Chương 3. KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ
3.2. KIỂM NGHIỆM BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA
3.2.2. Kết quả kiểm nghiệm
Tổng hợp ý kiến qua xemina bộ môn; qua phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với một số chuyên gia; qua tổng hợp các phiếu xin ý kiến chuyên gia, có thể rút ra một số nhận định sau:
Quy trình xây dựng TCKT về cơ bản đảm bảo tính khoa học, khả thi.
Tuy nhiên, khi vận dụng quy trình để xây dựng các TCKT đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều thời gian và công sức nghiên cứu, GV phải xây dựng trò chơi và chuẩn bị đạo cụ để thực hiện trò chơi đó, việc thực hiện phải nghiêm túc, tích cực và vận dụng quy trình một cách linh hoạt cho phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh. Khi xây dựng cần đảm bảo các TCKT đáp ứng được các nguyên tắc đã đề ra.
Các TCKT đã xây dựng có thể nói phù hợp với nội dung trong chương trình Công nghệ cấp THPT.
Quy trình sử dụng TCKT có tính tổng quát cao, phù hợp khi áp dụng đối với nhiều đối tượng học tập (đối tượng HS các vùng miền).
Sử dụng TCKT trong dạy học sẽ tạo được hứng thú học tập, tạo điều kiện và yêu cầu HS phải tập trung suy nghĩ tìm đáp án của trò chơi, phát triển được năng lực hợp tác khi tham gia trò chơi. TCKT giúp HS tích cực học tập hơn, qua đó chất lượng dạy học môn học được nâng cao.
3.2.2.2. Đánh giá định lượng
Tổng hợp phiếu xin ý kiến của 135 chuyên gia thu được kết quả như sau (Bảng 3.2 và 3.3):
Bảng 3.2. Đánh giá quy trình xây dựng, sử dụng và chất lượng TCKT Nội dung đánh giá Số ý kiến đánh giá
Tốt Khá TB Kém
Về quy trình xây dựng trò chơi kĩ thuật
1. Đánh giá chung về quy trình xây dựng trò chơi 125 10 0 0 kĩ thuật
2. Đánh giá tính logic của các bước trong quy 101 31 3 0 trình
3. Đánh giá tính dễ ứng dụng của quy trình 132 3 0 0 4. Đánh giá khả năng ứng dụng quy trình để xây 112 20 3 0 dựng trò chơi trong dạy học các môn khác
Về quy trình sử dụng trò chơi kĩ thuật
1. Đánh giá chung về quy trình sử dụng trò chơi 133 2 0 0 2. Đánh giá tính logic của các bước trong quy 105 28 2 0 trình
3. Đánh giá tính dễ ứng dụng của quy trình 132 3 0 0 4. Đánh giá khả năng ứng dụng quy trình để sử 115 20 0 0 dụng trò chơi trong dạy học các môn học khác
Về chất lượng các trò chơi kĩ thuật đã xây dựng
1. Sự đảm bảo độ chính xác về khoa học, kĩ thuật 125 10 0 0 2. Sự chính xác, dễ hiểu trong diễn đạt 121 10 4 0 3. Tính khả thi của trò chơi trong dạy học 105 30 0 0
Nội dung đánh giá Số ý kiến đánh giá
Tốt Khá TB Kém
4. Tính hấp dẫn của các trò chơi 101 25 9 0
5. Tác dụng của trò chơi trong việc nâng cao chất 113 17 5 0 lượng dạy học
Về chất lượng và vai trò của trò chơi kĩ thuật
1. Sự phù hợp của trò chơi kĩ thuật đã được xây
dựng đối với nội dung dạy học môn Công nghệ 126 7 2 0 THPT
2. Sử dụng trò chơi trong dạy học sẽ phát triển 132 3 0 0 TDKT cho người học
3. Sử dụng trò chơi sẽ hầu như không ảnh hưởng 109 25 1 0 tới tiến trình dạy học môn học
4. Nhờ trò chơi mà học sinh được mở rộng kiến 135 0 0 0 thức và nâng cao năng lực giải quyết vấn đề
5. Các trò chơi đảm bảo tính khả thi, tính vừa sức 102 25 8 0 6. Sử dụng trò chơi trong dạy học sẽ tạo được 124 6 5 0 hứng thú học tập cho học sinh
7. Sử dụng trò chơi trong dạy học sẽ phát huy tính 130 5 0 0 tích cực của học sinh
(*) Ý kiến khác: Ý kiến của chuyên gia đề nghị và gợi ý cụ thể những điểm cần chỉnh sửa, bổ sung để hoàn thiện nội dung các trò chơi kĩ thuật.
Bảng 3.3. Ý kiến về những TCKT đã được sử dụng trong quá trình dạy học Các loại trò chơi kĩ thuật đã được sử dụng Số ý Tỉ lệ trong quá trình dạy học kiến (%) a) Trò chơi kĩ thuật dùng trong hoạt động mở bài/khởi 98
động/xuất phát/dẫn nhập 132
b) Trò chơi kĩ thuật dùng trong hoạt động hình thành kiến thức 81
mới của bài học 109
c) Trò chơi kĩ thuật dùng trong hoạt động dạy học thực hành, 72
hệ thống hóa kiến thức, củng cố ôn tập 97
d) Trò chơi kĩ thuật dùng trong hoạt động vận dụng kiến thức 95 129
giải quyết vấn đề thực tiễn
Ngoài các ý kiến nhận xét, đánh giá trong bảng hỏi và góp ý trực tiếp vào trò chơi kĩ thuật, một số chuyên gia đã có những ý kiến bổ sung thêm về một số trò chơi cụ thể. Dưới đây trình bày một số ý kiến góp ý của các chuyên gia như sau:
Về quy trình xây dựng TCKT: trong phiếu hỏi nên kèm ví dụ ngắn gọn để người đọc dễ hiểu hơn.
Phần ví dụ nên có ví dụ về TCKT sử dụng trong các giai đo ạn khác nhau của bài học.
Về quy trình xây dựng TCKT: Nên đưa ra một số hướng xây dựng trò chơi để phù hợp với nội dung bài giảng và thời điểm sử dụng. Khi xây dựng TCKT nên lựa chọn những nội dung có tính logic, đồng thời gắn với thực tiễn giúp HS hứng thú hơn.
Về quy trình sử dụng TCKT: Bước này khá quan trọng, vì đối với các trò chơi thì người tổ chức thực hiện (quản trò) có vai trò dẫn dắt, điều khiển
người chơi nhằm đạt được kết quả như mong muốn. Cần làm rõ hơn cách tổ chức thực hiện TCKT.
Từ kết quả tổng hợp phiếu hỏi và một ý ki ến nêu thêm của một số chuyên gia nêu trên, có thể rút ra một số kết luận như sau:
Các quy trình xây dựng, quy trình sử dụng TCKT trong quá trình dạy học môn Công nghệ ở trung học phổ thông về cơ bản đảm bảo được tính khoa học và khả thi.
Ngoài một số trò chơi cần chỉnh sửa một chút, nhìn chung các TCKT được đề tài xây dựng đã đảm bảo được yêu cầu là trò chơi sử dụng trong dạy học và có thể sử dụng khá thuận lợi trong các khâu của quá trình dạy học.
Việc sử dụng TCKT này sẽ vừa tạo hứng thú cho HS vừa giúp HS phát triển TDKT, phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
Có thể vận dụng các quy trình xây dựng và sử dụng TCKT vào quá trình dạy học nội dung các môn học khác.
Nhìn chung, những ý kiến góp ý của các chuyên gia là rất quý báu, giúp tác giả hoàn thiện các quy trình xây dựng, quy trình sử dụng TCKT mà đề tài đã xây dựng.