Phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học viên trong việc tự giáo dục lýluận Mỏc Lờnin

Một phần của tài liệu vấn đề giáo dục lý luận mác - lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường chính trị và hành chính nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 140 - 175)

Giáo dục lý luận Mác - Lênin là một bộ phận rất quan trọng của quá trình giáo dục và đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các trường Chính trị và Hành chính Lào. Đây là một luận đề mà xuất phát từ mục tiêu giáo dục - đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt, cán bộ kế cận cho các cơ quan

đoàn thể trong tỉnh và địa phương mà Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã đề ra. Đây cũng là một phần rất quan trọng của sự biểu hiện đường lối chính sách và nhiệm vụ của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa để nhằm nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, tư tưởng cho các chuyên gia, tri thức của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Để nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào thì không thể không nói đến đối tượng học viên và đồng thời là chủ thể của quá trình giáo dục đào tạo và bồi dưỡng ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào. Trong quá trình tự học tập các môn khoa học Mác-Lênin có hệ thống của học viên sẽ dần dần hình thành ở họ những kỹ năng phân tích các vấn đề, các hiện tượng, các mặt khác nhau của đời sống xã hội một cách vững chắc. Tự nghiên cứu và phân tích những tài liệu lý luận và thực tiễn có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển một cách tự giác và có chủ đích những kỹ năng vững chắc của lao động học tập. Dĩ nhiên, nó góp phần hình thành niềm tin, tư tưởng, góp phần phát triển những phẩm chất của cá nhân học viên như: tính tự giác, tính tích cực, tính chủ động, ý chí sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp xây dựng đất nước theo hướng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đó là biểu hiện cụ thể của năng lực, tự giáo dục của học viên, là tác động trực tiếp đến chất lượng giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào.

Có thể nói, những tác động của chủ thể giáo dục đến đối tượng giáo dục chỉ có ý nghĩa khi đối tượng giáo dục tự nhận thức, lĩnh hội những giá trị của nội dung giáo dục, biến nó thành nguyên tắc chi phối sự suy nghĩ và hành động của chính mình.

Tính chủ động của học viên trong việc tự giáo dục và rèn luyện không phải là cái gì có sẵn, mà nó chỉ có thể được hình thành và phát triển thông qua quá trình giáo dục, sự phấn đấu, rèn luyện trong quá trình tự giáo dục của học viên và không chỉ dừng lại ở việc nhận thức chung chung, cảm tính của mỗi học

viên mà phải từng bước cụ thể hiện thực hóa nó trong cuộc sống thông qua những hoạt động thực tiễn chính trị của mình. Chính vì vậy, việc tiếp thu những tri thức Mác - Lênin một cách tự nguyện, thẩm thấu thành niềm tin và hun đúc thành hành động thực tiễn trong mỗi học viên. Với bất cứ một môn khoa học nào thì vấn đề tự học của học viên là khâu quyết định để biến những kiến thức từ giáo trình, từ bài giảng của giảng viên thành kiến thức của chính bản thân mình.

Tuy nhiên, quá trình giảng dạy và quá trình tự học tập là một quá trình biện chứng. Bên cạnh vai trò cực kỳ quan trọng của giảng viên thì việc tự chủ động, tự giác rèn luyện, học tập của các học viên là yếu tố quyết định chất lượng học tập. Chủ tịch Hồ Chí Minh trong “Sửa đổi lối làm việc” đã từng căn dặn: “Việc học phải lấy tự học làm cốt”. Nếu không có sự chủ động, tích cực sáng tạo trong tự giáo dục, tự đào tạo trong mỗi cá nhân thì quá trình giáo dục chỉ giống như tiếng nói giữa sa mạc mênh mông mà thôi. Để nâng cao tính chủ động, tích cực, sáng tạo của học viên trong việc tự giáo dục lý luận Mác - Lênin, cần thực hiện một sống biện pháp chủ yếu sau:

Một là, giáo dục, động viên, thuyết phục để mỗi học viên hiểu rõ rằng trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay, mỗi học viên phải khẳng định mình bằng chính trí tuệ, tài đức chứ không thể dựa vào bất kỳ sự may rủi nào. Học viên tự học, tự thu nạp những tri thức truyền từ các giảng viên cho chính họ để phục vụ công tác chuyên môn.

Hai là, bên cạnh động viên, khuyến khích cần có một cơ chế kiểm tra, đánh giá và quy chế khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh. Mỗi Trường Chính trị và Hành chính phải tích cực trong việc đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá để học viên tăng cường tinh thần tự học tập, phát triển tư duy sáng tạo chứ không chỉ dừng lại ở mức độ học thuộc lòng.

Khi thực hiện tốt việc tự học tập, tự rèn luyện mỗi học viên dần hình thành những khả năng tự đánh giá, tự điều chỉnh, tự hoàn thiện theo những yêu cầu, chuẩn mực đạo đức mà xã hội đang hướng đến xây dựng. Đây chính là quá

trình con người tự biểu hiện, tự khẳng định. Khi mỗi học viên có ý thức tự giác trong học tập thì việc tiếp thu tri thức và lựa chọn những giá trị sẽ nhanh chóng chuyển thành tình cảm, niềm tin, lý tưởng và cao hơn hết là xây dựng trong mình một thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cộng sản chủ ngĩa.

Ngoài ra, tính tự giáo dục, rèn luyện của học viên còn được thể hiện rõ trong việc tích cực tham gia vào hoạt động phong trào do các tổ chức đoàn thể và nhà trường tổ chức, thông qua những hoạt động thực tiễn này học viên sẽ được rèn luyện bản thân, qua đó xây dựng niềm tin và bản lĩnh chính trị vững vàng trước mọi thử thách của cuộc sống.

Kết luận chương 4

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay cần phải thực hiện tốt những phương hướng và giải pháp chủ yếu sau: Những phương hướng đó là: Giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp phải gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Lào; gắn liền với giáo dục các môn khoa học khác ; bảo đảm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Các giải pháp là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý luận Mác - Lênin và nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp; từng bước xây dựng đội ngũ giảng viên Mác - Lênin đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng; đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy lý luận Mác - Lênin; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật và phát huy tính chủ động tích cực, sáng tạo của học viên hệ cao cấp trong việc tự giáo dục lý luận Mác - Lênin. Những phương hướng và giải pháp ấy phải được tiến hành đồng bộ và nhất quán, nếu không thì khó có thể đạt được chất lượng và hiệu quả cao trên thực tế. Tuy nhiên cần thấy rằng, giải quyết tốt những vấn đề đặt ra ấy cũng mới chỉ tạo ra

những điều kiện khách quan, những tiền đề cơ bản cần thiết cho giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp mà thôi. Thiếu sự nỗ lực cố gắng, sự học tập, rèn luyện, và tu dưỡng của mỗi học viên, thì không thể nâng cao được thế giới quan duy vật, nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa, phương pháp luận khoa học cho họ. Vì vậy, ngoài việc tuyên truyền, động viên, giáo dục mỗi học viên không ngừng học tập, trau dồi năng lực trí tuệ và phẩm chất đạo đức, thì còn phải có được cơ chế trên thực tế để hướng được tất cả học viên vào quĩ đạo học tập và rèn luyện, trong đó, tự học tập, tự rèn luyện là quan trọng để nâng cao năng lực và trình độ trong việc vận dụng lý luận Mác - Lênin vào thực tiễn.

Kết luận

Công tác tư tưởng - chính trị là công tác quan trọng trong công tác giáo dục lý luận chính trị của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào. Công tác giáo dục lý luận chính trị nói chung và giáo dục lý luận Mác - Lênin nói riêng có vị trí rất quan trọng trong sự nghiệp giáo dục cũng như đào tạo cán bộ ở nước CHDCND Lào.

Giáo dục lý luận Mác - Lênin là một bộ phận không thể thiếu được trong giáo dục lý luận chính trị ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào nói chung và ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào nói riêng. Đây là yêu cầu tất yếu để thực hiện chiến lược giáo dục và mục tiêu đào tạo toàn diện mà Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đề ra nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt và cán bộ kế cận góp phần hình thành thế giới quan duy vật, nhân sinh quan cộng sản chủ nghĩa, phương pháp luận khoa học, có phẩm chất chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức cách mạng, có trình độ trí tuệ và năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Lào.

Trong thời gian qua, cùng với sự đổi mới mạnh mẽ của ngành giáo dục đã có những bước phát triển vượt bậc, giáo dục lý luận Mác - Lênin học viên ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào cũng có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, hiệu quả giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên vẫn còn nhiều hạn chế. Đội ngũ giảng viên Mác - Lênin còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng; chất lượng học tập các môn khoa học Mác - Lênin của học viên hệ cao cấp chưa cao; chất lượng tự giáo dục rèn luyện của học viên còn hạn chế; nội dung, chương trình chưa phù hợp với đặc điểm học viên; cơ sở vật chất, phương tiện thông tin, phương tiện dạy và học các môn khoa học Mác -Lênin chưa đầy đủ.

Để góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận Mác-Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường Chính trị và Hành chính Lào hiện nay, trên cơ sở phân tích thực trạng và những vấn đề đặt ra trong giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường trong thời gian qua, cần phải nâng cao chất

lượng giáo dục lý luận Mác - Lênin, phải thực hiện tốt một số phương hướng cơ bản và một số giải pháp chủ yếu như sau:

- Về phương hướng: Giáo dục lý luận Mác - Lênin phải gắn với quá trình phát triển kinh tế - xã hội lành mạnh để phát huy những tác động tích cực, hạn chế những tác động tiêu cực trong giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên. Đồng thời phải gắn với các môn khoa học khác và Bảo đảm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn trong giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp.

- Về giải pháp: Để thực hiện tốt các phương hướng trên, giải pháp đầu tiên là tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý luận Mác - Lênin và nâng cao nhận thức về vai trò của giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp. Hai là, từng bước xây dựng đội ngũ giảng viên các môn khoa học Mác - Lênin đủ về số lượng và bảo đảm về chất lượng.Ba là, đổi mới nội dung chương trình, giáo trình, phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin và tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất cho công tác giáo dục lý luận Mác - Lênin.Bốn là,phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc tự giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào hiện nay.

Thời kỳ mới, hội nhập, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi thế hệ cán bộ trẻ phải có đủ năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu mới của đất nước. Vì vậy, công tác giáo dục, đào tạo những thế hệ cán bộ trẻ phát triển toàn diện có đức - trí - thể - mỹ, sống có lý tưởng, niềm tin vì tương lai của bản thân và của đất nước là một vấn đề mang tính cấp bách hiện nay. Để thực hiện nhiệm vụ ấy, cần phải thực hiện đồng bộ những giải pháp đã nêu trên và đòi hỏi sự quan tâm, phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành. Từ đó sẽ tạo ra bước chuyển biến tích cực trong giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên, tạo động lực thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới của đất nước, từng bước tiến lên xã hội chủ nghĩa.

Các công trình của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tài luận án

1. Sai kham MOUNMANIVONG (2013),“Một số vấn đề về giáo dục lý luận Mác- Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường Chính trị và Hành chính Lào hiện nay”, Tạp chí Korsangphak (Xây dựng Đảng), (Lào), có dịch sang tiếng Việt, số 137. Tr. 43 - 46 và 49.

2. Sai kham MOUNMANIVONG (2013), “Giảng dạy lý luận Mác- Lênin tại các trường Chính trị và Hành chính Lào hiện nay”,Tạp chí lý luận chính trị (5). Tr. 102 - 105.

Danh mục tài liệu tham khảo A. TIẾNG VIỆT.

1. Lê Thị Nam An (2007), “Giảng dạy triết học Mác - Lênin với việc giáo

dục thế giới quan duy vật biện chứng cho sinh viên ở Nghệ An hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ

Chí Minh, Hà Nội.

2. Hoàng Anh (2006), “Giáo dục lý luận Mác- Lênin với việc hình thành và phát triển nhân cách ở sinh viên Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay”,Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc

gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

3. Nguyễn Khánh Bật (chủ biên), (2010), “Sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam trong cách mạng giải phóng dân tộc”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

4. Lương Gia Ban (2002) (chủ biên), “Góp phần nâng cao chất lượng giảng

dạy và đổi mới nội dung chương trình các môn khoa học Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh”,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Nguyễn Duy Bắc (chủ biên) (2004), “Một số vấn đề về lý luận và thực

tiễn về dạy và học môn học Mác - Lênin và tư tượng Hồ Chí Minh trong trường đại học”,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

6. Nguyễn Lương Bằng (2002), “Đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở các trường đại học hiện nay”,Tạp chí lý luận chính trị, (7).

7. Nguyễn Trọng Bảo làm chủ biên (1998), “Xây dựng đội ngũ cán bộ và cán bộ quản lý kinh doanh thời công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”,Nxb giáo dục, Hà Nội.

8. Cao Khoa Bảng (2008), “ Tăng cường đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố (kinh nghiệm của Hà

Nội)”,Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

9. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1995), “Nâng cao chất lượng đào tao bậc đại

học để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”,

kỷ yếu hội nghị chuyên đề, Hà Nội.

10. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996), “Định hướng chiến lược phát triển giáo

dục đào tạo, từ nay đến 2020”,Hà Nội.

11. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2003), “Giáo dục đại học Việt nam”,Nxb giáo dục, Hà Nội.

12. Nguyễn Hữu Cát (1999), “Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý, đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt”, Tạp chí nghiên cứu lý luận, (9).

13. Nguyễn Văn Cần (2001), “Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị - tư tưởng trong Quân đội trước yêu cầu của cuộc đấu tranh tư tưởng ở nước ta hiện nay”,Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị

quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

14. Vũ Hoàng Công (2003), “ Những vấn đề cơ bản trong tư tưởng chính trị

Một phần của tài liệu vấn đề giáo dục lý luận mác - lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường chính trị và hành chính nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 140 - 175)