Kiểm định độ tin cậy của các thang đo

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp: Đánh giá sự hài lòng của nhân viên về công tác QTNNL tại công ty OnlineCRM (Trang 56 - 57)

- Đại lượng thống kê mô tả Frequencies: để có nhận định tổng quát về các vấn đề.

4.2.2.Kiểm định độ tin cậy của các thang đo

g) Đánh giá công tác tuyển dụng của công ty

4.2.2.Kiểm định độ tin cậy của các thang đo

Thang đo được đánh giá độ tin cậy thông qua công cụ là hệ số Cronbach’s Anpha. Hệ số Cronbach’s Anpha được sử dụng để loại các biến “rác”, các biến có hệ số tương quan tổng biến (Corected item total correlation) nhỏ hơn 0.3 sẽ bị loại và thang đo sẽ được chọn khi hệ số Cronbach’s Anpha lớn hơn 0.6 (Nunnally & Bernstein, 1994).

Độ tin cậy được dùng để mô tả độ lỗi của phép đo, bởi vì ta khơng thể biết chính xác mức độ biến thiên của biến đúng và biến lỗi, khơng thể tính được trực tiếp mức độ tin cậy của thang đo. Tuy nhiên, chúng ta có thể thiết lập độ tin cậy dựa vào hệ số Cronbach’s Anpha. Hệ số này cho biết mức độ tương quan giữa các biến trong bảng câu hỏi, được dùng để tính sự thay đổi của từng biến và mối tương quan giữa các biến (Bob E.Hays, 1983).

Kiểm định Cronbach’s Anpha

Tiến hành kiểm định Cronbach’s Anpha cho 5 yếu tố:

Bảng 4.6.Kết Quả Kiểm Định Cronbach’s Anpha

Nhân tố Tên nhân tố Số biến Cronbach’s Alpha Điều kiện

(Cronbach’s Alpha >=0,6)

1 Ban quản trị công ty 5 0.698 Thỏa mãn

2 Tuyển dụng 5 0.606 Thỏa mãn

3 Bố trí cơng việc 4 0.691 Thỏa mãn

4 Đào tạo, phát triển 6 0.663 Thỏa mãn

5 Lương thưởng, phúc lợi 6 0.663 Thỏa mãn

46

Hệ số Cronbach’s Anpha ở tất cả các tiêu chí ở Bảng 4.6 đều lớn hơn 0.6. Điều này giúp chúng ta có thể kết luận là độ tin cậy của các bộ thang đo dùng trong phân tích đều được kiểm định chấp nhận được. Nói cách khác, bộ thang đo đã đảm bảo được độ tin cậy cho phép và được sử dụng để tiếp tục phân tích cho các phần sau.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp: Đánh giá sự hài lòng của nhân viên về công tác QTNNL tại công ty OnlineCRM (Trang 56 - 57)