Đặc điểm của môn Công nghệ

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn công nghệ ở trường trung học phổ thông (Trang 73 - 79)

Chương 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT

2.1. MÔN CÔNG NGHỆ TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2.1.3. Đặc điểm của môn Công nghệ

2.1.3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu của môn Công nghệ Đối tượng nghiên cứu của môn Công nghệ

thuật, thiết bị kĩ thuật và quá trình công nghệ chế

11, 12 là các khái niệm kĩ tạo sản phẩm kĩ thuật,... Vì

vậy nó có các tính chất: tính đa chức năng, đa phương án, tính tiêu chuẩn hoá và tính kinh tế.

a) Tính đa chức năng, đa phương án:

Tính đa chức năng của đối tượng nghiên cứu có nghĩa là một sản phẩm kĩ thuật có thể thực hiện được một số chức năng khác nhau. Ví dụ: Trong môn Công nghệ 11, tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật có thể áp dụng vẽ nhiều loại chi tiết khác nhau; cùng một qui trình công nghệ đúc trong khuôn cát có thể gia công chế tạo nhiều loại sản phẩm như nồi gang hay tượng đồng,... ; cùng một thiết bị động cơ đốt trong có thể dùng để thực hiện nhiều chức năng khác nhau như để làm quay bánh xe trên ôtô, hay làm quay chân vịt trên tàu thuỷ, hay làm quay trục của máy phát điện. Đối với môn Công nghệ 12, tính đa chức năng được thể hiện ở chỗ linh kiện, chi tiết và thiết bị điện, điện tử có thể thực hiện nhiều chức năng khác nhau.

Tính đa phương án của đối tượng nghiên cứu có nghĩa là một sản phẩm kĩ thuật có thể được tạo nên từ nhiều phương pháp, qui trình, cách thức khác nhau. Ví dụ: Trong môn Công nghệ 11: cùng một chi tiết có thể được biểu diễn bằng nhiều loại hình biểu diễn khác nhau như hình chiếu vuông góc, hay hình chiếu trục đo hay hình chiếu phối cảnh; một sản phẩm cơ khí có thể được gia công chế tạo bằng nhiều phương pháp gia công khác nhau như

phương pháp gia công áp lực hay gia công cắt gọt; để truyền lực từ trục khuỷu tới trục cam trong động cơ đốt trong có thể dùng nhiều phương án truyền lực khác nhau như dùng bánh răng, dùng xích hay dùng dây curoa.

b) Tính tiêu chuẩn hoá:

Tính tiêu chuẩn hoá có nghĩa là các sản phẩm kĩ thuật và quá trình biểu diễn, sản xuất,... ra chúng phải tuân theo những qui ước, qui định nghiêm ngặt đã được thống nhất từ trước. Đây chính là cơ sở của việc thống nhất để nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, hợp tác sản xuất,... nhằm đảm bảo tính

kinh tế trong sản xuất công nghiệp. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, khi khoa học và kĩ thuật phát triển mạnh và mang tính toàn cầu, quá trình phân công, hợp tác trong sản xuất đã được phát triển với qui mô rộng lớn thì tính tiêu chuẩn hoá càng được coi trọng.

Ví dụ: Trong môn Công nghệ 11, tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật đòi hỏi HS xây dựng và thể hiện bản vẽ kĩ thuật theo đúng các tiêu chuẩn đã được quy định, đồng thời giúp HS có khả năng đọc được các bản vẽ của các kĩ sư khác; quá trình sản xuất, lắp ráp, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa các sản phẩm kĩ thuật đòi hỏi phải tuân theo các qui ước, tiêu chuẩn, qui trình kĩ thuật đã được thống nhất.

c) Tính kinh tế:

Tính kinh tế có nghĩa là trong quá trình nghiên cứu chế tạo, sản xuất, vận hành, bảo dưỡng,... các sản phẩm kĩ thuật phải luôn chú trọng tới hiệu quả kinh tế.

Sản xuất kĩ thuật phải chú trọng năng suất, hiệu quả và chất lượng.

Chính vì vậy, tính kinh tế luôn được quan tâm, nhất là khi sản xuất mang tính cạnh tranh cao.

Ví dụ: Trong môn Công nghệ 11, để chế tạo phôi nhà sản xuất cần biết lựa chọn công nghệ chế tạo phôi bằng phương pháp đúc trong khuôn cát hay phương pháp đúc trong khuôn kim loại sao cho hạ giá thành sản phẩ m, đảm bảo chất lượng sản phẩm, từ đó đảm bảo được tính kinh tế.

2.1.3.2. Đặc điểm nội dung kiến thức môn Công nghệ a) Vừa có tính cụ thể vừa có tính trừu tượng:

Các thiết bị kĩ thuật là các vật phẩm cụ thể nhưng các khái niệm kĩ thuật, nguyên lí kĩ thuật của thiết bị lại thường mang tính trừu tượng.

- Tính cụ thể được biểu hiện ở chỗ nội dung môn học phản ánh những đối tượng cụ thể như các vật liệu cơ khí, xe máy, máy phát điện, … HS có thể

trực tiếp tri giác được trên đối tượng hoặc mô hình, bản vẽ của chúng. Ví dụ:

Khi tìm hiểu kiến thức về cấu tạo của cơ cấu trục khuỷu thanh truyền, HS có thể nhìn, cầm nắm trục khuỷu, thanh truyền và pit-tông của xe máy thật hoặc trên mô hình động cơ đốt trong; trong điều kiện không có vật thật và mô hình, HS cũng có thể được quan sát tranh vẽ về chúng.

- Tính trừu tượng được biểu hiện ở chỗ môn Công nghệ 11 , 12 đề cập đến những khái niệm kĩ thuật, nguyên lí kĩ thuật, diễn biến hoạt động của đối tượng kĩ thuật là những nội dung mà HS không thể tri giác trực tiếp được. Ví dụ: Diễn biến quá trình cháy của động cơ đốt trong, nguyên lí làm việc của động cơ không đồng bộ 3 pha; hoặc các linh kiện, thiết bị điện, điện tử là các vật phẩm cụ thể nhưng các khái niệm, nguyên lí làm việc, diễn biến của các hiện tượng của chúng lại thường mang tính trừu tượng.

b) Tính tổng hợp, tích hợp:

- Tính tổng hợp được thể hiện ở chỗ môn học được xây dựng trên cơ sở nguyên tắc kĩ thuật tổng hợp. Đó là chú trọng đến những nguyên tắc, nguyên lí chung, những kĩ năng phổ biến,...

Tính tích hợp được thể hiện ở chỗ nội dung môn học hàm chứa những phần tử kiến thức của nhiều môn học khác nhưng nó lại là một chỉnh thể

thống nhất. Nội dung môn học có liên quan nhiều đến kiến thức các môn học khác như Toán, Vật lí, Hoá học,...

Ví dụ: Phần động cơ đốt trong môn Công nghệ 11 có liên quan nhiều đến kiến thức Vật lí và Hoá học; phần kĩ thuật điện, điện tử có liên quan nhiều đến kiến thức Vật lí.

c) Tính thực tiễn:

Tính thực tiễn là bản chất vốn có của kĩ thuật vì đối tượng nghiên cứu của kĩ thuật là ứng dụng có hiệu quả những quy luật khoa học và giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống của con người. Sự ra đời của các máy

móc thiết bị kĩ thuật đáp ứng nhu cầu của con người và quá trình tạo ra chúng cũng dựa vào hoạt động thực tiễn của con người. Trong thời đại khoa học và công nghệ phát triển mạnh, tác động tới mọi mặt đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội như hiện nay thì HS đã ít nhiều được biết, được tiếp xú c, được sử dụng thiết bị kĩ thuật và có thể cũng đã vấp phải những tình huống, vấn đề kĩ thuật cần giải quyết. Đó là động lực, là yếu tố thúc đẩy các em khao khát tìm hiểu kiến thức về khoa học, kĩ thuật, công nghệ,...

d) Kiến thức được thể hiện ở cả kênh chữ và kênh hình:

Một trong những đặc điểm đặc thù của nội dung kiến thức môn Công nghệ 11, 12 là có nhiều kiến thức được thể hiện không chỉ ở trên kênh chữ mà còn ở cả trên kênh hình. Thậm chí, có nhiều bài, mục mà nội dung kiến thức lại chủ yếu nằm ở kênh hình, còn kênh chữ chỉ làm nhiệm vụ minh họa, giải thích cho kênh hình mà thôi. Đặc biệt là phần vẽ kĩ thuật thì nội dung kiến thức chủ yếu được thể hiện ở kênh hình.

Trong quá trình dạy học, GV có thể khai thác các đặc điểm này để x ây dựng hoặc lựa chọn các TCKT phù hợp để sử dụng.

2.1.3.3. Một số nội dung cụ thể môn Công nghệ THPT có thể xây dựng và sử dụng trong trò chơi kĩ thuật

Thông qua nội dung và đặc điểm của môn Công nghệ THPT (phần Công nghiêp) có thể xây dựng và sử dụng trò chơi với những nội dung cụ thể sau:

a. Môn Công nghệ 11:

Các nội dung vẽ kĩ thuật: Có thể xây dựng các trò chơi về cách vẽ mặt cắt, hình cắt và hình chiếu trục đo của vật thể đơn giản; xây dựng các trò chơi nhanh vềcách lập bản vẽ chi tiết máy, hình chiếu phối cảnh, cách vẽ phác hình chiếu phối cảnh của vật thể đơn giản; các trò chơi tìm hiểu các giai đoạn chính của công việc xây dựng và công nghệ; các loại bản vẽ xây dựng và các hình biểu diễn của bản vẽ nhà; các khái niệm về hệ thống vẽ bằng máy vi tính và phần mềm AutoCAD.

Các nội dung về cơ khí chế tạo: Có thể xây dựng và sử dụng các trò chơi tìm hiểu vật liệu cơ khí và công nghệ chế tạo phôi, công nghệ cắt gọt kim loại, sự phát triển của công nghệ chế tạo, các bước tiến đến tự động hóa trong chế tạo cơ khí.

Các nội dung về động cơ đốt trong: Xây dựng và sử dụng các trò chơi về những hiểu biết và sự cần thiết của động cơ đốt trong trong đời sống và sản xuất, tìm hiểu các cấu tạo chính của động cơ đốt trong, các trò chơi về ứng dụng động cơ đốt trong trong sản xuất và đời sống, các trò chơi về sử dụng và bảo dưỡng xe máy an toàn, không gây ô nhiễm môi trường.

b. Môn Công nghệ 12:

Các nội dung về kĩ thuật điện tử: Xây dựng và sử dụng các trò chơi tìm hiểu linh kiện điển tử, cách nhận biết và phân biệt, lựa chọn các loại cho đúng yêu cầu sử dụng; các trò chơi về mạch đèn trang trí, quảng cáo, điều khiển; các trò chơi về lựa chọn thiết bị điện tử thông dụng trong gia đình, cách bảo quản, bảo dưỡng sử dụng an toàn và tiết kiệm.

Các nội dung về kĩ thuật điện: Xây dựng và sử dụng các trò chơi tìm hiểu mạch điện xoay chiều 3 pha, lý do tạo và sử dụng nguồn điện xoay chiều 3 pha, sử dụng chúng trong sản xuất và đời sống; tìm hiểu hình dạng, cấu tạo của máy điện xoay chiều 3 pha, thông số kĩ thuật, cách sử dụng an toàn và tiết kiệm. Ngoài ra còn có thể xây dựng và sử dụng các trò chơi tìm hiểu mạng điện sản xuất qui mô nhỏ.

Có thể thấy rằng với một số nội dung trên, giáo viên tùy vào mục tiêu sử dụng trò chơi, thời lượng và khả năng sử dụng trò chơi theo tiến trình dạy học mà tính toán khối lượng kiến thức, thời gian sử dụng nhằm đạt hiệu quả cao nhất và gắn kết với kịch bản dạy học tiết học trong toàn bộ thời gian dạy học môn Công nghệ.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn công nghệ ở trường trung học phổ thông (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w