Nội dung, chương trỡnh giỏo dục lý luận Mỏc-Lờnin cho học viờn hệ cao cấp

Một phần của tài liệu vấn đề giáo dục lý luận mác - lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường chính trị và hành chính nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 81 - 83)

viờn hệ cao cấp

Nội dung, chương trình các môn khoa học Mác - Lênin có ảnh hưởng quan trọng tới công tác giáo dục lý luận Mác - Lênin. Nội dung, chương trình phù hợp với đối tượng sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Ngược lại, sẽ hạn chế chất lượng giáo dục. Nội dung, chương trình các môn khoa học Mác - Lênin được đưa vào giảng dạy ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào ngày càng được hoàn thiện và có hệ thống. Từ năm 1993 đến năm 2002, việc giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin chủ yếu dựa vào giáo trình (Đề cương bài giảng của chương trình hệ cao cấp cấp tốc 10 tháng hành chính. Chương trình này có mục đích nhằm bồi dưỡng, đào tạo cho cán bộ đang đương chức cấp trung, cao cấp trong bộ máy của Đảng - Nhà nước và những cán bộ không có thời gian học dài hạn. Qua thực hiện chương trình hệ cao cấp cấp tốc 10 tháng (1993-2002) đã bồi dưỡng được 500 học viên và một số học viên đã trở thành những cán bộ chủ chốt ở Trung ương và địa phương; có thể nói rằng chương trình này đã đáp ứng được nhu cầu thực tiễn của đất nước.

Năm 2004, Giám đốc Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào ra quyết định số: 176-HVCT-HCQG, ký ngày 28 tháng 4 năm 2004 về việc củng cố chương trình cao cấp cấp tốc 10 tháng thành chương trình hệ cao cấp hai năm rưỡi, biên soản tất cả các giáo trình chuẩn quốc gia của Bộ giáo dục và thể thao, số 0922-BGD-TT, ký ngày 17 tháng 7 năm 2001; và ra quyết định số: 399-

HVCT-HCQG, ký ngày 29 tháng 7 năm 2005 về việc xuất bản giáo trình các môn khoa học Mác - Lênin áp dụng vào hệ cao cấp. Đồng thời, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào đã chỉ đạo các Trường Chính trị và Hành chính trong toàn quốc đưa vào giảng dạy từ khóa học 2005-2006. Mới đây, năm 2011, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào đã chỉ đạo các khoa biên soạn lại các giáo trình bộ môn khoa học Mác - Lênin áp dụng cho các lớp hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào để tạo điều kiện cho học viên tiếp thu các học thuyết với tính chủ động, tích cực.

Như vậy, so với trước đây, việc giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin thuận lợi hơn bởi giáo trình phong phú, không có tình trạng khan hiếm như trước. Điều đó cũng nói lên tầm quan trọng của việc giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin, thể hiện sự quan tâm của Đảng, nhà nước đối với môn học và hệ thống giáo dục chính trị và hành chính ở Lào.

Việc giáo dục và giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào hiện nay đang thực hiện theo chương trình đào tạo hệ cao cấp của Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào và chương trình được Bộ Giáo dục - Thể thao phê duyệt ngày 12 tháng 7 năm 2005. Từ việc triển khai giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin, cho thấy những ưu điểm và hạn chế của giáo trình trong việc giáo dục nguyên lý của các bộ môn khoa học Mác - Lênin cho học viên như sau:

Về ưu điểm:

Thứ nhất, nội dung của các môn khoa học Mác - Lênin được trình bày một cách khoa học, rõ ràng, có tính hệ thống; giáo trình đã làm rõ các khái niệm của môn học, đối tượng, lịch sử phát triển của nó. ở mỗi bài, tri thức lý luận đã có sự liên hệ với chủ trương, đường lối của Đảng, với thực tiễn cách mạng Lào cũng như thực tiễn hoạt động học tập của học viên.

phản ánh khá đầy đủ nội dung cơ bản của lý luận khoa học Mác - Lênin, đảm bảo tính khoa học, tính logic, tính sáng tạo. Cuối mỗi chương đều có câu hỏi ôn tập làm căn cứ cho học viên nắm được nội dung trọng tâm của bài, chương đồng thời cũng đã có những câu hỏi mở rộng, rèn luyện cho học viên có khả năng diễn giải, thảo luận và lập luận một vấn đề theo suy nghĩ độc lập, nêu vấn đề thực tiễn trong công tác so với lý luận đã học tập.

Về hạn chế:

Thứ nhất, giáo trình chưa thật bám sát đối tượng học. Giáo trình biên soạn dựa vào cuốn giáo trình hệ cử nhân năm 1996 do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh giúp biên soạn, nội dung chỉ thiên về một nội dung cụ thể của các bộ môn mà chưa giới thiệu được quá trình phát triển tư tưởng của các bộ môn khoa học của nhân loại.

Thứ hai,chương trình còn mang nặng tính lý thuyết, tính thực tiễn chưa cao, tính thống nhất giữa lý luận với thực tiễn chưa thật rõ nét, các thành tựu khoa học chưa được đưa vào để minh họa cho tri thức các môn khoa học Mác - Lênin. Với những ưu điểm, hạn chế trên đã tác động cả tích cực và tiêu cực đến công tác giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường Chính trị và Hành chính Lào.

Một phần của tài liệu vấn đề giáo dục lý luận mác - lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường chính trị và hành chính nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 81 - 83)