Chức năng dạy học của trò chơi

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn công nghệ ở trường trung học phổ thông (Trang 41 - 45)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC

1.3. LÍ LUẬN VỀ TRÒ CHƠI DẠY HỌC

1.3.3. Chức năng dạy học của trò chơi

Khi nghiên cứu về trò chơi trong giáo dục, tác giả Macie Hall, nhà xây dựng phần mềm dạy học cao cấp – Trung tâm Tài liệu giáo dục, đã viết trong bài báo của mình: “Giáo dục thông qua trò chơi được định nghĩa là việc áp dụng các yếu tố điển hình của trò chơi (luật chơi, ghi điểm, tính cạnh tranh) vào các lĩnh vực hoạt động khác, đặc biệt nhằm thu hút người sử dụng trong việc giải quyết vấn đề. Nó đã được sử dụng trong tiếp thị và cũng có ứng dụng trong giáo dục. Ngoài việc thúc đẩy lợi ích học tập cụ thể, trò chơi là một hình thức học tập tích cực”. Tác giả cũng dẫn lời của Huang, Wendy Hsin-Yuan và Dilip Soman - tác giả bài “Giáo dục thông qua trò chơi” là: “Trong thời đại kĩ thuật số ngày nay, giáo dục thông qua trò chơi đã trở thành một chiến thuật phổ biến nhằm khuyến khích hành vi cụ thể và tăng cường động lực cũng như sự tham gia. Mặc dù phương pháp này thường được tìm thấy trong các chiến lược tiếp thị, nó hiện đang được thực hiện trong nhiều

chương trình giáo dục, giúp các nhà giáo dục tìm ra sự cân bằng giữa việc đạt được các mục tiêu và đáp ứng nhu cầu của học sinh” [69].

Có thể thấy rằng trò chơi trong dạy học có những chức năng cơ bản như sau:

Góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức, hoạt động học tập của học sinh: Có thể thấy rằng kết quả học tập phụ thuộc nhiều vào tính tự giác, mong muốn khám phá tri thức và thể hiện khả năng của bản thân với gia đình, cộng đồng và xã hội. Nếu như kiến thức, kĩ năng của học sinh nhận được thông qua bối cảnh nhẹ nhàng, hấp dẫn của quá trình học tập xen lẫn tính chất hấp dẫn của trò chơi sẽ dẫn đến quá trình nhận thức, học tập của học sinh trở nên vui vẻ, nhẹ nhàng dẫn đến hoạt động nhận thức, hoạt động học tập trở nên hấp dẫn, lôi cuốn, học sinh dễ dàng tiếp thu và ghi nhớ kiến thức cũng như rèn luyện kĩ năng.

Khuyến khích và rèn luyện khả năng hoạt động xã hội, giao tiếp cho học sinh lứa tuổi phổ thông: Trong các hoạt động c ủa trò chơi, giao tiếp và thuyết trình, phối hợp với các cá nhân trong nhóm là không thể thiếu. Học sinh đại diện cho cá nhân hay nhóm chơi cần đề xuất đáp án của trò chơi, bàn bạc và thống nhất phương án trả lời trong khoảng thời gian xác định (thường là rất ngắn). Những hoạt động này sẽ giúp học sinh rèn luyện và phát triển khả năng giao tiếp với nhau, ngoài ra với những đáp án liên quan đến vận dụng vào giải quyết những vấn đề thực tiễn cũng sẽ giúp học sinh rèn luyện khả năng thuyết trình, tư vấn, thuyết phục trong các hoạt động xã hội. Có thể thấy rõ qua các cuộc thi khoa học và kĩ thuật Visef, thông qua thuyết trình, báo cáo kết quả khả năng thuyết trình vào giao tiếp của học sinh đã được phát triển rõ rệt. Cụ thể hơn, có thể thấy:

+ Cải thiện khả năng giao tiếp: Loại trò chơi này được xây dựng và sử dụng để người chơi thấy được cái họ cần cải thiện trong khả năng giao tiếp.

Khi một chương trình về kĩ năng giao tiếp người chơi cần phải đảm bảo tất cả

những gì mình đưa ra là đúng và những bản nhận xét là một phần quan trọng của trò chơi. Lời nhận xét phải cụ thể và hướng tới những cách cư xử của từng cá nhân khi giải quyết vấn đề.

Phát triển kĩ năng thuyết trình: Bao gồm những trò chơi có mục đích giúp người chơi phát triển khả năng nói trước đám đông hay kĩ năng thuyết trình. Trong khi sử dụng các trò chơi để tăng cường kĩ năng thuyết trình, người chơi cần chớp thời cơ bằng việc thể hiện cá tính của mỗi cá nhân trong nhóm bất cứ khi nào có thể. Điều quan trọng là người thuyết trình phải đảm bảo những cá nhân đó được để ý và được báo cáo lại bởi các thành viên khác còn lại trong nhóm. Bằng cách quan sát đơn giản các thành viên trong đội sẽ nhận ra những điều mà họ cần. Người chơi càng nhìn thấy nhiều phong cách thuyết trình càng tốt.

- Xây dựng mối quan hệ tập thể: Đó là những trò chơi được sử dụng để cải thiện mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tập thể. Các thành viên sẽ hợp lại thành nhóm và làm việc theo nhóm.

- Rèn luyện trí nhớ: Các hoạt động đòi hỏi phải tái hiện trong thời gian ngắn hoặc dài những kinh nghiệm tri giác, thị giác hoặc thính giác. Trí nhớ được xác định bằng các trò đố, trong đó phải huy động tri thức từ quá khứ để giải đáp những câu hỏi đánh đố. Bởi vì trò chơi đố có thể được xây dựng cho tất cả những lĩnh vực học tập trong nhà trường, nên có thể sử dụng chúng như những biện pháp để giúp người chơi nhớ lại tri thức đã học trước đây và bằng cách đó nâng cao hiệu suất trí nhớ của họ.

- Rèn luyện tính sáng tạo: Hiểu theo nghĩa phát kiến ra một biến thể mới của hoạt động. Rõ ràng là các kiểu trò chơi khác biệt nhau ở mức độ độc đáo mà nó khuyến khích hoặc hạn chế. Những phương án khác của trò chơi thích hợp nhất cho việc kích thích tính sáng tạo là giải trí bằng đồ hoạ, vẽ tranh, viết truyện, làm thơ, nghĩ ra các trò đùa, câu đố, mô tả những phát kiến tưởng tượng,...

- Học kĩ năng phán đoán: Chỉ một loại năng lực lường trước những dữ liệu của các hành động có thể xảy ra trong tương lai ở trong một tình huống, và đánh giá những nhân tố nào quyết định xác suất lớn nhất xảy ra điều gì đó.

Học kĩ năng “đánh lạc hướng”: Chỉ một loại năng lực đánh lạc hướng người khác bằng cách tỏ ra dự định một hành động này nhưng thực tế lại thực hiện một hành động khác. Năng lực này là sự mở rộng của năng lực dự đoán các sự kiện, nó đòi hỏi phải ước định được mình có thể dùng những cử chỉ

biểu đạt nào để đánh bại được các đối thủ, khiến cho họ phán đoán những sai lầm về những hoạt động sau đó của mình.

Học và rèn luyện hành vi tôn trọng luật lệ: Có nghĩa là cá nhân hiểu các luật lệ, quy tắc chi phối hoạt động, tuân theo luật, tôn trọng những thoả

thuận đã nhất trí với nhau để tránh vi phạm luật và làm theo những gì đã nhất trí. Mọi trò chơi có thể kích thích những tiến bộ hướng tới những mục tiêu này nhất là trò chơi dạy học.

Học cách làm chủ thái độ đối với thành công và thất bại: Có nghĩa là cá nhân tán thành những phản ứng được chấp nhận về mặt xã hội trước sự thắng và bại. Bất cứ hoạt động nào hễ có mục đích vươn tới hoặc có đối thủ để chiến thắng, đều tạo ra những cơ hội tốt để bồi dưỡng thái độ này.

Cải thiện kĩ năng tự quản: Thông qua các trò chơi cho phép người tham gia biết được họ có thể cải thiện kĩ thuật tự đánh giá bản thân ở chỗ nào.

đây chúng ta chỉ quan tâm đến việc cải thiện khả năng tổ chức của người tham gia [42].

Tạo hướng thú học tập: Hứng thú học tập của HS là một trong những điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến khả năng học tập, giúp HS yêu thích học tập dẫn đến đạt kết quả học tập tốt. Hứng thú học tập liên quan đến cơ sở sinh lý học của con người. Hệ thần kinh trung ương của con người gồm hai phần lớn: hệ thần kinh ngoại biên và hệ thần kinh trung ương, trong đó hệ thần kinh

trung ương được cấu tạo thành ba tầng xếp chồng nhau tượng trưng cho ba thời kỳ phát triển, đó là: tầng bò sát, tầng thứ hai là hệ limbic, tầng não người.

Hệ limbic chỉ đạo thích hay không thích dẫn đến dấn tới hay chối bỏ [52]. Trò chơi dạy học với tính chất của trò chơi nói chung luôn tạo hứng thú cho HS.

Đặc điểm của trò chơi là hấp dẫn, tiết tấu và thời gian ngắn, có nhiều học sinh tham gia cũng như quan sát và theo dõi luôn tác động vào hệ limbic trong hệ thần kinh trung ương của con người. Giờ học của lớp học sinh trở nên hấp dẫn, học sinh hứng thú tham gia kết quả là tăng khả năng học tập, tiếp thu kiến thức và rèn luyện kĩ năng. Với môn Công nghệ, người GV cần thiết kế nội dung, cách thức tiến hành, thời gian và thời điểm tiến hành trò chơi sao cho quá trình học tập của HS trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Giáo viên cần thiết kế trò chơi sao cho cả những nội dung kĩ thuật

“có vẻ khô cứng, thiếu hấp dẫn” cũng trở thành nhẹ nhàng lôi cuốn học sinh.

- Góp phần phát triển năng lực nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề của HS. Theo những nghiên cứu về dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho HS có thể thấy rằng qua giải mỗi câu đố, thực hiện các thao tác, kĩ năng trong khi tiến hành trò chơi, HS dễ dàng ghi nhớ kiến thức, rèn luyện kĩ năng, không quên những lỗi thao tác để sửa và ghi nhớ nhanh những điều đã thực hiện. Nhờ vậy, cùng với tiến trình học tập, trò chơi đã g óp phần phát triển năng lực nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề của HS.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn công nghệ ở trường trung học phổ thông (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w