Theo nội dung chương trình đào tạo hệ cao cấp mà Ban giám hiệu các Trường Chính trị và Hành chính Lào đề ra, hàng năm học viên được tham gia vào các hoạt động xã hội. Với học viên, những điều học trong giảng đường chỉ phát triển về mặt lý thuyết để cung cấp cho học viên những giá trị, những chất liệu để hình thành nhân cách của họ mà thôi. Hoạt động thực tiễn mới giúp học viên khẳng định được chính bản thân mình. Các phong trào chính trị - xã hội thực tế là nơi cho học viên rèn đức, luyện tài, trau dồi những kiến thức, niềm tin, nhân sinh quan cách mạng...
Quán triệt đường lối của Đảng về công tác xây dựng cơ sở, nhất là thực hiện nghị quyết số: 03/BCT của bộ Chính trị, ngày 15 tháng 2 năm 2012 về: “Ba xây”. Đó là: Xây dựng tỉnh trở thành đơn vị chiến lược; Xây dựng Huyện trở thành đơn vị vững mạnh và toàn diện; Xây dựng bản trở thành đơn vị phát triển. Như vậy, các Trường Chính trị và Hành chính Lào đã thực hiện theo tinh
thần của nghị quyết, trước tiên là phải thực hiện chương trình nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ gắn với việc thực hiện nhiệm vụ công tác cụ thể ở cơ sở. Do vậy, khoảng tháng một của khóa học năm thứ hai của hệ cao cấp, các Trường Chính trị và Hành chính Lào tổ chức cho học viên đi thực tế xây dựng cơ sở khoảng một tháng để nhằm củng cố tri thức lý luận gắn với việc vận dụng vào thực tiễn, sau đó rút ra kinh nghiệm từ thực tiễn đó để có tri thức mới về lý luận, nhằm đào tạo được những học viên nắm vững lý luận Mác - Lênin, vận dụng chủ nghĩa Mác -Lênin vào các tổ chức và hoạt động lãnh đạo phong trào cụ thể ở cơ sở. Đồng thời, cũng là để vận dụng tri thức đã được học của mình góp phần vào việc xây dựng và phát triển nhóm bản trở thành nhóm bản phát triển trong tương lai.
Mỗi năm, các Trường Chính trị và Hành chính Lào đã tổ chức cho học viên đi thực tế xây dựng cơ sở ở các tỉnh, huyện và bản. Ngoài việc học viên xuống cơ sở, từng giai đoạn, học viên còn có hoạt động tìm hiểu các vấn đề với các tổ chức đoàn thể, với nhân dân và đóng góp ý kiến cho dân về vấn đề phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, cơ sở.
Nội dung của việc xây dựng cơ sở của học viên các Trường Chính trị và Hành chính Lào là dựa vào kế hoạch “Ba xây” cơ sở đã xác định ở chương trình của hệ cao cấp, kết hợp với kế hoạch “Ba xây” của tỉnh, huyện và bản đề ra.
Hình thức tổ chức “Ba xây” ở cơ sở của học viên các Trường Chính trị và Hành chính Lào là tổ chức thành nhóm, mỗi nhóm trực ở bản, lại phân thành 4 tổ công tác như: tổ công tác chính trị, tổ công tác kinh tế, tổ công tác an ninh -trật tự xã hội và tổ công tác văn hóa - xã hội.
Cách triển khai và hoạt động: “Ba xây” ở cơ sở của học viên, trước hết là học viên quán triệt nội dung “Ba xây” mà Bộ Chính trị Trung ương Đảng đề ra, quán triệt kế hoạch xây dựng cơ sở của các Trường Chính trị và Hành chính Lào và quán triệt kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của các cơ sở. Sau khi quán triệt các kế hoạch từng nhóm học viên phải tổ chức thực hiện ở mỗi
nơi, khu vực, bản mà nhóm của mình phụ trách.
Để thực hiện tốt và có hiệu quả cao kế hoạch “Ba xây” cơ sở đó, ban chỉ đạo phải phối hợp với Đảng ủy, chính quyền và các tổ chức, cán bộ “Ba xây” cơ sở của tỉnh, huyện và bản thường trực ở đó.
Trong quá trình thực hiện, triển khai các kế hoạch “Ba xây” cơ sở của học viên, Ban chỉ đạo của các trường còn phải kết hợp chặt chẽ với các cơ quan đoàn thể, nhất là văn phòng nội vụ. Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như diễn đàn, giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao, thi tìm hiểu những vấn đề chính trị, văn hóa... Đây là một phần để thu hút học viên tham gia vào các phong trào chính trị - xã hội. Ngoài những mặt thuận lợi cũng có những mặt hạn chế như: thời gian của việc thực hiện xây dựng cơ sở của học viên còn quá ngắn không phù hợp thực tế, trong một tháng theo kế hoạch thì học viên phải chia thành 3 đợt, phải xuống trực ở cơ sở, như vậy, là không thường xuyên và có ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền của học viên đối với quần chúng nhân dân ở cơ sở. Ngoài ra, Ban chỉ đạo “Ba xây” cơ sở chưa theo dõi kịp thời các hoạt động và chỉ đạo thực hiện kế hoạch từng ngày của mỗi nhóm. Về chuyên môn, Ban chỉ đạo “Ba xây” cơ sở chưa có kinh nghiệm, về việc xây dựng nội dung chương trình cũng chưa được đảm bảo và về kinh phí ngân sách của các Trường Chính trị và Hành chính Lào còn hạn chế.
Công tác “Ba xây” mà các trường thực hiện hàng năm cũng là một phong trào rất quan trọng đối với học viên. Trong những tháng đi xây dựng cơ sở như vậy, học viên hấp thu tri thức, thể hiện nhận thức của mình về các vấn đề chính trị - xã hội, đồng thời thông qua các phong trào thực tiễn này, học viên mới hiểu những tri thức đã được học đúng hay không đúng. Môi trường thực tiễn chính là yếu tố quan trọng nhất để mỗi học viên kiểm nghiệm giá trị các nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Như vậy, có thể nói phong trào công tác “Ba xây” ở cơ sở mà học viên các Trường Chính trị và Hành chính Lào tham gia trong mỗi năm là tất yếu một phần
là để vận dụng lý luận Mác - Lênin vào thực tiễn ở cơ sở nhằm giải quyết các vấn đề cấp bách và một phần là để tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước vào quần chúng nhân dân, nâng cao trình độ tự giác của các tổ chức và nhân dân. Qua đó rút ra được những bài học kinh nghiệm, có kế hoạch thực hiện cụ thể và phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo theo dõi thường xuyên của Đảng ủy, Ban giám hiệu trường và các cấp liên quan. Làm được như vậy sẽ thu hút học viên hơn nữa vào các phong trào thực tiễn xây dựng đất nước. Đây cũng là một biện pháp giáo dục lý luận Mác - Lênin hiệu quả nhất.