Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận Án Tiến Sĩ Kế Toán Quản Trị Tại Các Trường Đại Học Công Lập Thực Hiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Ở Việt Nam (Trang 29 - 37)

Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu, luận án tiến hành nghiên cứu bốn khía cạnh sau:

(1) Nghiên cứu lý luận về KTQT tại các ĐVSN công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính.

(2) Nghiên cứu thực trạng về KTQT tại các trường ĐHCL thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ở Việt Nam.

(3) Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến KTQT tại các trường ĐHCL thực hiện cơ chế tự chủ tài chính.

(4) Nghiên cứu đề xuất các giải pháp hoàn thiện KTQT tại các trường ĐHCL thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ở Việt Nam.

Quy trình nghiên cứu của luận án có thể khái quá qua sơ đồ sau:

6.1.

6.2.

Trong quá trình nghiên cứu, luận án sử dụng kết hợp các phương pháp sau để giải quyết được mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra:

Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp: Luận án tiến hành thống kê các nghiên cứu đã được công bố c liên quan đến đề tài nghiên cứu để tìm ra những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu cho luận án. Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, luận án cũng tiến hành nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, bao gồm các tài liệu có sẵn liên quan đến vấn đề nghiên cứu từ các nguồn khác nhau như: chế độ kế toán, tài chính, các thông tư, nghị định, văn bản quy định của pháp luật, và trên các trang web của Bộ Tài chính, Bộ giáo

KTQT tại các trường ĐHCL thực hiện cơ chế tự chủ tài chính

Nghiên cứu lý luận về KTQT tại các ĐVSN công lập thực hiện cơ

chế tự chủ tài chính

Nghiên cứu thực trạng về KTQT tại các trường ĐHCL thực hiện cơ

chế tự chủ tài chính ở Việt Nam

Đặc điểm hoạt động, cơ

chế quản lý tài chính, cơ

chế tự chủ

Nội dung kế toán quản trị,

mô hình tổ chức KTQT

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến KTQT

tại các trường ĐHCL TCTC

Phân tích thực trạng KTQT tại các trường

ĐHCL TCTC, trên cơ sở đ đánh giá ưu,

nhược điểm

Các giải pháp hoàn thiện KTQT tại các trường ĐHCL thực hiện cơ chế tự chủ tài chính tại Việt Nam

Hoàn thiện mô hình tổ chức KTQT

Hoàn thiện các nội dung KTQT

dục và đào tạo, các Bộ ban ngành liên quan, các bài báo, tạp chí, các công trình khoa học… c liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả.

Dữ liệu sơ cấp: Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua phiếu khảo sát, các bảng câu hỏi phỏng vấn. Phiếu khảo sát tập trung vào việc hướng khảo sát thực tế KTQT tại các trường ĐHCL thực hiện cơ chế tự chủ tài chính.

Phương pháp điều tra: Phương pháp điều tra được sử dụng để thu thập thực tế về KTQT tại các trường ĐHCL thực hiện cơ chế tự chủ tài chính. Trình tự thực hiện như sau:

- ước 1: Thiết kế mẫu điều tra và các câu hỏi trên phiếu điều tra

- ước 2: Phát phiếu điều tra: Phiếu điều tra được phát cho những người làm công tác quản l và người trực tiếp làm công tác kế toán tại các trường ĐHCL thực hiện cơ chế tự chủ tài chính.

+ Phạm vi gửi phiếu điều tra: 23 trường ĐHCL tự chủ tài chính (phụ lục 2.1) + Quy mô khảo sát: tổng số phiếu phát ra: 191 phiếu, trong đ gửi cho Ban Giám hiệu 46 phiếu, lãnh đạo phòng kế toán 46 phiếu, lãnh đạo các phòng, ban, viện, trung tâm: 99 phiếu.

+ Để đảm bảo số phiếu thu về với tỷ lệ cao, trước khi gửi bảng khảo sát, tác giả đã gọi điện thoại xin cuộc hẹn và sau đ đến trực tiếp các trường gửi cho đối tượng cần khảo sát để đề nghị hỗ trợ. Sau hai tuần kể từ lúc gửi phiếu khảo sát, tác giả đến trực tiếp để lấy phiếu, trước khi đến lấy tác giả gọi điện thoại trước để dự phòng trường hợp đối tượng khảo sát quên trả lời bảng hỏi sẽ hoàn tất câu trả lời.

Kết quả thu về 181/191 phiếu.

+ Đối với những người làm công tác quản lý: Mục đích phiếu khảo sát nhằm tìm hiểu một số nội dung như: mức độ tự chủ, sự hiểu biết về KTQT, nhận thức tầm quan trọng của KTQT, thông tin do phòng kế toán cung cấp c đáp ứng được yêu cầu quản lý không, có mong muốn gì thêm đối với phòng kế toán….(chi tiết bảng câu hỏi thể hiện ở phụ lục 2.6). Căn cứ vào kết quả khảo sát, tác giả tổng hợp, phân tích đưa ra những đánh giá chung về thực trạng bộ máy kế toán, nhu cầu thông tin của Ban giám hiệu để nhận định sự cần thiết của KTQT tại các trường ĐHCL tự chủ tài chính.

+ Đối với những người trực tiếp làm công tác kế toán: Mục đích khảo sát để biết được việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong việc tổ chức bộ máy kế toán, phân công công việc, triển khai tổ chức thực hiện các nội dung TQT như thế nào….(chi tiết bảng câu hỏi thể hiện ở phụ lục 2.8). Đây là cơ sở để tác giả đánh giá thực trạng KTQT tại các trường ĐHCL thưc hiện cơ chế tự chủ tài chính.

- ước 4: Tổng hợp phiếu điều tra, phân tích kết quả thu được để kết luận về các vấn đề đặt ra trong các câu hỏi nghiên cứu.

Phương pháp phỏng vấn: ngoài kết quả khảo sát thu thập được từ phiếu điều tra, để c thêm độ tin cậy khi phân tích, đánh giá thực trạng KTQT tại các trường ĐHCL thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, tác giả thực hiện phỏng vấn đối với kế toán trưởng/phụ trách kế toán để hiểu tường tận hơn thực trạng về KTQT tại các đơn vị này và phỏng vấn các chuyên gia để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu và đưa ra nhận xét khách quan, làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp.

- Trước khi tiến hành phỏng vấn chính thức tác giả gọi điện trực tiếp giới thiệu về đề tài nghiên cứu, mục tiêu phỏng vấn và một số nội dung chính phỏng vấn dành cho các chuyên gia. Mục đích của việc trao đổi trước nội dung chính nhằm giúp chuyên gia hiểu được mục tiêu của vấn đề của nghiên cứu để buổi phỏng vấn đạt hiệu quả cao. Sau đ tác giả cũng thỏa thuận về thời gian và địa điểm phỏng vấn với từng chuyên gia khi họ đồng ý tham gia phỏng vấn.

- Trước thời gian hẹn 2 ngày, tác giả thực hiện việc liên hệ lại với chuyên gia qua điện thoại để gợi nhắc cuộc hẹn nhằm giúp tác giả c được thông tin về mức độ quan tâm của họ đến vấn đề nghiên cứu, mức độ sẵn lòng tham gia phỏng vấn của chuyên gia.

Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu: để thực hiện xử lý và phân tích dữ liệu, luận án sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng để điều tra thu thập tài liệu về thực trạng KTQT tại các trường ĐHCL thực hiện cơ chế tự chủ tài chính.

Phiếu điều tra phỏng vấn sau khi thu thập được sẽ được hệ thống hóa, tổng hợp để làm cơ sở đánh giá thực trạng.

- Phương pháp phân tích định tính: Phương pháp này được sử dụng để phân tích các tài liệu có sẵn qua tạp chí, kết quả nghiên cứu khoa học, các báo cáo, định

hướng phát triển của các trường ĐHCL thực hiện cơ chế tự chủ tài chính,… làm cơ sở đề xuất các giải pháp phù hợp.

- Phương pháp đối chiếu và so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh, đối chiếu giữa những nghiên cứu đã được công bố với nghiên cứu của luận án nhằm tìm ra những điểm khác biệt và chưa hoàn thiện để bổ sung cho việc xây dựng giải pháp của luận án.

Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu này tác giả sử dụng để kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT tại các trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC.

Quá trình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến vận dụng KTQT trong các trường ĐHCL được tự chủ tài chính được thực hiện qua hai bước chính là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

Ở bước này, luận án sử dụng hai kỹ thuật của phương pháp nghiên cứu định tính là: Nghiên cứu bàn giấy và thảo luận nhóm chuyên gia:

- Nghiên cứu bàn giấy: Tác giả tổng kết các nghiên cứu đã công bố trước có nguồn gốc đáng tin cậy. Sau đ , kết hợp với kiến thức và cơ sở lý thuyết liên quan đến lĩnh vực KTQT, tác giả xác định vấn đề nghiên cứu, từ đ tổng kết sơ bộ các nhân tố ảnh hưởng việc vận dụng KTQT. Từ đ xây dựng mô hình nghiên cứu dự kiến và phác thảo thang đo nháp cho các khái niệm trong mô hình.

- Thảo luận nhóm chuyên gia: sau khi thực hiện kỹ thuật nghiên cứu bàn giấy, tác giả sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm tập trung được tổ chức xung quanh bảng hỏi, để lấy thông tin chuyên biệt từ những người tham gia cuộc thảo luận. Các câu hỏi chủ yếu là câu hỏi đ ng và xoay quanh các vấn đề mà nghiên cứu đang hướng đến. Các câu hỏi sẽ đưa ra lần lượt và tác giả tìm sự thống nhất trong các câu trả lời của các chuyên gia.

Kết quả của thảo luận nhóm giúp khẳng định mô hình nghiên cứu đề xuất là phù hợp và thiết kế thang đo. Đồng thời trên cơ sở hệ thống thang đo đã được chuyên gia góp ý, bắt đầu xây dựng bảng câu hỏi để chuẩn bị cho bước nghiên cứu tiếp theo.

Nghiên cứu định lượng được thực hiện thông qua phương pháp khảo sát. Các dữ liệu thu thập được dùng để đánh giá thang đo, kiểm định mô hình cũng như

những giả thuyết nghiên cứu. Phương pháp hồi quy đa biến được sử dụng để kiểm định các giả thuyết với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 22.0.

Chọn mẫu nghiên cứu định tính

Trước tiên tác giả tìm hiểu, tiếp xúc và nhận định mức độ chuyên sâu của các chuyên gia trong lĩnh vực KTQT, một danh sách các chuyên gia dự kiến sẽ được chọn để tham gia phỏng vấn được thiết lập. Sau khi tiếp xúc và trao đổi với các chuyên gia về mục đích nghiên cứu và các vấn đề nghiên cứu của luận án, tác giả lập danh sách các chuyên gia đồng ý tham gia phỏng vấn và thực hiện các bước phỏng vấn theo kế hoạch.

Tiêu chí lựa chọn chuyên gia: Chuyên gia tham gia nghiên cứu này được chia làm 2 nhóm, gồm chuyên gia làm tại bộ phận kế toán tại các trường ĐH và chuyên gia công tác trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu KTQT. Cụ thể:

- Với nhóm chuyên gia làm việc tại bộ phận kế toán trường ĐH:

+ Yêu cầu về kinh nghiệm: đã c kinh nghiệm ở các cương vị như kế toán trưởng, quản l nhà trường từ 5 năm trở lên.

+ Yêu cầu về trình độ: từ cử nhân trở lên.

- Với nhóm chuyên gia đang công tác trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu KTQT + Yêu cầu về kinh nghiệm: có thời gian công tác trên 10 năm về lĩnh vực KTQT

+ Yêu cầu về trình độ: C trình độ từ tiến sĩ trở lên.

Thiết kế đề cương câu hỏi phỏng vấn

Căn cứ theo mô hình nghiên cứu đã phát thảo, câu hỏi khảo sát sâu chuyên gia được xây dựng dưới dạng dàn bài thảo luận. Nội dung phỏng vấn chuyên gia xoay quanh các nhân tố ảnh hưởng đến TQT và thang đo của các nhân tố trong mô hình.

Phần 1: Nhằm khẳng định sự phù hợp của các chuyên gia được chọn để phỏng vấn, các câu hỏi này hỏi về quá trình làm việc, chuyên môn và thâm niên của người được phỏng vấn. Bảng liệt kê thông tin về các chuyên gia được phỏng vấn được trình bày ở phụ lục 2.4.

Phần 2: Khẳng định các nhân tố và thang đo của các nhân tố c tác động đến việc vận dụng TQT trong các trường ĐHCL thực hiện cơ chế TCTC.

Tổ chức thảo luận nhóm

Do đã liên hệ với chuyên gia về cuộc thảo luận nên đã c 6 chuyên gia được mời đến tham dự buổi thảo luận. Trong quá trình thảo luận tác giả ghi chép ý kiến của chuyên gia, sau đ tiến hành tổng hợp. Bản ghi chép chính thức về nội dung đã thảo luận với chuyên gia sẽ được thông qua sau khi kết thúc buổi thảo luận để các chuyên gia xem xét lại tính chính xác của câu trả lời, cũng như tính chính xác trong lắng nghe và ghi chép của tác giả.

Thiết kế bảng câu hỏi trong nghiên cứu định lượng Nội dung của bảng câu hỏi gồm 3 phần chính:

- Thông tin mở đầu: Nội dung phần này bao gồm phần giới thiệu mục đích, nghĩa của nghiên cứu để giúp người trả lời c được hình dung chung về nghiên cứu.

- Thông tin thống kê: Nhằm thu thập thêm những nội dung khác liên quan đến người trả lời và trường ĐH họ đang làm việc để thống kê, mô tả mẫu cũng như giải thích rõ thêm cho những thông tin chính nếu cần thiết.

- Thông tin chính về các phát biểu: Trong phần này nêu lên những phát biểu nhằm ghi lại mức độ kiến của người trả lời liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến TQT trong các trường ĐHCL được TCTC.

Thiết kế mẫu

Mẫu trong nghiên cứu này được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất mà cụ thể là chọn mẫu theo phương pháp phát triển mầm. Theo phương pháp này, tác giả đã tập trung khảo sát các nhà lãnh đạo, quản l và các nhân viên kế toán làm việc tại các trường ĐHCL được tự chủ tài chính tại Việt Nam.

Về kích thước mẫu, theo J.F Hair và cộng sự (1998) đối với phân tích nhân tố khám phá EFA thì cỡ mẫu phải tối thiểu năm lần các mệnh đề trong thang đo. Trong nghiên cứu này, c tất cả là 30 biến quan sát dùng trong phân tích nhân tố, do vậy cỡ mẫu tối thiểu cần đạt là: 30 * 5 = 150 quan sát. Thêm vào đ , đối với hồi quy đa biến thì cỡ mẫu tối thiểu được tính bằng công thức: 50 + 8*m (m là số biến độc lập). Trong nghiên cứu này c 6 biến độc lập thì cỡ mẫu tối thiểu là: 50 + 8 * 6 = 98 quan sát. Tổng hợp cả hai yêu cầu trên, kích thước mẫu tối thiểu được yêu cầu là 150 quan sát. Trong nghiên cứu này kích thước mẫu được lựa chọn là 181 quan sát, điều này là hoàn toàn phù hợp với yêu cầu về cỡ mẫu trong nghiên cứu định lượng.

Thu thập dữ liệu

Hiện nay, có một số phương pháp thu thập dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu khoa học như: quan sát, khảo sát, phỏng vấn (phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại...), thảo luận nhóm... (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Trong các phương pháp thu thập dữ liệu kể trên, mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng, và việc lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nghiên cứu đang thực hiện là nghiên cứu định tính hay định lượng, vấn đề nghiên cứu, mục tiêu của việc thu thập dữ liệu,...

Trong nghiên cứu này, việc thu thập dữ liệu được thực hiện bằng phương pháp khảo sát, đây là phương pháp thu thập dữ liệu phổ biến nhất trong nghiên cứu định lượng (Nguyễn Đình Thọ, 2011). Theo phương pháp này, tác giả sẽ gửi bảng câu hỏi khảo sát thông qua e-mail, hoặc gửi trực tiếp đến các đối tượng khảo sát.

Phân tích dữ liệu

Sau khi thu nhận được các bảng câu hỏi trả lời, tác giả đã tiến hành làm sạch thông tin, lọc bảng câu hỏi và mã hóa những thông tin cần thiết trong bảng câu hỏi, nhập liệu và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 22.0. Sau đ , tiến hành các bước (1): Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha, bước (2): Kiểm định giá trị của biến bằng phương pháp phân tích nhân tố EFA, và (3): Phân tích hồi quy đa biến.

Quy trình nghiên cứu

Trên nền tảng của các mục tiêu nghiên cứu là xác định và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến KTQT, tác giả tổng hợp các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài và cơ sở lý thuyết cũng như các l thuyết nền của nghiên cứu. Trên cở sở đ xác định khe hổng nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng KTQT trong các trường ĐHCL TCTC

Tác giả thực hiện phương pháp thảo luận với các chuyên gia để xin ý kiến của chuyên gia về mô hình nghiên cứu đề xuất cũng như thang đo cho các biến nghiên cứu trong mô hình nghiên cứu mà tác giả đề xuất. Dựa trên kết quả thảo luận này, tác giả xác định mô hình nghiên cứu chính thức, cũng như thang đo chính thức để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát của đề tài. Từ đ đưa ra các giả thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. Sau khi xử lý số liệu, kết quả thu được thông qua kiểm

Một phần của tài liệu Luận Án Tiến Sĩ Kế Toán Quản Trị Tại Các Trường Đại Học Công Lập Thực Hiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Ở Việt Nam (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(263 trang)