Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM): Công cụ để lựa chọn chiến lược

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần điện lực khánh hòa giai đoạn 2011 – 2015 (Trang 33 - 34)

- Giai đoạn 3: Công ty thực hiện đa dạng hóa, mở rộng hoạt động sang lĩnh vực kinh doanh mới Chiến lược đa dạng hố thành cơng sẽ gia tăng giá trị cho công

1.3.5Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM): Công cụ để lựa chọn chiến lược

chọn chiến lược

Ma trận QSPM sử dụng thông tin đầu vào từ tất cả các ma trận đã được giới thiệu ở phần trên như EFE, IFE, hình ảnh cạnh tranh, SWOT để đánh giá khách quan các chiến lược thay thế tốt nhất. Để phát triển một ma trận QSPM, ta cần trải qua 6 bước:

Bước 1: Liệt kê các cơ hội/mối đe dọa quan trọng bên ngoài và các điểm mạnh/điểm

yếu bên trong công ty. Ma trận nên bao gồm tối thiểu 10 yếu tố thành cơng quan trọng bên ngồi và 10 yếu tố thành công quan trọng bên trong.

Bước 2: Phân loại cho mỗi yếu tố thành công bên trong và bên ngoài.

Bước 3: Liệt kê các phương án chiến lược mà công ty nên xem xét thực hiện. Tập

hợp các chiến lược thành các nhóm riêng nếu có thể.

Bước 4: Xác định số điểm hấp dẫn của mỗi chiến lược. Chỉ có những chiến lược trong cùng một nhóm mới được so sánh với nhau. Số điểm hấp dẫn được phân loại như sau: 1 = không hấp dẫn; 2 = có hấp dẫn đơi chút ; 3 = khá hấp dẫn ; 4 = rất hấp dẫn. Nếu yếu tố thành công không ảnh hưởng đến sự lựa chọn chiến lược thì khơng chấm điểm.

Bước 5: Tính tổng số điểm hấp dẫn, là kết quả của việc nhân số điểm phân loại (bước 2) với số điểm hấp dẫn (bước 4) trong mỗi hàng.

Bước 6: Tính tổng cộng điểm hấp dẫn cho từng chiến lược. Đó là phép cộng của tổng số điểm hấp dẫn trong cột chiến lược. Số điểm càng cao biểu thị chiến lược càng hấp dẫn.

Trong đó: AS: Số điểm hấp dẫn; TAS: Tổng số điểm hấp dẫn

Sơ đồ 1.8: Ma trận QSPM

CÁC CHIẾN LƯỢC LỰA CHỌN Chiến lược A Chiến lược B

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần điện lực khánh hòa giai đoạn 2011 – 2015 (Trang 33 - 34)