- Giai đoạn 3: Công ty thực hiện đa dạng hóa, mở rộng hoạt động sang lĩnh vực kinh doanh mới Chiến lược đa dạng hố thành cơng sẽ gia tăng giá trị cho công
1.2.4.2 Chiến lược cấp kinh doanh
Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh là tổng thể các cam kết và hành động giúp
doanh nghiệp giành lợi thế cạnh tranh bằng cách khai thác các năng lực cốt lõi của mình vào những thị trường sản phẩm cụ thể. Theo Derek F. Abell’s để xây dựng chiến lược cấp đơn vị kinh doanh phải dựa vào ba yếu tố đó là: (1) Nhu cầu
khách hàng, hay điều gì được thoả mãn (What); (2) Các nhóm khách hàng hay ai được thoả mãn (Who); (3) Các khả năng khác biệt hóa hay cách thức mà nhu cầu khách hàng được thoả mãn (How).
Chiến lược cạnh tranh cấp kinh doanh được thiết kế nhằm khai thác chuỗi giá trị và các sức mạnh khác tạo ra lợi thế cạnh tranh, do vậy, thực tế có rất nhiều chiến lược cạnh tranh khác nhau, song một cách khái quát có ba cách tiếp cận cơ bản để tạo dựng lợi thế cạnh tranh, đó là: (1) Chiến lược dẫn đầu chi phí; (2) Chiến lược tạo sự khác biệt; (3) chiến lược tập trung(sơ đồ 1.5).
Lợi thế cạnh tranh Phạm vi cạnh tranh
Chi phí thấp Sự độc đáo của sản phẩm Rộng (Sản lượng của
ngành)
Chiến lược dẫn đầu chi phí
Chiến lược khác biệt hóa sản phẩm
Hẹp (Phân khúc thị trường)
Chiến lược tập trung (chi phí thấp)
Chiến lược tập trung (khác biệt hóa)
Sơ đồ 1.5: Ba chiến lược tổng thể - Nguồn: Michael E Porter (1985),
“Competitive Advantage”: Free press, p.12.
• Chiến lược dẫn đầu chi phí: Mục tiêu là tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ có
chi phí thấp hơn so với các đổi thủ cạnh tranh. Ưu điểm của chiến lược chi phí thấp là: (1) do chi phí thấp nên cơng ty có thể bán sản phẩm với giá thấp hơn các đối thủ cạnh tranh mà vẫn đạt lợi nhuận theo mong muốn; (2) nếu xảy ra sự cạnh tranh về giá trong ngành thì cơng ty theo đuổi chiến lược chi phí thấp sẽ chịu đựng tốt hơn; (3) cơng ty dễ dàng chịu đựng sức ép tăng giá của nhà cung cấp.
• Chiến lược khác biệt hố sản phẩm: Mục tiêu là tạo ra sản phẩm, dịch vụ
có được xem là duy nhất, độc đáo nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng bằng cách mà đối thủ cạnh tranh không thể, từ đó có thể đưa ra mức giá
b á n tăng thêm (có thể cao hơn mức trung bình ngành). Sự khác biệt hóa về sản phẩm có thể đạt được bằng ba cách: chất lượng, sự cải tiến và đáp ứng khách hàng.
•Chiến lược tập trung: Khác với hai chiến lược trên, chiến lược tập trung
chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu cho một phân khúc thị trường nào đó, được xác
định thông qua yếu tố địa lý, đối tượng khách hàng hoặc tính chất sản
phẩm. Cơng ty có thể thực hiện chiến lược tập trung thông qua hai cách: (1)
Tập trung vào chi phí thấp; (2) Tập trung vào sự khác biệt hóa.