Sử dụng trò chơi kĩ thuật trong hoạt đ ộng thực hành, hệ thống hóa, củng cố ôn tập

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn công nghệ ở trường trung học phổ thông (Trang 111 - 114)

Chương 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT

2.3. SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ

2.3.3. Sử dụng trò chơi kĩ thuật trong hoạt đ ộng thực hành, hệ thống hóa, củng cố ôn tập

Mục này trình bày một trò chơi có thể sử dụng trong dạy học bài “30.

Ôn tập” trong chương trình Công nghệ 12 [34].

2.3.3.1. Mục đích

Mục đích của trò chơi trong hoạt động hệ thống hóa kiến thức nhằm giúp HS thông qua trò chơi mà tích cực hệ thống hóa kiến thức đã học. Trò chơi này nhằm giúp HS huy động trí nhớ về các thuật ngữ đã học trong môn Công nghệ 12 và qua hiểu biết thực tiễn.

2.3.3.2. Chuẩn bị

Vận dụng quy trình sử dụng trò chơi như đã trình bày ở tiểu mục 1.4.4.1, công việc chuẩn bị bao gồm các nội dung sau:

Lựa chọn hoặc xây dựng trò chơi. Với bài 30 môn Công nghệ 12, có thể xây dựng trò chơi “Tìm thuật ngữ” có nội dung như sau:

Trò chơi kĩ thuật 9 : Tìm thuật ngữ

Tìm được càng nhiều cụm từ càng tốt với đặc điểm trong cụm từ có từ

“điện’ ở đầu hoặc đuôi cụm từ. Nội dung trò chơi này là GV kẻ bảng 3 cột, cột 1 là những cụm từ có 2 chỗ trống (ứng với 2 từ) và từ “điện”, cột 2 là những cụm từ có 1 chỗ trống (ứng với 1 từ) và từ “”điện”, cột 3 là những cụm từ có từ “điện” và 1 chỗ trống (ứng với 1 từ). Ví dụ: cụm từ ở cột 1 là “máy phát điện”, cụm từ ở cột 2 là “tụ điện” và cụm từ ở cột 3 là “điện trở”. Do số lượng cụm từ ở 3 cột khó bằng nhau, việc tìm chúng có độ khó khác nhau nên có thể quy ước đánh giá như sau: Lấy số phút hoàn thành trò chơi chia cho số cụm từ tìm được sẽ được một trị số gọi là chỉ số thời gian, nhóm nào có chỉ số thời gian nhỏ nhất và tìm được nhiều thuật ngữ nhất sẽ giành chiến thắng.

Phân tích trò chơi. Trò chơi này nhằm mục đích giúp HS huy động trí nhớ để tìm các cụm từ, thuật ngữ đã học, đã biết, qua đó nắm vững các thuật ngữ kĩ thuật liên quan đến lĩnh vực chuyên môn điện và điện tử. Trò chơi này cũng không đòi hỏi nhiều thời gian cũng như không đòi hỏi cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phức tạp hỗ trợ. Do vậy, trò chơi này đảm bảo được tính khả thi.

Soạn bài có sử dụng trò chơi. Do bài 30 là bài ôn tập nên thời điểm sử dụng trò chơi có thể trong hoạt động nào cũng có thể được.

Chuẩn bị phương tiện dạy học. Trò chơi này tổ chức theo nhóm và các nhóm lần lượt viết kết quả lên bảng nên không cần chuẩn bị phương tiện gì.

2.3.3.3. Tổ chức hoạt động chơi

Tổ chức hoạt động chơi được tiến hành như sau:

* Công bố trò chơi:

GV nêu vấn đề: Vừa rồi, chúng ta đã nghiên cứu xong nội dung về kĩ thuật điện tử và kĩ thuật điện. Trong nội dung môn Công nghệ 12 và trong

thực tế chúng ta đã biết có rất nhiều cụm từ, thuật ngữ có từ “điện”. Bây giờ chúng ta sẽ cùng tham gia một trò chơi “Tìm thuật ngữ”. Các em hãy lựa chọn những cụm từ có từ “điện” theo quy định riêng cho nhóm của mình để viết lên bảng, vào cột được phân công cho n hóm mình. Nhóm nào viết được nhiều cụm từ và trong thời gian ngắn nhất thì sẽ giành chiến thắng.

* Phổ biến thể lệ và quy định của trò chơi:

Trò chơi được tổ chức dưới hình thức nhóm, HS đại diện nhóm sẽ lên bảng đ ể viết cụm từ tìm đư ợc vào cột của nhóm mình, theo quy đ ịnh riêng dành cho nhóm mình. Từng thành viên của nhóm sẽ lên bảng để viết một cụm từ, viết xong, về chỗ thì thành viên tiếp theo mới được lên viết tiếp. Khi nhóm tuyên bố kết thúc thì sẽ tính tổng thời gian thi của nhóm. Lấy tổng thời gian đó chia cho số cụm từ đã viết đúng quy đ ịnh sẽ được chỉ số thời gian của nhóm. Nhóm nào có chỉ số thời gian thấp nhất và viết được nhiều cụm từ nhất thì sẽ giành chiến thắng.

Thời gian tối đa dành cho cuộc chơi là 5 phút.

GV chia nhóm, kẻ bảng thuật ngữ (như bảng 2.3), giải thích, lấy một ví dụ (Máy phát điện, Tụ điện, Điện trở) để HS hiểu yêu cầu của trò chơi.

* Tổ chức hoạt động chơi:

Sau khi HS cả lớp đã hiểu cách chơi, chuẩn bị xong thì phát lệnh trò chơi bắt đầu.

Hết thời gian quy định (5 phút) hoặc sau khi tất cả các nhóm tuyên bố kết thúc cuộc chơi thì GV ghi tổng thời gian thi của nhóm ở phía dưới để tính giờ của từng nhóm.

* Nhận xét, đánh giá kết quả:

Cũng như tổ chức trò chơi ở các hoạt động khác, việc nhận xét, đánh giá không phải để cho điểm hoặc khen, thưởng thuần túy mà GV phải tổ chức cả lớp cùng nhận xét, đánh giá để qua đó giúp HS biết được nguyên nhân sai sót của mình.

Bảng 2.2. Danh mục thuật ngữ giả định của các nhóm

Nhóm 1 Nhóm 2 Nhóm 3

... ... ĐIỆN ... ĐIỆN ĐIỆN ...

1. MÁY PHÁT ĐIỆN 1. TỤ ĐIỆN 1. ĐIỆN TRỞ

2. ĐỘNG CƠ ĐIỆN 2. ĐÈN ĐIỆN 2. ĐIỆN TỬ

3. XE ĐẠP ĐIỆN 3. DÂY ĐIỆN 3. ĐIỆN TỪ

4. Ô TÔ ĐIỆN 4. CỘT ĐIỆN 4. ĐIỆN CẢM

5. TIẾT KIỆM ĐIỆN 5. XẠC ĐIỆN 5. ĐIỆN DUNG

6. TRUYỀN TẢI ĐIỆN 6. TÀU ĐIỆN 6. ĐIỆN ÁP

7. TIÊU THỤ ĐIỆN 7. DÒNG ĐIỆN 7. ĐIỆN LƯỚI

... 8. MẤT ĐIỆN 8. ĐIỆN NĂNG

9. CHẬP ĐIỆN ...

10. RÒ ĐIỆN 11. MẠCH ĐIỆN 12. MẠNG ĐIỆN ...

Thời gian: ... phút Thời gian: ... phút Thời gian: ... phút Sau khi kết thúc trò chơi, GV có thể bổ sung cụm từ cho các nhóm để qua đó hệ thống lại các thuật ngữ chuyên ngành trong nội dung môn Công nghệ 12 mà HS đã học.

2.3.3.4. Rút kinh nghiệm

Việc rút kinh nghiệm sử dụng TCKT này cũng tương tự như trong các hoạt động dạy học nói trên.

Một phần của tài liệu Xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn công nghệ ở trường trung học phổ thông (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(184 trang)
w