Thực trạng giảng dạy các môn lý luận Mác-Lênin cho học viờn hệ cao cấp ở cỏc Trường Chớnh trị và Hành chớnh Lào

Một phần của tài liệu vấn đề giáo dục lý luận mác - lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường chính trị và hành chính nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 85 - 93)

viờn hệ cao cấp ở cỏc Trường Chớnh trị và Hành chớnh Lào

Giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp là một yếu tố hợp thành quan trọng trong chương trình giáo dục ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào, hướng đến việc xây dựng những thế hệ cán bộ có lập trường chính trị vững vàng, đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao trong quá trình hòa nhập và phát triển đất nước.

Từ vị trí, chức năng và nhiệm vụ của cỏc Trường Chớnh trị và Hành chớnh nhất là thực hiện khẩu hiệu mà cỏc trường đề ra là “dạy tốt, dạy giỏi và học giỏi có kỷ luật tốt”, trong những năm qua, công tác giảng dạy của cỏc

Trường Chớnh trị và Hành chớnh thực sự là bộ phận quan trọng góp phần giáo dục lý luận Mác - Lênin, đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ kế cận trongtỉnh, huyện. Điều này được thể hiện ở mấy mặt sau:

Thứ nhất, về số lượng và cơ cấu của đội ngũgiảngviên các môn khoa học Mác - Lênin trong 5 Trường Chính trị và Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào có chương trình đào tạo hệ cao cấp, tính đến năm 2012-2013 tổng số cán bộ tham gia nghiên cứu và giảng dạy (một số là cán bộ giảng dạy kiêm chức) có 93 người. Cụ thể là, Trường Chính trị và Hành chính Thủ đô Viêng Chăn có 15 người, nữ 5 người; Trường chính trị và Hành chính tỉnh Sa Van Na Khệt cú 15người, nữ 3 ; Trường Chớnh trị và Hành chớnh tỉnh Chăm Pa Sắc cú

25người, nữ 6 người; Trường Chớnh trị và Hành chớnh tỉnh U Đụm Xay gồm cú 16 người, nữ 5 người; Trường Chớnh trị và Hành chớnh tỉnh Luụng Pha Bang cú 22 người, nữ 3 người. Cỏc giảng viờn được phân công giảng dạy tất cả các môn khoa học Mác - Lênin và các môn khoa học khác. Điều này cho thấy đội ngũ

giảng viên ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào còn thiếu về số lượng, từ đó cũng ảnh hưởng đến chất lượng của đội ngũ giảng viên Mác - Lênin.

Bảng 3.1. Nhu cầu giảng viên các môn khoa học Mác - Lênin của các trường Chính trị và Hành chính Lào đến năm 2020

Trường Chính trị và Hành chính Nhu cầu các môn khoa học Mác-Lênin

Triết học KTCT CNXHKH

Thủ đô Viêng Chăn 6 5 6

Tỉnh SaVăn Na Khệt 5 7 6

Tỉnh Chăm Pa Sắc 6 7 5

Tỉnh LuôngPha Bang 5 4 6

Tỉnh U Đôm Xay 5 5 4

Số GV cần bổ sung 27 28 27

Nguồn: Phòng chuyên môn các trường Chính trị và Hành chính Lào, năm 2012-2013[106].

chính Lào cần bổ sung thêm số lượng giảng viên Mác - Lênin. Mỗi trường cần có ít nhất là khoảng 15 đến 20 giảng viên mới đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý và cán bộ kế cận các cấp, các ngành của tỉnh và huyện theo chương trình đào tạo hệ cao cấp nhất là các bộ môn khoa học lý luận Mác - Lênin của các trường.

Bên cạnh đó, giảng viên Mác - Lênin ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào hiện nay về độ tuổi, qua điều tra cho thấy: 22,58% giảng viên Mác - Lênin ở độ tuổi dưới 30 tuổi; 25,80% giảng viên ở độ tuổi 31-40; và 33,33% là giảng viên ở độ tuổi từ 41-50; và từ 51 trở lên chiếm 18,27%.

Bảng 3.2. Số giảng viên chính và độ tuổi giảng viên dạy các môn Mác- Lênin ở các trường Chính trị và Hành chính Lào hiện nay

Tên các Trường Chính Trị và Hành chính Lào Tổng số GV Giới tính Độ tuổi

Nam Nữ Dưới30 31-40 41-50 51 trở lên

Thủ đô ViêngChăn 15 10 5 4 3 5 3

Sa Văn Na Khệt 15 12 3 4 4 4 3

Chăm Pa Sắc 25 19 6 5 7 9 4

Luông Pha Bang 22 19 3 3 7 9 3

U Đôm Xay 16 11 5 5 3 4 4

Tổng cộng 93 71 22 21 24 31 17

Nguồn: Phũng chuyờn mụn cỏc trường Chớnh trị và Hành chính Lào, Năm 2012-2013[106].

Cú thể thấy rằng đội ngũ giảng viên Mác-Lênin ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào hiện nay rất ít, giảng viên trẻ còn ít. Phần lớn giảng viên có độ tuổi từ 41 trở lên. Đồng thời đội ngũ này là những đảng viên có tuổi đảng lâu năm hơn là điểm tựa vững chắc cho đội ngũ giảng viên trẻ. Họ có kinh nghiệm

giảng dạy và phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng. Họ là những người được đào tạo cơ bản từ Đại học quốc gia Lào, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Việt Nam. Do đa số các Trường Chính trị và Hành chính Lào mới được phép đào tạo hệ cao cấp (trừ Trường Chính trị và Hành chính Thủ Đô Viêng Chăn được phép đào tạo từ năm 2005 và Trường Chính trị và Hành chính tỉnh Sa Văn Na Khệt năm 2007) nên giảng viên Mác - Lênin chủ yếu có trình độ cử nhân.Trong tổng số giảng viên ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào hiện nay tính đến năm học 2012 - 2013, có 5 tiến sĩ, chiếm 5,37%, 18 thạc sĩ, chiếm 19,35%, cử nhân có 70 người, chiếm 75,26%.

Bảng 3.3. Trình độ giảng viên Mác - Lênin các trường Chính trị và Hành chính Lào (năm học 2012-2013)

Tên các trường Chính

trị và Hành chính Lào Trình độ GV Mác-Lênin

Cử nhân Thạc sĩ Tiến sĩ

Thủ Đô Viêng Chăn 11 4 0

Sa Văn Na Khệt 10 3 2

Chăm Pa Sắc 20 4 1

Luông Pha Bang 17 4 1

U Đôm Xay 12 3 1

Tổng cộng 70 18 5

Nguồn: Phòng chuyên môn các trường Chính trị và Hành chính Lào[106].

và Hành chính Lào về cơ bản đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, thực hiện nhiệm vụ giảng dạy tất cả các môn khoa học Mác - Lênin, Xây dựng Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, dân vận, hành chính học, với số lượng trên 42 môn trong chương trình đào tạo hệ cao cấp có thời hạn 2 năm rưỡi, mà tài liệu được sử dụng do Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào biên soạn và xuất bản. Theo quyết định số 1188/BGD của Bộ giáo dục, ký ngày 12/7/2005 về việc phê duyệt sử dụng chương trình cao cấp của Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào và theo quết định số 176/HVCT - HCQG của Giám đốc Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, ký ngày 28/4/2004 về việc sử dụng chương trình lý luận Chính trị - Hành chính cao cấp, thì bộ giáo trình chuẩn quốc gia đã tạo thuận lợi cho các giảng viên Mác - Lênin bố trí chương trình giảng dạy thích hợp với chức năng nhiệm vụ đào tạo của mình. Đây là yếu tố quan trọng để vừa tạo nên sự đồng thuận trong mục tiêu đào tạo chung giữa các trường Chính trị và Hành chính Lào vừa góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Trong những năm gần đây, với sự quan tâm của Đảng ủy, Ban giám đốc Học viện đã phê duyệt thực hiện kế hoạch nâng cao trình độ giảng dạy, để nâng cao trình độ đội ngũ giảng viên ở Học viện và các Trường Chính trị và Hành chính trong toàn quốc, chú trọng việc đổi mới phương pháp giảng dạy để dần nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy theo chương trình đào tạo của Học viện. Do yêu cầu của việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học viên, nhận thức được trách nhiệm trong việc giáo dục lý luận chính trị - tư tưởng, giáo viên Mác - Lênin đã vượt khó khăn, tự vươn lên trong tự học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, Đảng ủy, Ban giám hiệu các trường còn tạo điều kiện cho giảng viên các môn khoa học Mác - Lênin tham dự những đợt tập huấn, bồi dưỡng do Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào tổ chức, nhất là hàng năm đã cử đoàn cán bộ giảng viên các Trường Chính trị và Hành chính Lào sang tập huấn 3 tháng tại Học viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh theo chương trình hợp tác giữa Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào với Học

viện Chính trị-Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, để tăng cường quản lý giảng dạy và học các môn khoa học Mác - Lênin. Đây chính là những điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Mác - Lênin ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào hiện nay.

Trong những năm gần đây, số lượng giảng viên đi học cao học đã tăng đáng kể, một số giảng viên tích cực học tập ngoại ngữ, tin học để đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn mới. Điều này góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận Mác - Lênin ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu tài liệu chuyên ngành; việc cập nhật thông tin để nâng cao trình độ chuyên môn cũng như để bổ sung tài liệu thực tiễn vào bài giảng của đội ngũ giảng viên còn hạn chế. Điều này do nhiều nguyên nhân như hạn chế về trình độ của bản thân giảng viên, thiếu những phương tiện hỗ trợ cần thiết như sách báo chuyên ngành, những phương tiện thông tin hiện đại như internet; hầu như ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào chưa có mạng INTERNET để phục vụ học tập, chỉ có ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào đưa vào sử dụng năm 2008.

Đội ngũ giảng viên Mác - Lênin ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào, mặc dù còn thiếu, nhưng đã tham gia vào công tác giáo dục chính trị-tư tưởng, giảng dạy ở các trường cao đẳng trong tỉnh và địa phương. Điều này một phần là theo quy định của Ban Giám hiệu trường và một phần cũng là để nâng cao trình độ cho giảng viên và góp phần tăng thu nhập cho họ. Bởi vì nguồn thu nhập chủ yếu của giảng viên ở các trường chỉ dựa vào lương và phụ cấp theo quy định của Nhà nước. Điều đó đã góp phần nâng cao chất lượng giờ dạy. Phần lớn giảng viên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, có kinh nghiệm đều đi thỉnh giảng. Điều này góp phần đảm bảo cho việc giáo dục lý luận Mác - Lênin cũng như hoạt động giáo dục lý luận chính trị - tư tưởng ở các cơ quan, Ban, Ngành của tỉnh, địa phương đúng định hướng đường lối, chính sách của Đảng và hướng phát triển của đất nước.

Thứ hai, về phương pháp giảng dạy.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ mà Ban giám hiệu các Trường Chính trị và Hành chính đề ra, trong những năm vừa qua các giảng viên đã thực hiện hướng chuyển dần các phương pháp giảng dạy mới trong tất cả hệ thống đào tạo và bồi dưỡng. Việc dạy và học các môn khoa học Mác - Lênin cũng không nằm ngoài các phương pháp giảng dạy mới đó, chuyển dần từ truyền đạt tri thức thụ động, sang phương pháp giảng đối thoại, gợi mở; chú trọng giảng dạy cho học viên phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống, phát triển năng lực kinh nghiệm cá nhân, tăng cường tính chủ động, tự chủ trong quá trình học tập và trong quá trình hoạt động học tập của học viên.

Phương pháp mà giảng viên ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào thực hiện phần lớn là giảng viên yêu cầu học viên đọc tài liệu trước khi lên lớp, học viên tập trung nghe giảng-học viên phải tự hệ thống bài dưới sự hướng dẫn của giảng viên, nghĩa là học viên phải nghiên cứu giáo trình trước khi lên lớp (học 4 trình, thảo luận bằng 1 trình). Trong phương pháp giảng dạy mới này học viên được thảo luận sôi nổi để nâng cao chất lượng giờ học, đồng thời cũng tạo điều kiện cho học viên được suy nghĩ và nghiên cứu nhiều hơn, nhất là do học viên ở các trường đều là cán bộ đảng viên, được giảng viên hướng dẫn vận dụng kiến thức, kinh nghiệm vào thực tiễn của từng học viên. Ngoài ra, giảng viên còn kết hợp nhiều hình thức phong phú, tùy theo đối tượng, điều kiện cụ thể; yêu cầu của mỗi bài giảng, giảng viên vừa diễn giải vừa ví dụ, vừa thuyết minh vừa nêu vấn đề, vừa sử dụng máy chiếu... Nhưng phương thức này còn hạn chế vì kinh phí có hạn và để thực hiện tốt phương pháp giảng dạy mới, người giảng viên phải mất nhiều thời gian và công phu, đòi hỏi phải có năng lực và lòng nhiệt tình, quan trọng nhất là phải có kinh nghiệm mới thành công được. Trên thực tế, không ít giảng viên cho rằng phần lớn học viên là những người công tác ở địa phương, tri thức và kỹ năng về học tập chưa nhiều nên chưa thể sử dụng phương pháp giảng dạy mới trên diện rộng.

Để đánh giá kết quả của phương pháp giảng dạy và học tập các môn khoa học Mác - Lênin ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào, khâu kiểm tra và thi là khâu quan trọng. Hiện nay, giảng viên ở các trường cũng sử dụng nhiều phương pháp để chống việc mang tài liệu vào phòng thi, đảm bảo đánh giá đúng thực chất trình độ của học viên. Chẳng hạn, đề thi mỗi môn đều gắn lý luận với thực tiễn ở thời kỳ đổi mới của đất nước trong giai đoạn hiện nay, và thi vấn đáp các giảng viên đều yêu cầu học viên nêu vấn đề lý luận, đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn của nơi học viên đang công tác.

Việc giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào trong thời gian gần đây, số giờ lên lớp giảng viên đều sử dụng theo phương pháp truyền thống như thuyết trình, phương pháp đối thoại; phương pháp nêu vấn đề còn ít đưa sử dụng. Qua điều tra giảng viên dạy các môn khoa học Mác-Lênin cho thấy: 100% sử dụng phương pháp thuyết trình thường xuyên; phương pháp nêu vấn đề chiếm 38,15% và phương pháp thảo luận nhóm chiếm 47,34% (xem phụ lục 2 bảng 2).

Có thể thấy rằng đội ngũ giảng viên Mác - Lênin ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào với kinh nghiệm của một số giảng viên Mác - Lênin đã làm công tác giảng dạy nhiều năm cũng tạo được sự hứng thú trong mỗi giờ lên lớp, làm cho những tri thức Mác - Lênin được tiếp nhận một cách tự giác hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì giảng viên Mác - Lênin cũng có nhiều hạn chế, đa số là giảng viên ít được thâm nhập thực tế. Chế độ đi thực tế ở cơ sở hàng năm của giảng viên Mác - Lênin ở các trường còn ít, ít kinh nghiệm, vốn hiểu biết thực tiễn xã hội còn nghèo, điều đó dẫn đến bài giảng của giảng viên thường bị bó hẹp trong nội dung sách vở, ít mở rộng; ít bổ sung số liệu, chất liệu của cuộc sống làm cho giờ dạy các môn lý luận Mác - Lênin trở nên khô khan. Qua điều tra học viên 5 Trường Chính trị và Hành chính Lào gồm 321 học viên cho thấy: 27,72% học viên cho rằng các môn khoa học Mác - Lênin là trừu tượng, khô khan và thiếu sinh động; có

67,28% học viên thấy hài lòng, hứng thú khi nghe giảng viên giảng; có 5,29% cho là không hứng thú (Xem phụ lục 2 bảng 1).

Như vậy, để đáp ứng yêu cầu giáo dục trong thời kỳ đổi mới, thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện giáo dục toàn diện, đội ngũ giảng viên Mác - Lênin là nhân tố giữ vai trò quyết định về chất lượng đào tạo học viên ở các Trường Chính trị và Hành chính Lào. Họ phải là những người có trình độ học vấn, có bề dày kinh nghiệm, am hiểu sâu sắc thực tiễn xã hội và đòi hỏi đội ngũ giảng viên phải có phẩm chất chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống trong sạch, lành mạnh, luôn luôn gần gũi mọi người và gần gũi học viên, ít nhất cũng phải có chuyên môn đúng tiêu chuẩn giảng viên theo quy định, đó phải là những người được đào tạo cơ bản có hệ thống, tốt

Một phần của tài liệu vấn đề giáo dục lý luận mác - lênin cho học viên hệ cao cấp ở các trường chính trị và hành chính nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào hiện nay (Trang 85 - 93)