết quả trên bảng 3.6 đối với lớp ĐC và bảng 3.7 đối với lớp TN.
Bảng 3.7. Bảng tính toán kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm
−
(Xi – fi(Xi - Tần suất Tần suất
Xi fi Xifi h
W i (%)
Wi (%)
)
2
)
2
ội tụ lùi
0 0 0 -7.938 63.014 0.000 0% 0%
1 0 0 -6.938 48.138 0.000 0% 0%
2 0 0 -5.938 35.262 0.000 0% 0%
3 0 0 -4.938 24.385 0.000 0% 0%
4 0 0 -3.938 15.509 0.000 0% 0%
5 0 0 -2.938 8.633 0.000 0% 0%
6 24 144 -1.938 3.756 90.154 8% 8%
7 56 392 -0.938 0.880 49.286 19% 27%
8 125 1000 0.062 0.004 0.478 43% 70%
9 86 774 1.062 1.128 96.968 30% 100%
10 0 0 2.062 4.251 0.000 0% 100%
Cộng 291 7.94 236.887
Bảng 3.8. Kết quả phân tích số liệu thực nghiệm sư phạm qua kiểm tra Thông số Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng
(2) (1)
TBC trọng số 7.94 6.63
Phương sai 0.82 1.57
Độ lệch chuẩn 0.90 1.25
Sai số chuẩn 0.05 0.07
Hệ số biến thiên 11.39% 18.89%
Phân tích kết quả sau lần kiểm tra ở lớp TN và lớp ĐC thu được các kết quả như bảng 3.8.
Đánh giá kết quả:
Kiểm định giả thiết phương sai sử dụng giá trị thống kê F, căn cứ vào hai giả thiết:
H0: phương sai như nhau – không có khác biệt về ý nghĩa H1: phương sai khác nhau – khác biệt về ý nghĩa
Ta thấy tương ứng với lớp ĐC và TN ta có:
Phương sai )1 = 1,57; ; 11 = 0,82
Bậc tự do df1=290 ; df2=287
Mức ý nghĩa thống kê: = 0,05
Giả thuyết là có cùng phương sai. Kiểm định H0: )1= 11 với H1: )1> 11
Tra bảng phân vị Fisher – Snedecor có hệ số fisher là:
Q?R;Q?F;)TU = 1V*;1WX;*,VY = 1,21
CF ).YX
Đại lượng kiểm định thực nghiệm B8 = CRF = *.W1 = 1.91
F
Do B8 > Q?R;Q?F;)TU nên bác bỏ giả thiết H0, thừa nhận giả thiết H1 => H1: phương sai khác nhau – khác biệt về ý nghĩa. Chứng tỏ điểm số
các lớp TN và ĐC phân bố ổn định xung quanh điểm trung bình.
Kiểm định giả thiết về giá trị trung bình điểm số (giữa đối tượng HS lớp TN và ĐC), căn cứ vào hai giả thiết
H0: Không có sự khác biệt về điểm trung bình của đối tượng HS ở lớp TN và ĐC.
H1: Điểm trung bình của đối tượng HS ở lớp TN cao hơn điểm trung bình của đối tượng HS ở lớp ĐC.
Từ kết quả kiểm định phương sai nên giá trị của độ tin cậy về sự khác biệt của số trung bình được xác định theo chỉ tiêu Student, ttt được tính theo công thức:
\\ =
<DET<ĐH T ]DET]ĐH
(3.8)
^DEF
_
^ĐHF
EDE EĐH
Trong đó: B8 và Đa là các kỳ vọng tương ứng với lớp TN và lớp ĐC. Do giả thuyết H0 đúng nên B8 = Đa = 0
Trong khi kết quả tính toán \\ = 347,3 > U = 1,64 nên bác bỏ giả thiết H0 thừa nhận H1. Tức là điểm trung bình của lớp TN cao hơn điểm trung bình của lớp ĐC (với độ tin cậy 95%).
Với kết quả thu được, có thể xây dựng đồ thị tần suất số học sinh đạt điểm Xi (Hình 3.1) và đồ thị tần suất số học sinh đạt điểm Xi trở xuống (Hình 3.2).
Đồ thị tần suất điểm bài kiểm tra
50%
45%
40%
35%
30% Lớp đối
lệ25%
chứng
Tỉ
20% Lớp thực
15% nghiệm
10%
5%
0%
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Điểm
Hình 3.1. Đồ thị tần suất số học sinh đạt điểm Xi
100%
90%
80%
70%
60%
lệ50% Lớp đối
Tỉ chứng
40% Lớp thực
30% nghiệm
20%
10%
0%
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điểm
Hình 3.2. Đồ thị tần suất số học sinh đạt điểm Xi trở xuống
Từ kết quả thực nghiệm, có thể xây dựng biểu đồ so sánh như trên hình 3.3.
7.94 8
6.33 6 5
4 Đối chứng
3 Thực nghiệm
2 1 0
Điểm kiểm tra
Hình 3.3. Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra () sau thực nghiệm sư phạm Dựa vào những số liệu thu được qua quá trình thực nghiệm sư phạm, qua xử lí bằng phương pháp thống kê toán học (thể hiện ở các bảng 3.6, bảng 3.7 và biểu đồ trên hình 3.3), có thể rút ra một số nhận xét về kết quả thực nghiệm như sau:
* Về điểm trung bình cộng các bài kiểm tra ( ):
Điểm trung bình cộng của lớp TN cao hơn lớp ĐC. Điều đó chứng tỏ kết quả học tập của HS ở lớp TN cao hơn lớp ĐC, trình độ lĩnh hội kiến thức và ghi nhớ kiến thức của HS ở lớp TN cũng cao hơn.
* Về phương sai, độ lệch chuẩn:
Độ lệch chuẩn Đa ở lớp ĐC luôn lớn hơn B8 ở lớp TN cho thấy điểm số của lớp TN phân bố gần điểm trung bình cộng hơn lớp ĐC. Điều đó chứng tỏ ở lớp TN có mức độ đồng đều về khả năng hệ thống hoá kiến thức cao hơn so với lớp ĐC.
* Về hệ số biến thiên :%:
lớp TN có hệ số biến thiên :% nhỏ hơn lớp ĐC ở cả hai lần kiểm tra cho thấy sự phân tán kiến thức quanh điểm trung bình cộng của lớp TN
nhỏ hơn lớp ĐC, với :% của lớp TN là 18,89%. Do đó điểm trung bình kiểm tra B8 có độ tin cậy cao.
* Về tỷ lệ điểm khá, điểm giỏi:
Căn cứ vào đồ thị đồ thị tần suất số học sinh đạt điểm Xi (Hình 3.1) và đồ thị tần suất số học sinh đạt điểm Xi trở xuống (Hình 3.2) cho thấy tỷ lệ điểm khá, giỏi ở lớp TN luôn cao hơn lớp ĐC. Từ đó có thể thấy rằng việc sử dụng TCKT trong dạy học đã thu được kết quả là tăng điểm khá, giỏi. Điều đó chứng tỏ năng lực lĩnh hội, khắc sâu kiến thức và khả năng tư duy độc lập, chủ động có tính logic, khoa học của HS ngày càng được nâng lên, góp phần làm cho chất lượng học tập của lớp TN cao hơn. Qua đó cho thấy rõ hiệu quả của việc sử dụng TCKT trong quá trình dạy học Công nghệ ở THPT.
Kết luận chương 3
Từ kết quả kiểm nghiệm các quy trình đã đề xuất và các TCKT đã xây dựng thông qua 2 phương pháp kiểm nghiệm là phương pháp chuyên gia và thực nghiệm sư phạm có thể rút ra một số nhận định sau:
1. Việc sử dụng TCKT trong quá trình dạy học môn Công nghệ ở trường THPT là một hướng đổi mới PPDH, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình dạy học.
Kết quả thực nghiệm sư phạm cho thấy việc sử dụng TCKT vào dạy học môn Công nghệ ở trường THPT là phù hợp, khả thi và hiệu quả, giúp HS có hứng thú học tập hơn, nắm vững kiến thức, phát triển tư duy và kĩ năng giải quyết vấn đề. Qua đó, chất lượng dạy học môn Công nghệ được nâng cao.
Quá trình thực nghiệm sư phạm cũng cho thấy để sử dụng các TCKT đạt hiệu quả thì GV cần phải đầu tư công sức nhiều hơn nữa trong việc phân tích nội dung dạy học, trau dồi nghiệp vụ sư phạm để xây dựng và sử dụng TCKT trong dạy học một cách phù hợp.
Từ kết quả thực nghiệm sư phạm và đặc biệt là từ kết quả kiểm nghiệm bằng phương pháp chuyên gia có thể rút ra nhận định: các quy trình xây dựng, quy trình sử dụng TCKT; những TCKT được xây dựng và những giáo án có sử dụng TCKT được biên soạn là đúng đắn, phù hợp, khả thi.
Tuy số lượng chuyên gia được tham khảo ý kiến chưa nhiều, song kết hợp với kết quả thực nghiệm sư phạm vẫn cho thấy hướng nghiên cứu của đề tài là đúng đắn, giả thuyết khoa học của đề tài đã được chứng minh khá thuyết phục, các đề xuất của đề tài đã được đa số c ác chuyên gia và GV tham gia thực nghiệm ủng hộ và đánh giá cao.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Nghiên cứu lí luận và thực tiễn về các biện pháp sư phạm nhằm tạo hứng thú và tích cực hóa hoạt động học tập của HS, đề tài lựa chọn và tiến hành nghiên cứu xây dựng và sử dụng TCKT trong dạy học môn Công nghệ 11 và Công nghệ 12 ở trường THPT. Từ kết quả quá trình nghiên cứu có thể rút ra một số kết luận như sau:
Vấn đề tích cực hóa học tập và tạo hứng thú cho HS trong dạy học nói chung và dạy học môn Công nghệ 11, 12 ở THPT nói riêng có tầm quan trọng đặc biệt, việc làm này có tác dụng thúc đẩy sự phát triển trí tuệ cho học sinh, kích thích tư duy của các em, nâng cao hứng thú học tập môn Công nghệ.
Trong số những biện pháp dạy học tích cực hóa, sử dụng trò chơi được xem là một trong những kĩ thuật dạy học hiệu quả, nhằm tạo hứng thú nhận thức, thu hút, động viên HS tham gia để nâng cao tính tự chủ và tích cực, tạo cơ hội cho các em thực hành vận dụng những kinh nghiệm, những tri thức đã học,… để góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Công nghệ nói chung và môn Công nghệ 11, 12 nói riêng.
Với nội dung kiến thức có mối liên hệ chặt chẽ, gần gũi với thực tế cuộc sống, nội dung môn Công nghệ 11, 12 tạo điều kiện khá thuận lợi trong việc xây dựng TCKT. Trong quá trình dạy học, nếu GV tích cực nghiên cứu có thể xây dựng được nhiều trò chơi để sử dụng trong các khâu dạy học khác nhau, từ mở bài, nghiên cứu kiến thức đến củng cố, ôn tập kiến thức.
Việc sử dụng TCKT trong dạy học môn Công nghệ 11, 12 có rất nhiều tác dụng bổ ích nhưng không nên lạm dụng. Chỉ nên sử dụng hợp lí, trong thời gian ngắn như khởi động giờ học, giới thiệu một nội dung mới hoặc
để củng cố một vấn đề... Nếu trong giờ học thấy tình trạng HS mệt mỏi cũng
có thể sử dụng trò chơi học tập khác để giúp HS thay đổi trạng thái, lấy lại tinh thần học tập. Việc sử dụng TCKT trong dạy học môn Công nghệ 11, 12 phải sao cho vừa giúp HS thấy thoải mái, vừa phát huy tính tự lực của các em, đồng thời vẫn có những điểm để ghi nhớ kiến thức của bài học thông qua nội dung chơi.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã xây dựng được một số trò chơi và đề xuất cách sử dụng trò chơi trong quá trình dạy học môn Công nghệ 11, 12. Những trình bày ở trên cũng mới chỉ mang tính gợi ý, trong dạy học, GV nên căn cứ vào tình hình cụ thể để chỉnh sửa, xây dựng bổ sung thêm nhiều trò chơi dạy học khác cũng như có phương pháp sử dụng phù hợp.
2. Khuyến nghị
Qua quá trình nghiên cứu, tác giả xin đề xuất một số ý kiến sau:
Sử dụng trò chơi nói chung và TCKT nói riêng trong dạy học mang lại nhiều ích lợi, trong đó vai trò nổi bật là tạo hứng thú học tập, phát triển tư duy và kĩ năng giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, mỗi môn học, với đặc điểm đối tượng nghiên cứu, nội dung kiến thức và điều kiện dạy học khác nhau thì trò chơi học tập cũng có những đặc điểm khác nhau. Hiện nay, chưa có một hệ thống đầy đủ các TCKT dùng trong dạy học môn Công nghệ ở THPT. Vì vậy, GV nên tích cực nghiên cứu lí luận về xây dựng trò chơi để xây dựng TCKT và tích cực nghiên cứu sử dụng trong dạy học sao cho hiệu quả, thiết thực.
Một trong những đặc điểm của TCKT là thường yêu cầu phương tiện, thiết bị kĩ thuật hỗ trợ. Vì vậy, nhà trường phổ thông cũng nên quan tâm tạo điều kiện thuận lợi cho GV trong việc xây dựng và sử dụng TCKT.