Xây dựng trò chơi kĩ thuật dùng trong hoạt động khởi động

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn công nghệ ở trường trung học phổ thông (Trang 79 - 85)

Chương 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT

2.2. XÂY DỰNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT DÙNG TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ

2.2.1. Xây dựng trò chơi kĩ thuật dùng trong hoạt động khởi động

Tạo tâm thế chuẩn bị sẵn sàng vào giờ học. Thường sau một khoảng thời gian nghỉ giữa giờ hoặc chuyển môn học, HS có tâm lí “tiếc rẻ”, muốn kéo dài thời gian nghỉ ngơi, hoặc trong đầu vẫn còn đọng lại những kiến thức của bài học thuộc môn học trước. Hoạt động khởi động sẽ tạo tâm thế cho HS nhớ lại những kiến thức của bài học trước và sẵn sàng chiếm lĩnh tri thức mới của bài học mới.

Khi tham gia trò chơi, HS phải huy động vốn kiến thức đã h ọc, vốn hiểu biết thực tiễn đ ể thực hiện hoạt đ ộng chơi. Những khó khăn trong quá trình chơi sẽ tạo cho HS sự ham muốn học bài mới để giải quyết được trọn vẹn các yêu cầu của trò chơi. Nhờ vậy, HS có tâm thế thôi thúc nghiên cứu, học tập nội dung của bài mới.

Thời gian dành cho hoạt động khởi động không nhiều vì vậy trò chơi dùng trong hoạt động khởi động phải có tiết tấu nhanh, hấp dẫn, mở ra vấn đề cần giải quyết.

Để tiện theo dõi các trò chơi, sau đây sẽ đánh số thứ tự của các trò chơi được trình bày trong luận án.

Trò chơi kĩ thuật 1 : Ai biết nhiều hơn?

Đây là TCKT dùng trong dạy học bài 32 - Công nghệ 11.

Trong chương trình Công nghệ 11, bài 32 “Khái quát về ứng dụng động cơ đốt trong” được dạy trong 1 tiết với nội dung giới thiệu về vai trò, vị trí của động cơ đốt trong và nguyên tắc về ứng dụng động cơ đốt trong [33].

Quá trình xây dựng trò chơi này tuân theo quy trình xây dựng TCKT dùng trong dạy học nêu trong tiểu mục 1.4.3 ở chương I.

Theo quy trình trình bày trên hình 1.1, quá trình xây dựng TCKT dùng trong hoạt động khởi động bài 32 bao gồm 3 bước sau:

* Bước 1: Xác định mục đích, nội dung của trò chơi.

Theo lí luận dạy học, hoạt đ ộng khởi đ ộng có mục đích giúp HS huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân về các vấn đề có nội dung liên quan đến bài học mới, đồng thời giúp GV tìm hiểu xem HS có hiểu biết như thế nào về những vấn đề trong cuộc sống có liên quan đến nội dung của bài học.

Một trong những mục tiêu của bài là giúp HS biết được phạm vi ứng dụng của động cơ đốt trong. Như vậy, mục đích chung của trò chơi là tạo điều kiện cho HS suy nghĩ, thảo luận để nhận biết được động cơ đốt trong được ứng dụng trong các máy móc, thiết bị, lĩnh vực nào. Qua đó nhận thức được vai trò, vị trí quan trọng của động cơ đốt trong.

Như vậy, có thể xây dựng cách thức tiến hành trò chơi như sau: HS trong lớp được chia ra một số nhóm, mỗi nhóm sẽ thả o luận rồi nêu tên các máy móc, thiết bị trong sản xuất và đời sống có sử dụng động cơ đốt trong làm nguồn động lực.

* Bước 2: Xây dựng thể lệ, quy định của trò chơi.

Để tổ chức trò chơi thành công, GV phải xây dựng cụ thể, chi tiết thể lệ, quy định của trò chơi. Nội dung và trình tự như sau:

Vào giờ học, GV thông báo trò chơi, quy ước như sau: Lớp chia 4 nhóm, từng nhóm sẽ thảo luận và thực hiện nhiệm vụ do GV đưa ra. Thời gian thực hiện tại nhóm là 2 phút. Mỗi nhóm cử một nhóm trưởng điều hành và thư kí để ghi chép kết quả của nhóm vào giấy và chép lên bảng (Bảng 2.1).

Sau khi HS hiểu được yêu cầu và ổn định tổ chức của nhóm xong, GV nêu nhiệm vụ như sau: Trong thực tiễn sản xuất và đời sống, có rất nhiều máy

móc, thiết bị sử dụng động cơ đốt trong làm nguồn động lực. Các em hãy thảo luận trong nhóm và kể tên các máy móc, thiết bị đó. Thư kí lên bảng ghi kết quả của nhóm mình vào cột dành cho nhóm. Nhóm nào kể được nhiều, đúng và nhanh nhất thì sẽ thắng cuộc. Tiêu chí thời gian là tiêu chí phụ (chỉ tính khi kết quả các nhóm như nhau). Nếu kể sai một máy móc, thiết bị thì sẽ bị trừ một tên kể đúng. Thời gian thực hiện bắt đầu.

Trong khi các nhóm hoạt động, GV vừa bao quát lớp vừa kẻ bảng tên máy móc, thiết bị lên bảng. Bảng có 4 cột, ghi chú các cột như sau: Nhóm 1, Nhóm 2, Nhóm 3 và Nhóm 4.

Hết 2 phút, GV yêu cầu các nhóm lên bảng ghi kết quả của nhóm mình.

Khi thư kí nhóm viết lên bảng xong, GV ghi thời gian kết thúc của nhóm ở phía dưới (hoặc trên) để tính giờ của từng nhóm.

Ví dụ kết quả của các nhóm như sau:

Bảng 2.1. Kết quả giả định của các nhóm

Nhóm 1 Nhóm Nhóm 3 Nhóm 4

- Ô tô - Xe máy - Ô tô - Máy bay

- Xe máy - Tàu điện - Xe điện - Tàu hỏa

- Tàu hỏa - Máy bơm - Máy kéo - Tàu thủy

- Quạt - Máy nổ - Tàu thủy - Ô tô

- Máy bay - Máy kéo - Ca nô - Xe máy

- Tàu thủy - Ô tô - Xuồng máy - Xe tăng

- Xuồng máy - Xe lửa - Máy xúc - Xe xích

- Máy ủi - Máy phát điện - Máy bay - Ca nô

- Công nông - Tàu hỏa - Xe ủi

- Xe máy - Tàu ngầm

Thời gian kết thúc: Thời gian kết thúc: Thời gian kết thúc: Thời gian kết thúc:

(Theo kết quả trên bảng 2.1, nếu thời gian kết thúc bằng nhau thì nhóm 4 đạt thành tích tốt nhất, tiếp theo là các nhóm 3, 1, 2).

- Khi đánh giá kết quả, GV có thể phân tích thêm để HS hiểu có loại máy dùng cả động cơ đốt trong, động cơ điện như xe máy, ô tô,... thì vẫn được tính hoặc tàu ngầm có loại dùng động cơ điêzen, có loại dùng năng lượng hạt nhân thì cũng được tính v.v...

Sau khi kết thúc trò chơi, GV phân tích cho HS thấy có rất nhiều máy móc, thiết bị sử dụng động cơ đốt trong, qua đó thấy được vai trò quan trọng của động cơ đốt trong.

* Bước 3: Hoàn thiện và soạn thảo nội dung trò chơi.

Sau khi hoàn thành bước 2, GV thực hiện việc đặt tên trò chơi. Để trò chơi hấp dẫn, thu hút sự chú ý của HS, tên trò chơi có thể là “Ai biết nhiều hơn” chẳng hạn.

Đến đây, GV tiến hành rà soát nội dung bước 2 để hoàn thiện nội dung trò chơi. Nội dung trò chơi là một văn bản bao gồm: tên trò chơi, hướng dẫn luật chơi, quy định thưởng phạt khi chơi và những kiến thức HS sẽ nhận được sau khi chơi tìm hiểu về vai trò của động cơ đốt trong.

Trò chơi kĩ thuật 2 : Hãy chọn cho đúng cơ cấu?

Với cách xây dựng như vậy với trò chơi dùng cho khởi động dạy bài 25 với nội dung dạy học bài 23: cấu trục khuỷu thanh truyền và bài 24: Cơ cấu phân phối khí

Nội dung của trò chơi là tìm và sắp xếp các chi tiết, cụm chi tiết đã cho cho đúng v ới cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và cơ cấu phân phối khí của động cơ đốt trong.

Mục đích của trò chơi: Mục tiêu của bài 23 và 24 là:

1. Biết được nhiệm vụ và cấu tạo của các chi tiết chính trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.

Đọc được sơ đồ cấu tạo của pit-tông, thanh truyền và trục khuỷu.

Biết được nhiệm vụ và cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của cơ cấu phân phối khí.

4. Đọc được sơ đồ nguyên lí của cơ cấu phân phối khí dùng xupap.

Mục đích của trò chơi nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức về hai cơ cấu vừa học. Trò chơi này có thể dùng ở cuối tiết của bài 24 hoặc trước khi vào nội dung dạy học của bài 25. Thậm chí, có thể dùng trò chơi này để kiểm tra bài cũ trước khi dạy bài 25.

- Phương tiện hỗ trợ:

Cấu tạo của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và cơ cấu phân phối khí được trình bày trong sách giáo khoa Công nghệ 11 như sau:

Hình vẽ cấu tạo cơ cấu trục khuỷu thanh truyền

Hình vẽ cấu tạo cơ cấu phân phối khí

Hình 2.1. Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và cơ cấu phân phối khí

Như vậy, phương tiện hỗ trợ có thể sẽ là các thẻ có hình vẽ sau:

Hình 2.2. Các thẻ hình dùng trong TCKT số 5

Số lượng thẻ hình mỗi loại bằng số nhóm học sinh chơi trong lớp hoặc ít nhất cũng là 3 hoặc 4 thẻ mỗi loại. Nếu lớp không dùng bảng từ và không có đủ viên nam châm đính th ẻ thì có thể dùng giấy khổ Ao, bút dạ; thẻ chữ được đính vào giấy bằng kim gài.

Nên làm các thẻ hình đ ảm bảo đ ẹp và bền đ ể có thể tổ chức chơi ở nhiều lớp khác nhau.

- Thể lệ chơi:

Lớp chia ra một số nhóm chơi, mỗi nhóm gồm 2 học sinh. Nội dung chơi như sau:

Mỗi nhóm được phát đủ các thẻ hình như trên và được chia một khu vực bảng đủ để trình bày các thẻ cho một cơ cấu.

Khi hiệu lệnh bắt đ ầu chơi đư ợc phát ra, nhóm bốc thăm hoặc chỉ định chọn các thẻ hình có in hình của cùng một cơ cấu sẽ đính các thẻ hình lên bảng hoặc giấy Ao.

Thưởng, phạt của trò chơi:

Nhóm nào đính thẻ đúng trong thời gian ngắn nhất sẽ đạt giải nhất. Giải thưởng có thể là một phần thưởng nào đó hoặc điểm tương tự như điểm kiểm tra miệng.

- Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng trò chơi:

+Trò chơi nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức của 2 bài nên chỉ có một số học sinh tham gia. Có thể huy động học sinh khác nhận xét, đánh giá.

Kết thúc trò chơi, giáo viên dùng kết quả chơi đúng đ ể củng cố kiến thức về cấu tạo của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và cơ cấu phân phối khí.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn công nghệ ở trường trung học phổ thông (Trang 79 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w