Chương 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT
2.3. SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ
2.3.2. Sử dụng trò chơi kĩ thuật trong hoạt động hình thành kiến thức
Mục đích của trò chơi trong hoạt động hình thành kiến thức nhằm giúp HS thông qua trò chơi mà tích cực tìm hiểu kiến thức bài học. Ở đây trình bày
sử dụng trò chơi trong dạy học bài 2 môn Công nghệ 11 với tên bài là “Hình chiếu vuông góc” [33].
2.3.2.2. Chuẩn bị
Vận dụng quy trình sử dụng trò chơi như đã trình bày ở tiểu mục 1.4.4.1, công việc chuẩn bị bao gồm các nội dung sau:
Lựa chọn hoặc xây dựng trò chơi. Với bài 2 môn Công nghệ 11, có thể xây dựng trò chơi “Tìm hình chiếu cạnh” có nội dung như sau: Cho 2 hình chiếu của vật thể là hình chữ nhật có kích thước như nhau, hãy vẽ hình chiếu thứ ba của vật thể đó.
Phân tích trò chơi. Trò chơi này nhằm mục đích giúp HS phát huy trí tưởng tượng. Qua đó rèn luyện kĩ năng đọc bản vẽ và hình thành kiến thức về hình chiếu vuông góc. Trò chơi này không đòi hỏi nhiều thời gian, cũng không đòi hỏi cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phức tạp hỗ trợ (chỉ cần bảng đen và phấn). Do vậy, trò chơi này đảm bảo được tính khả thi.
- Soạn bài. Khi soạn bài, GV dự kiến thời điểm đưa ra trò chơi là vào đầu thời gian học bài mới (sau khi ổn định lớp và có thể cả kiểm tra bài cũ).
- Chuẩn bị phương tiện dạy học. Trò chơi này tổ chức chung cho tất cả HS trong lớp nên không cần chuẩn bị giấy bút. Đầu giờ học nên bảng còn trống, GV cần dự liệu khoảng trống đủ để cho nhiều HS cùng lên bảng vẽ hình.
2.3.2.3. Tổ chức hoạt động chơi
Tổ chức hoạt động chơi được tiến hành như sau:
* Công bố trò chơi:
Công bố trò chơi: GV nêu vấn đề: Trong nội dung hình chiếu vuông góc, từ một vật thể, người ta có thể vẽ 2 hoặc 3 hình chiếu vuông góc để mô tả hình dạng và kích thước của vật thể. Thông thường, chỉ cần 2 hình chiếu vuông góc là có thể hình dung ra vật thể đó hoặc dựng được hình chiếu trục
đo. Tuy vậy, có trường hợp từ 2 hình chiếu vuông góc thì chưa thể xác định được hình dạng của vật thể đó.
Ví dụ: Với hai hình chiếu đứng và hình chiếu bằng của vật thể cho trên hình 2.12, ta có thể có hai hình chiếu cạnh của vật thể đó.
Hình 2.13. Hình minh họa dùng trong khâu công bố trò chơi.
Bây giờ có một bài tập là với hai hình chiếu của vật thể ở trên hình chiếu đứng và hình chiếu bằng đều là hình chữ nhật, có kích thước và hình dạng giống nhau (Hình 2.13). Hãy vẽ hình chiếu cạnh của vật thể đó. Em hãy lên bảng vẽ hình chiếu cạnh của vật thể.
? ? ?
Hình 2.14. Hình dùng cho đề bài: tìm hình chiếu cạnh.
Phổ biến thể lệ và quy định của trò chơi:
Trò chơi đư ợc tổ chức dưới hình thức cá nhân, HS sẽ lên bảng để trình bày kết quả.
Thời gian làm việc cá nhân tối đa không quá 2 phút. Mỗi hình chiếu cạnh của vật thể được vẽ đúng thì được tính 1 điểm. Nếu vẽ sai một hình chiếu cạnh thì sẽ bị trừ 0,5 điểm. HS nào vẽ được nhiều hình chiếu cạnh đúng và nhanh nhất thì sẽ thắng cuộc.
* Tổ chức hoạt động chơi:
Sau khi HS cả lớp đã hiểu cách chơi, chuẩn bị xong thì GV phát lệnh trò chơi bắt đầu.
Hết thời gian quy định (2 phút), GV yêu cầu HS lên bảng vẽ các hình chiếu cạnh do chính các em xây dựng lên. GV ghi thời gian kết thúc của HS ở phía dưới (hoặc bên cạnh) của hình vẽ để tính giờ của từng HS.
* Nhận xét, đánh giá kết quả:
Việc nhận xét, đánh giá không phải để cho điểm hoặc khen, thưởng thuần túy mà GV phải tổ chức cả lớp cùng nhận xét, đánh giá để qua đó giúp HS biết được nguyên nhân sai sót của mình. GV tổ chức các nhóm đánh giá chéo để HS nhận xét, đánh giá lẫn nhau. Sau đó, GV côn g bố đáp án (Hình 2.1), phân tích cho HS thấy rõ đặc điểm của phép chiếu vuông góc là không thể hiện rõ cung tròn, đường cong. Cuối cùng, GV giải thích để HS hiểu khi vẽ hình chiếu vuông góc cần lựa chọn góc đặt vật thể để có thể chỉ cần 2 hình chiếu là có thể biết được hình dạng và kích thước của vật thể đó. Như các vật thể trên hình 2.1 và 2.12 chỉ cần vẽ hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh của vật thể đó là đủ.
Sau khi kết thúc trò chơi, GV phân tích cho HS thấy có nhiều vật thể mà hai hình chiếu vuông góc của nó cũng chưa giúp ta xác định được hình dạng, kích thước của nó.
2.3.2.4. Rút kinh nghiệm
Việc rút kinh nghiệm dành cho giờ học trên lớp hiện tại và tập trung vào 2 điểm sau:
Đánh giá kết quả công việc đã tiến hành. Ngay sau khi kết thúc trò chơi để chuyển sang dạy học bài mới, hoặc sau giờ lên lớp, GV kiểm nghiệm xem lại tất cả các khâu từ việc chọn hoặc xây dựng trò chơi, chuẩn bị giáo án cho tới việc tổ chức HS tham gia trò chơi và cả kết quả mang lại cho HS sau khi chơi,…
Điều chỉnh: Sau khi xem xét tất cả các công việc đã thực hiện, với kết quả đánh giá quá trình tổ chức chơi, GV cần xác định những điểm cần chỉnh sửa, bổ sung nếu thấy cần thiết như kiểm soát được hoạt động cá nhân của HS lượng thời gian dành cho HS hoạt động cá nhân. Ngoài ra, có thể xét thêm về phương tiện hỗ trợ (nếu thấy cần thiết).
Chẳng hạn, để có thể huy động nhiều HS lên báo cáo kết quả mà tránh được tình trạng HS lên sau sẽ biết được kết quả của HS lên trước, GV có thể yêu cầu HS vẽ phác trước vào giấy. Khi hết giờ, GV thu giấy (có ghi tên HS) và chỉ phát lại cho các em nếu cần hoặc để làm minh chứng khi nhận xét, đánh giá.