3.1.2. Những nhõntố bên trong nhà trường
3.1.2.1. Đội ngũ giảng viên trực tiếp giảng dạy lý luận Mác - Lênin ởcác Trường Chính trị và Hành chính các Trường Chính trị và Hành chính
Xuất phát từ yêu cầu và nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ của các Trường Chính trị và Hành chính Lào, đội ngũ giảng viên trước hết phải là những người có trình độ chuyên môn cao, có phương pháp tư duy biện chứng, có đạo đức, lối sống trong sáng, có quan điểm đúng đắn, điều đó sẽ có ảnh hưởng tích cực tới học viên. Với vai trò là chủ thể trực tiếp trong quá trình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức khoa học, hướng dẫn người học nâng cao nhận thức tư tưởng và năng lực tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cách mạng, người giảng viên không những truyền đạt mà còn làm sáng tỏ những luận cứ khoa học và hơn thế nữa còn hướng dẫn người học cách thức vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Nói đến đội ngũ làm công tác giáo dục lý luận Mác - Lênin, trước hết phải nói tới đội ngũ giảng viên Mác - Lênin. Họ là lực lượng cơ bản quyết định đến chất lượng và hiệu quả của quá trình giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, đường lối chính sách của Đảng, giác ngộ lý tưởng cho học viên. Khi giảng viên có trình độ chuyên môn, có phương pháp sư phạm và có nghệ thuật giao tiếp tốt sẽ làm cho học viên hào hứng với bài giảng, tiếp nhận tri thức một cách chủ động, củng cố niềm tin vững chắc vào những tri thức khoa học Mác - Lênin, tạo động lực tinh thần vươn lên trong cuộc sống. Thông qua hoạt động giảng dạy của giảng viên mà tác động đến tư tưởng, tình cảm, lôi cuốn học viên say mê học tập các môn khoa học này.
Trong giai đoạn hiện nay, để đáp ứng yêu cầu cao của công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho học viên, giảng viên phải là người có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với lợi ích của dân tộc của Đảng. Do vậy, người giảng viên Mác - Lênin phải là người có tinh thần cách mạng, không ngừng bồi dưỡng nhiệt tình cách mạng và góp phần bồi dưỡng nhiệt tình cách mạng cho người học. Giảng viên Mác - Lênin phải là người có kiến thức chuyên môn sâu và kiến thức tổng hợp rộng và có khả năng gắn lý luận với thực tiễn. Người thầy có trí tuệ và đạo đức sẽ là mẫu mực để người học vươn tới, người học không chỉ tiếp thu tri thức qua bài giảng mà đó còn qua tấm gương của người giảng. Đó không chỉ là yêu cầu đối với người học mà cũng là yêu cầu đối với người dạy, là phương châm của công tác đào tạo cán bộ. Điều đó đòi hỏi giảng viên phải là tấm gương sáng cho học viên noi theo.
Do đó, công tác tổ chức trong nhà trường tập trung vào đội ngũ giảng viên nói chung, giảng viên Mác - Lênin nói riêng, để khơi dậy niềm tin, lòng tự hào cho họ trong việc đào tạo cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt, cán bộ quản lý, tạo nguồn cán bộ đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước.
Có thể nói rằng đội ngũ giảng viên ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào là những giảng viên khoa học và chính trị góp phần quyết định nội dung và chất lượng đào tạo của các nhà trường. Đúng như V.I.Lênin đã từng nói: “Trong bất kỳ một trường học nào, điều quan trọng nhất là phương hướng chính trị và tư tưởng của các bài giảng. Cái gì quyết định phương hướng đó? Hoàn toàn và chỉ là thành phần các giảng viên quyết định”[50, tr.248].
Như vậy, đội ngũ giảng viên của các Trường Chính trị và Hành chính Lào, trong đó có giảng viên giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin là một trong những nhân tố quyết định đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, cán bộ kế cận của Đảng và Nhà nước Lào nói chung, cán bộ các tỉnh, huyện hiện nay nói riêng.
đóng góp tích cực cho sự phát triển của xã hội, tích cực đấu tranh chống lại những tư tưởng lạc hậu, phản động, bảo vệ sự trong sáng của lý luận, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng đất nước, yêu cầu công tác đào tạo cán bộ ngày càng trở nên cấp thiết, do đó vị trí, vai trò của đội ngũ giảng viên Mác - Lênin cũng như giảng viên trong các Trường Chính trị và Hành chính Lào ngày càng quan trọng hơn.