Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn công nghệ ở trường trung học phổ thông (Trang 61 - 69)

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC

1.5. THỰC TRẠNG VỀ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT

1.5.2. Kết quả khảo sát

1.5.2.1. Kết quả khảo sát về mặt định lượng

Tổng hợp kết quả 111 phiếu điều tra (Phụ lục 1) thu được kết quả như sau (Bảng 1.1.):

Bảng 1.1. Kết quả khảo sát về sử dụng trò chơi trong dạy môn Công nghệ Số Tỉ lệ

TT Câu hỏi và phương án

lượng (%)

1

2

3

Theo Thầy/Cô, trong giờ dạy trên lớp, giáo viên có nên sử dụng trò chơi liên quan đến nội dung dạy học

A. Không nên. Vì làm mất thời gian, dễ “cháy giáo án” 1 0,9%

B. Nên. Vì sẽ tạo hứng thú học tập cho học sinh 110 99,1%

Trong quá trình dạy học, Thầy/Cô đã từng sử dụng trò chơi trong giờ dạy trên lớp

Chưa bao giờ 2 1,8%

Rất ít 25 22,5%

Thỉnh thoảng 80 72,1%

Thường xuyên 4 3,6%

Theo Thầy/Cô, trò chơi kĩ thuật được sử dụng trong dạy học Công nghệ là:

Trò chơi đề cập tới các kiến thức kĩ thuật, công nghệ 55 49,5%

Trò chơi đòi hỏi học sinh phải có hiểu biết về kĩ thuật 2 1,8%

Trò chơi được sử dụng trong dạy học môn Công nghệ 29 26,2%

Trò chơi giúp học sinh hiểu sâu hơn kiến thức kĩ thuật 25 22,5%

Số Tỉ lệ

TT Câu hỏi và phương án

lượng (%)

4

5

6

7

8

Theo Thầy/Cô, sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ

Bình thường 20 18,0%

Không thuận lợi vì khó tìm được trò chơi 20 18,0%

Không thuận lợi vì không có thời gian 10 9,0%

Rất thuận lợi vì có nhiều chủ đề lí thú 61 55,0%

Trong quá trình dạy học môn Công nghệ, nếu đã sử dụng trò chơi kĩ thuật thì Thầy/Cô thường sử dụng trò chơi nào nhất trong một số loại trò chơi sau đây

Đoán ô chữ để tìm thuật ngữ 73 65,8%

Đuổi hình bắt chữ 6 5,4%

Khéo tay, nhanh mắt 10 9,0%

Lắp ráp mô hình 22 19,8%

Theo Thầy/Cô, sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ là

Không cần thiết 1 0,9%

Bình thường 10 9,0%

Cần thiết 71 63,9%

Rất cần thiết 29 26,2%

Theo Thầy/Cô, sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ là Có tác dụng giúp học sinh học tập tốt 102 91,9%

Có tác dụng nhưng không đáng kể 3 2,7%

Bình thường 6 5,4%

Không có tác dụng 0 0,0%

Theo Thầy/Cô, sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ có tác dụng gì

Giúp học sinh hiểu bài tốt hơn 6 5,4%

Giúp học sinh phát triển được năng lực giải quyết vấn đề 22 19,8%

Tạo hứng thú học tập cho học sinh 68 61,3%

Thu hút được sự chú ý của học sinh 15 13,5%

Số Tỉ lệ

TT Câu hỏi và phương án

lượng (%)

9

10

11

12

13

Theo Thầy/Cô, nếu sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ thì tốt nhất là nên sử dụng vào thời điểm

Cuối tiết học, sau khi đã dạy xong bài 17 15,3%

Đầu tiết học, khi mở bài 20 18,0%

Khi dạy học nội dung liên quan đến trò chơi 48 43,2%

Khi thực hiện bước củng cố kiến thức của bài 26 23,5%

Nếu đã từng sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ, Thầy/Cô có thể cho biết cảm nhận về thái độ của học sinh

Thờ ơ, né tránh 0 0,0%

Khiên cưỡng, không hào hứng lắm 2 1,8%

Tham gia bình thường 13 11,7%

Rất hào hứng, say sưa, sôi nổi 96 86,5%

Nếu đã từng sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ, Thầy/Cô có thể cho biết học sinh thường thích nhất đối với loại trò chơi nào sau đây

Loại trò chơi đòi hỏi kiến thức đã học 38 34,2%

Loại trò chơi đòi hỏi kinh nghiệm thực tiễn 25 22,5%

Loại trò chơi đòi hỏi tư duy sáng tạo 32 28,9%

Loại trò chơi vận động cơ thể 16 14,4%

Theo Thầy/Cô, khi xây dựng trò chơi kĩ thuật để sử dụng trong dạy học Công nghệ, cần căn cứ vào cơ sở nào sau đây

Căn cứ vào điều kiện thời gian và phương tiện 20 18,0%

Căn cứ vào mức độ hấp dẫn của trò chơi 7 6,3%

Căn cứ vào nội dung dạy học 81 73,0%

Căn cứ vào số lượng học sinh của lớp 3 2,7%

Ngoài thời gian dạy học trên lớp, theo Thầy/Cô nên tổ chức trò chơi kĩ thuật theo loại nào sau đây

Tổ chức thi đề xuất giải pháp kĩ thuật về chủ đề cụ thể 22 19,8%

Tổ chức thi lắp ráp mô hình kĩ thuật 6 5,4%

Tổ chức thi sưu tầm thông tin về sản phẩm kĩ thuật 30 27,0%

Tổ chức thi thiết kế sản phẩm kĩ thuật đơn giản 53 47,8%

TT Câu hỏi và phương án Số Tỉ lệ lượng (%) Nếu đã từng sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ, Thầy/Cô thường thưởng cho học sinh thắng cuộc theo các nào sau đây

14 Chỉ khen, không có quà thưởng 10 9,0%

Thưởng bánh, kẹo 6 5,4%

Thưởng điểm vào điểm kiểm tra miệng 85 76,6%

Thưởng dụng cụ học tập (bút viết, bút chì, thước kẻ) 10 9,0%

Thầy/Cô có những đề xuất gì để sử dụng hiệu quả trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ

15 Giáo viên cần có quyển hướng dẫn tổ chức trò chơi 47 42,4%

Nhà trường tổ chức hoạt động ngoại khóa 11 9,9%

Sự ủng hộ và tạo điều kiện của nhà trường 46 41,4%

Tổ bộ môn có những chỉ đạo cụ thể, thiết thực 7 6,3%

Với kết quả khảo sát trình bày trong bảng số liệu, có thể rút ra một số nhận xét sau:

Đại đa số GV đều nhất trí cho rằng việc sử dụng trò chơi trong dạy học môn Công nghệ THPT là cần thiết, việc sử dụng trò chơi trong dạy học đã đem lại sự hứng thú và góp phần giúp HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, tuy vậy đa số GV không sử dụng thường xuyên trong quá trình dạy học của mình. Nguyên nhân chủ yếu do cần chuẩn bị công phu cũng như chưa có nghiên cứu cụ thể về lí luận cũng như cách thức sử dụng sao cho hợp lí nhât.

- Các trò chơi sử dụng trong dạy học môn học có nội dung rất rộng về kiến thức, kĩ năng công nghệ và GV cũng mong muốn có các trò chơi theo nhiều thể loại khác nhau nhưng khi sử dụng chủ yếu mới thiên về tìm kiếm thuật ngữ và lắp ráp mô hình. Đây là thiếu sót cần xây dựng và bổ sung thêm các trò chơi có nội dung về kiến thức và kĩ năng.

HS rất thích tiến hành các trò chơi có nội dung phong phú hướng đến các hoạt động liên quan đến kiến thức đã học, vận dụng kiến thức thực tiễn, sáng tạo và vận động. Khi xây dựng và sử dụng trò chơi cần chú ý đến những yếu tố này.

Thời điểm tiến hành trò chơi các GV đều nhất trì rằng có thể tiến hành vào các hoạt động khác nhau trong tiến trình dạy học như hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức, hoạt động củng cố và mở rộng.

Xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy học môn Công nghệ nói riêng cũng như trong dạy học các môn học khác nói chung cần có sự chủ động của GV cũng như sự ủng hộ, động viên kịp thời của nhà trường và các cấp quản lí giáo dục.

Kết quả khảo sát trên đây cho thấy việc dụng trò chơi trong dạy học môn Công nghệ ở THPT đã được nhiều GV quan tâm, mong muốn nhưng việc thực hiện còn gặp khó khăn và quan điểm, cách làm vẫn còn khác nhau.

1.5.2.2. Kết quả khảo sát về mặt định tính

Tổng hợp ý kiến trả lời câu hỏi 16 trong phiếu khảo sát và qua phỏng vấn, trao đổi với một số GV, có thể rút ra một số ý kiến như sau:

Môn Công nghệ là môn học có kiến thức khô khan, lại không thuộc môn thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh nên HS thường coi nhẹ, không chú trọng học tập. Nếu GV không có biện pháp tạo hứng thú thì khó tạo cho HS ham thích học tập môn học.

Việc sử dụng trò chơi nói chung và TCKT nói riêng sẽ giúp cho HS có hứng thú học tập, từ đó nâng cao được chất lượng dạy học. Ngoài ra, việc sử dụng trò chơi trong dạy học còn giúp GV nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.

Trò chơi cần cân nhắc tới khả năng tiếp cận của HS (nguồn tài liệu,

nguyên vật liệu, khả năng tư duy, khả năng vận động) ngoài ra, các yếu tố khác như: thời gian thực hiện, thời điểm triển khai trò chơi, hình thức đánh giá, khen thưởng; đặc trưng vùng miền, tính ứng dụng thực tế cũng là những yếu tố quan trọng.

Vì đặc thù của môn Công nghệ là môn học mang tính chất kĩ thuật ứng dụng nên các TCKT cần gắn với thực tiễn. Trong quá trình tổ chức, nên khuyến khích HS nhiều hơn là ép buộc HS phải tham gia. Chỉ có vậy thì mới phát huy hết được khả năng sáng tạo của HS.

Để tổ chức hoạt động chơi, GV cần chuẩn bị giảng dạy công phu hơn.

Tùy vào nội dung của bài học từ đó chọn kiểu trò chơi và nội dung của trò chơi cho phù hợp. Thời điểm tổ chức hoạt động trò chơi tùy thuộc vào nội dung của bài học để từ đó giúp HS có hứng thú trong học tập và chủ động chiếm lĩnh kiến thức.

Nhìn chung, GV chưa thông thạo trong việc xây dựng và tổ chức TCKT nên cần phải có tài liệu hoặc các đợt tập huấn, bồi dưỡng để giúp cho GV biết được cách thức tổ chức và có thể tự xây dựng một số trò chơi dùng trong trong dạy học.

Để nâng cao chất lượng hiệu quả sử dụng TCKT trong quá trình dạy học môn Công nghệ, các cấp quản lí giáo dục và viện nghiên cứu cần trang bị cho GV cách thức xây dựng, lựa chọn và tổ chức trò chơi với nội dung cụ thể của từng chủ đề. Để hỗ trợ GV, nên có “Tài liệu hướng dẫn thực hiện các trò chơi kĩ thuật”.

Nhìn chung, qua khảo sát, tìm hiểu thực tế cho thấy, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng trò chơi dạy học nói chung và TCKT nói riêng trong quá trình dạy học môn Công nghệ còn hạn chế là do hầu hết các GV chưa nắm rõ cơ sở lí luận của trò chơi, tính ưu việt và vai trò to lớn của TCKT trong việc tạo hứng thú nhận thức, phát triển tư duy cho HS; chưa nắm

rõ quy trình xây dựng và sử dụng một TCKT trong giờ học như thế nào để đạt hiệu quả; còn thiếu hệ thống các TCKT dùng trong dạy học.

Hầu hết các ý kiến cũng đều cho rằng GV còn gặp khó khăn, lúng túng trong việc chuẩn bị các trò chơi và cách tổ chức một trò chơi trong giờ học sao cho đạt hiệu quả cao. Vì vậy, các ý kiến đều đề xuất cần có những trao đổi kinh nghiệm và đề nghị cần có tài liệu hướng dẫn về xây dựng và sử dụng TCKT trong dạy học.

Kết luận chương 1

Qua nghiên cứu lí luận và thực tiễn về việc xây dựng và sử dụng TCKT trong dạy học môn Công nghệ - phần công nghiệp ở THPT, có thể rút ra một số kết luận như sau:

Trò chơi dạy học đã được nghiên cứu, áp dụng trong dạy học từ lâu nhằm tăng hứng thú nhận thức, tích cực hóa hoạt động học tập của HS, phát triển tư duy, tăng tính hợp tác,... cho HS. Tuy nhiên, với từng môn học, từng cấp học, việc xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học vẫn chưa được đầu tư toàn diện, đúng mức nên việc phát huy hiệu quả của chúng còn thấp.

Môn Công nghệ - phần công nghiệp trong chương trình THPT là môn học không thuộc môn thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh nên HS thường coi nhẹ, không chú trọng học tập. Điều đó càng cần GV phải có biện pháp tạo hứng thú nhận thức, tạo điều kiện cho HS hoạt động tích cực trong học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn học.

Trò chơi dạy học dùng trong dạy học Công nghệ là những trò chơi đề cập, liên quan đến kiến thức môn học, đến lĩnh vực kĩ thuật, được gọi là TCKT. Xây dựng được hệ thống TCKT và sử dụng chúng trong dạy học Công nghệ sẽ là một biện pháp hữu hiệu nâng cao chất lượng dạy học môn học.

4. Thực tiễn cho thấy, do nhiều nguyên nhân, TCKT chưa được đầu tư nghiên cứu, chưa có hệ thống trò chơi đầy đủ và phù hợp để sử dụng trong dạy học môn Công nghệ ở THPT; hầu hết GV dạy môn Công nghệ còn lúng túng trong việc xây dựng và sử dụng TCKT trong dạy học.

Từ những nhận định trên, có thể thấy tính cấp thiết của việc nghiên cứu xây dựng hệ thống TCKT và phương pháp sử dụng chúng trong dạy học môn Công nghệ ở THPT.

Chương 2

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn công nghệ ở trường trung học phổ thông (Trang 61 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w