Chương 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT
2.2. XÂY DỰNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT DÙNG TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ
2.2.3. Xây dựng trò chơi kĩ thuật dùng trong hoạt động thực hành, hệ thống hóa, củng cố ôn tập
Trong dạy học Công nghệ, ngoài các hoạt động hệ thống hóa, củng cố ôn tập như các môn học khác, hoạt động thực hành là phần không thể thiếu trong hình thành và phát triển kĩ năng. Chỉ có qua thực hành, HS mới có thể hình dung và nhận biết các linh kiện và thiết bị kĩ thuật, rèn luyện thao tác, kĩ năng lắp ráp, đi ều chỉnh kết hợp phát triển tư duy kĩ thuật. Thông qua hoạt động thực hành, hệ thống hóa, củng cố và ôn tập giúp HS ghi nhớ và vận dụng nhuần nhuyễn kiến thức và kết hợp rèn luyện kĩ năng. Các hoạt động trên đều có thể tiến hành với cá nhân hoặc nhóm HS. Tùy thuộc vào nội dung
dạy học, TCKT cần được xây dựng bám sát những nội dung này làm tăng tính hấp dẫn và ghi nhớ kiến thức của HS.
Ví dụ khi HS học xong bài: “Linh kiện điện tử” của Công nghệ 12 với nội dung là một số loại linh kiện đi ện tử thông dụng như đi ện trở, tụ điện, tranzito, đi ốt với hình dạng và thông số kĩ thuật khác nhau, GV có thể xây dựng trò chơi tìm và phân loại linh kiện với tên gọi: “Ai nhanh tay hơn”.
Trong trò chơi này, HS sẽ lựa chọn linh kiện cần tìm trong số nhiều linh kiện GV giao cho. Tùy thuộc loại linh kiện và dựa trên nội dung trò chơi, GV hoàn toàn có thể thay đ ổi số lượng, loại linh kiện phù hợp đ ể tiến hành trò chơi.
Qua trò chơi, HS rèn luyện thao tác và kĩ năng nhận biết, lựa chọn, qua đó khắc sâu nội dung kiến thức bài học. Trò chơi này cũng có thể sử dụng vào hoạt động khởi động khi học tập ở những tiết sau liên quan đến lắp ráp mạch điện tử.
Phần sau đây trình bày việc xây dựng một sô trò chơi trong hoạt động thực hành, hệ thống và củng cố kiến thức.
* Trò chơi kĩ thuật 5 : Ai biết chia phần
Đây là TCKT dùng trong dạy học bài 12 - Công nghệ 12.
Trong chương trình Công nghệ 12, bài 12 “Thực hành - Điều chỉnh các thông số của mạch tạo xung đa hài dùng tranzito” được dạy trong 1 tiết với nội dung chủ yếu là quan sát hoạt động của mạch tạo xung đa hài dùng tranzito; thay đổi thông số của mạch để thay đổi chế độ làm việc [34].
Quá trình xây dựng trò chơi này tuân theo quy trình xây dựng TCKT dùng trong dạy học nêu trong tiểu mục 1.4.3 ở chương 1.
Theo quy trình trình bày trên hình 1.1, quá trình xây dựng TCKT dùng trong hoạt động thực hành bài 12 bao gồm 3 bước sau:
* Bước 1: Xác định mục đích, nội dung của trò chơi.
Theo lí luận dạy học, hoạt động thực hành, hệ thống hóa hoặc củng cố ôn tập có mục đích giúp HS vận dụng những kiến thức vừa học để giải quyết
những nhiệm vụ cụ thể hoặc thực hành đ ể hình thành kĩ năng. Qua đó HS củng cố, hoàn thiện kiến thức vừa lĩnh hội được hoặc hình thành kĩ năng thực hành,... Đồng thời, GV cũng biết được HS đã nắm được kiến thức, có được kĩ năng hay chưa, ở mức độ nào để có những biện pháp hỗ trợ kịp thời.
Mục tiêu của bài là giúp HS biết cách đổi từ xung đa hài đối xứng sang xung đa hài không đối xứng; biết cách thay đổi chu kì xung cho nhanh, chậm và có ý thức tuân thủ các quy trình thực hành. Như vậy, mục đích chung của trò chơi là tạo điều kiện cho HS suy nghĩ, thảo luận để củng cố kiến thức về mạch tạo xung đa hài đã học trong bài 8; rèn luyện kĩ năng tháo, lắp linh kiện trong mạch điện; quan sát, nhận xét, đánh giá hoạt động của mạch điện . Qua đó vừa củng cố kiến thức vừa rèn luyện kĩ năng thực hành.
Như vậy, có thể xây dựng nội dung của trò chơi như sau: HS trong lớp được chia ra 4 nhóm, mỗi nhóm được cung cấp 1 mạch tạo xung đa hài như hình 2.2 và tất cả các nhóm được cấp thêm 16 linh kiện điện tử, đó là:
- Tụ điện 1 àF (2 chiếc), tụ 10àF (2 chiếc), tụ 100 àF(2 chiếc) và tụ 1000àF(2 chiếc).
Điện trở 10kΩ (2 chiếc), điện trở 100kΩ (2 chiếc), điện trở 1MΩ (2 chiếc) và điện trở 10MΩ (2 chiếc).
Hình 2.6. Sơ đồ nguyên lí mạch tạo xung đa hài dùng tranzito
Hình 2.7. Sơ đồ lắp ráp mạch tạo xung đa hài dùng tranzito
Hình 2.8. Hộp linh kiện điện tử
Nhiệm vụ các nhóm phải tự chia số linh kiện trên đều cho các nhóm để lắp thay thế cho các điện trở R2, R3 và các tụ điện C1, C2 trong mạch tạo xung sao cho tín hiệu ra của mạch của các nhóm có tần số giống nhau.
* Bước 2: Xây dựng thể lệ, quy định của trò chơi.
Để tổ chức trò chơi thành công, GV phải xây dựng cụ thể, chi tiết thể lệ, quy định của trò chơi. Nội dung và trình tự như sau:
Trong giờ học, GV thông báo trò chơi, quy ước như sau: Lớp chia 4 nhóm. Có 16 linh kiện để trong hộp, 4 nhóm phải chia phần sao cho khi lắp ráp thay thế vào vị trí R2 và R3; C1 và C2 trong mạch lắp sẵn để các mạch phải hoạt động “giống nhau” có nghĩa là tần số tương đương nhau. Đồng thời, HS
các nhóm phải giải thích vì sao tần số các mạch lại tương đương hoặc không tương đương nhau. Nhóm nào giải thích đúng sẽ giành phần thắng.
GV yêu cầu các nhóm kiểm tra hoạt động của mạch ban đầu. Sau khi các nhóm thông báo mạch hoạt động bình thường, tần số các mạch tương đương nhau (thông qua độ nhấp nháy của đèn LED) thì GV giao hộp linh kiện cho các nhóm.
Các nhóm tự thảo luận, tìm cách chia linh kiện rồi triển khai lắp thay thế linh kiện R và C trong mạch của nhóm mình. Sau khi các nhóm lắp xong, GV kiểm tra và yêu cầu các nhóm cho mạch hoạt động, quan sát và rút ra nhận xét.
Dù kết quả các nhóm thế nào thì GV vẫn yêu cầu HS giải thích lí do vì sao tần số các mạch lại tương đương hoặc không tương đương nhau.
Do tần số dao động của mạch phụ thuộc vào tích RC nên có thể có nhiều giá trị điện trở và tụ điện cho cùng một kết quả. Ở đây ta chọn một số giá trị thông dụng cho cùng kết quả như sau:
R 10kΩ 100kΩ 1MΩ 10MΩ
C 100 àF 10 àF 1àF 0,1àF
Bài toán có đáp số duy nhất là các cặp giá trị linh kiện theo bảng trên.
GV lưu ý việc “chia phần” nhiều khi gây tranh cãi, và có thể có kết quả sai. Khi HS chia phần sai thì vẫn để HS lắp mạch, sau đó mới chia lại.
* Bước 3: Hoàn thiện và soạn thảo nội dung trò chơi.
Sau khi hoàn thành bước 2, GV thực hiện việc đặt tên trò chơi. Để trò chơi hấp dẫn, thu hút sự chú ý của HS, tên trò chơi có thể là “Ai biết chia phần” chẳng hạn.
Đến đây, GV tiến hành rà soát nội dung bước 2 để hoàn thiện nội dung trò chơi. Nội dung trò chơi là một văn bản bao gồm: tên trò chơi, hướng dẫn luật chơi, quy định thưởng phạt khi chơi và điều nhận được sau khi chơi là tần số dao động của mạch tạo xung đa hài trên hình 2.2 phụ thuộc vào tích RC.
Trò chơi kĩ thuật 6 : Thiết kế hệ thống làm mát
Đây là trò chơi dùng trong dạy học bài 26, Công nghệ 11.
Nội dung của trò chơi là tìm và sắp xếp các bộ phận, thiết bị chính của hệ thống làm mát theo đúng cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống.
- Mục đích của trò chơi:
Mục tiêu của bài 26 là:
Biết được nhiệm vụ, cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống làm mát.
Đọc được sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức Mục đích của trò chơi nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức về hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức vừa học.
- Phương tiện hỗ trợ:
Cấu tạo của hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức được trình bày trong sách giáo khoa Công nghệ 11 như sau:
Hình 2.9. Sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước
1. Thân máy; 2. Nắp máy; 3. Đường nước nóng ra khỏi động cơ;
Van hằng nhiệt; 5. Két nước; 6. Giàn ống của két nước; 7. Quạt gió;
Ống nước nối tắt về bơm; 9. Puli và đai truyền; 10. Bơm nước;
Két làm mát dầu; 12. Ống phân phối nước lạnh.
Như vậy, phương tiện hỗ trợ sẽ là các thẻ chữ sau:
Áo nước Giàn ống của két nước
Van hằng nhiệt Két làm mát dầu
Bình phía trên của két nước Bơm nước
Bình phía dưới của két nước Quạt gió
Hình 2.10. Các thẻ chữ dùng trong TCKT số 7
Số lượng và chất lượng thẻ chữ tương tự như trong trò chơi bài hệ thống bôi trơn.
- Thể lệ chơi:
Lớp chia ra một số nhóm chơi, mỗi nhóm gồm 2 học sinh. Nội dung chơi như sau:
- Mỗi nhóm được phát 8 thẻ chữ như trên và được chia một khu vực bảng đủ để trình bày sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước loại tuần hoàn cưỡng bức.
Khi hiệu lệnh bắt đầu chơi được phát ra, nhóm sẽ đính các thẻ chữ lên bảng hoặc giấy Ao và dùng phấn hoặc bút dạ để vẽ các đường nước.
Thưởng, phạt của trò chơi:
Nhóm nào đính th ẻ chữ và vẽ đường nước đúng trong th ời gian ngắn nhất sẽ đạt giải nhất. Giải thưởng có thể là một phần thưởng nào đó ho ặc điểm tương tự như điểm kiểm tra miệng.
Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng trò chơi:
Sơ đồ này tương tự như sơ đồ khối chứ không hoàn toàn giống như sơ đồ trên hình 26.1 sách giáo khoa Công nghệ 11.
Trò chơi nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức của bài nên chỉ có một số học sinh tham gia. Có thể huy động học sinh khác nhận xét, đánh giá.
Kết thúc trò chơi, giáo viên dùng kết quả chơi đúng đ ể củng cố kiến thức về cấu tạo của hệ thống làm mát bằng nước.
Trò chơi kĩ thuật 7 : Thiết kế hệ thống nhiên liệu động cơ điêzen
Đây là trò chơi dùng trong dạy học bài 28: Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong động cơ điêzen.
Nội dung của trò chơi là tìm và sắp xếp các bộ phận, thiết bị chính của hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí trong đ ộng cơ điêzen (g ọi tắt là
“hệ thống nhiên liệu đ ộng cơ điêzen”) theo đúng c ấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống.
- Mục đích của trò chơi:
Mục tiêu của bài 25 là:
Biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và nguyên lí làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ điêzen.
Đọc được sơ đồ khối của hệ thống nhiên liệu động cơ điêzen.
Mục đích của trò chơi nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức về hệ thống nhiên liệu động cơ điêzen vừa học.
- Phương tiện hỗ trợ:
Cấu tạo của hệ thống nhiên liệu đ ộng cơ điêzen đư ợc trình bày trong sách giáo khoa Công nghệ 11 như sau:
Bầ u lọc khí
Thùng Bầu Bơm Bầu lọc Bơm Vòi Xi
nhiên liệu lọc thô nhiên liệu tinh cao áp phun lanh
Trong hệ thống có đư ờng dầu chính từ thùng nhiên liệu tới xi lanh, đường dầu hồi từ bơm cao áp và vòi phun về thùng nhiên liệu và đư ờng không khí từ bầu lọc khí đến xi lanh. Theo đường nhiên liệu, bầu lọc thô đặt trước bơm, bầu lọc tinh đặt sau bơm; bơm cao áp phải đặt trước vòi phun.
Như vậy, phương tiện hỗ trợ sẽ là 8 thẻ chữ về các bộ phận chính của hệ thống. Cũng có thể làm thêm một số mũi tên để mô tả đường nhiên liệu và đường không khí.
Thùng nhiên liệu Bầu lọc thô
Bơm nhiên liệu Bầu lọc tinh
Bơm cao áp Vòi phun
Bầu lọc khí Xi lanh
Hình 2.12. Các thẻ chữ dùng trong TCKT số 8
Số lượng thẻ chữ mỗi loại bằng số nhóm học sinh chơi trong lớp hoặc ít nhất cũng là 3 hoặc 4 thẻ mỗi loại. Nếu lớp không dùng bảng từ và không có đủ viên nam châm đính thẻ thì có thể dùng giấy khổ Ao, bút dạ; thẻ chữ được đính vào giấy bằng kim gài.
Nên làm các thẻ chữ đảm bảo đẹp và bền để có thể tổ chức chơi ở nhiều lớp khác nhau.
- Thể lệ chơi:
Lớp chia ra một số nhóm chơi, mỗi nhóm gồm 2 học sinh. Nội dung chơi như sau:
Mỗi nhóm được phát 8 thẻ chữ và 1 thẻ kí hiệu như trên và được chia một khu vực bảng đủ để trình bày sơ đồ khối của hệ thống nhiên liệu động cơ điêzen.
Khi hiệu lệnh bắt đầu chơi được phát ra, nhóm sẽ đính các thẻ chữ lên bảng hoặc giấy Ao và dùng phấn hoặc bút dạ để vẽ các đường nhiên liệu và đường không khí.
Thưởng, phạt của trò chơi:
Nhóm nào đính thẻ chữ và vẽ đường nhiên liệu, không khí đúng trong thời gian ngắn nhất sẽ đạt giải nhất. Giải thưởng có thể là một phần thưởng nào đó hoặc điểm tương tự như điểm kiểm tra miệng.
Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng trò chơi:
Trò chơi nhằm giúp học sinh củng cố kiến thức của bài nên chỉ có một số học sinh tham gia. Có thể huy động học sinh khác nhận xét, đánh giá.
Kết thúc trò chơi, giáo viên dùng kết quả chơi đúng đ ể củng cố kiến thức về cấu tạo của hệ thống nhiên liệu động cơ điêzen.
Giáo viên cũng có thể sử dụng kết quả đúng để củng cố kiến thức về nguyên lí làm việc của hệ thống.