Khái niệm, đặc điểm và phân loại đơn vị sự nghiệp công lập

Một phần của tài liệu Luận Án Tiến Sĩ Kế Toán Quản Trị Tại Các Trường Đại Học Công Lập Thực Hiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Ở Việt Nam (Trang 38 - 42)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH 1.1.Tổng quan về đơn vị sự nghiệp công lập

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và phân loại đơn vị sự nghiệp công lập

ĐVSN là thuật ngữ dùng để chỉ các đơn vị, các tổ chức tham gia thực hiện các dịch vụ công bảo đảm các nhu cầu thiết yếu của xã hội.

Theo Nguyễn Văn hoan và Nguyễn Trọng Thản (2010) “ĐVSN công lập là các đơn vị c hoạt động cung ứng hàng h a, dịch vụ công cho xã hội và các hàng h a, dịch vụ khác trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn h a thông tin, thể dục thể thao, nông – lâm ngư nghiệp, kinh tế..., nhằm duy trì hoạt động bình thường của các ngành kinh tế quốc dân. Đặc tính chủ yếu của các ĐVSN là hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, mang tính chất phục vụ cộng đồng là chính”.

Theo Phạm Đức Hiếu (2014) “ĐVSN là thuật ngữ chỉ chung cho các đơn vị thuộc khu vực Nhà nước và đơn vị ngoài khu vực Nhà nước c tư cách pháp nhân, hoạt động hợp pháp tại Việt Nam c đủ điều kiện và chức năng cung ứng dịch vụ sự nghiệp công phù hợp với yêu cầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công của Nhà nước”

[28].

Theo Mai Thị Hoàng Minh (2012) “Đơn vị HCSN là những đơn vị thuộc lĩnh vực phi sản xuất vật chất, hoạt động chủ yếu từ nguồn kinh phí ngân sách cấp để thực hiện các chức năng quản l Nhà nước, cung cấp dịch vụ công cho toàn xã hội. Các đơn vị HCSN còn gồm các đoàn thể, hội nghề nghiệp, các lực lượng vũ trang, đơn vị an ninh quốc phòng...Nguồn kinh phí hoạt động của các đơn vị này c nguồn từ ngân sách cấp nên các đơn vị HCSN còn được gọi là đơn vị dự toán hay đơn vị thụ hưởng ngân sách” [17].

Theo khoản 1, Điều 9 Luật viên chức năm 2010 “ĐVSN công lập là tổ chức do cơ quan c thẩm quyền của nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, c tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản l nhà nước”.

Theo Điều 2 Nghị định 16/2015/NĐ-CP: “ĐVSN công lập do cơ quan c thẩm quyền của Nhà nước thành lập theo quy định của pháp luật, c tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản l nhà nước”.

Dịch vụ sự nghiệp công là dịch vụ sự nghiệp trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo; dạy nghề; y tế; văn h a, thể thao và du lịch; thông tin truyền thông và báo chí;

khoa học và công nghệ; sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác (khoản 2, Điều 3 Nghị định 16/2015/NĐ-CP). Dịch vụ sự nghiệp công gồm 2 loại, c sử dụng kinh phí NSNN và không sử dụng kinh phí NSNN.

Theo quan điểm của tác giả “ĐVSN công lập là tổ chức do cơ quan c thẩm quyền của Nhà nước, c tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước. Nguồn tài chính để đảm bảo hoạt động do NSNN cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách và nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ. Các hoạt động này chủ yếu được tổ chức để phục vụ xã hội nên chi phí chi ra không được trả lại trực tiếp bằng hiệu quả kinh tế nào đ mà được thể hiện bằng hiệu quả xã hội nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô”.

Trong xã hội, mỗi lĩnh vực hoạt động của ĐVSN đều đ ng một vai trò nhất định, tùy theo từng lĩnh vực hoạt động sự nghiệp cụ thể sẽ c những vai trò khác nhau. Nhưng c cùng một mục đích là cung cấp dịch vụ công cho xã hội, g p phần vào công cuộc đổi mới và phát triển của đất nước. Các sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công lập như: giáo dục đào tạo, y tế, văn h a thể thao,...được cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội nhưng không nhằm mục đích sinh lời. Trong quá trình hoạt động các đơn vị này được nhà nước cho phép thu các loại phí để bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí thường xuyên, giảm bớt gánh nặng cho NSNN.

1.1.1.2. Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp công lập

Các ĐVSN công lập dù hoạt động ở các lĩnh vực khác nhau nhưng đều mang những đặc điểm cơ bản như sau:

Thứ nhất, mục đích hoạt động của các ĐVSN công lập là không vì mục tiêu lợi nhuận, chủ yếu phục vụ lợi ích cộng đồng.

Trong nền kinh tế, các sản phẩm, dịch vụ do ĐVSN công lập tạo ra đều có thể trở thành hàng hóa cung ứng cho mọi thành phần trong xã hội. Việc cung ứng các hàng hóa này cho thị trường chủ yếu không vì mục đích lợi nhuận như hoạt

động sản xuất kinh doanh. Nhà nước tổ chức, duy trì và tài trợ cho các hoạt động sự nghiệp để cung cấp những sản phẩm, dịch vụ cho thị trường trước hết nhằm thực hiện vai trò của Nhà nước trong việc phân phối lại thu nhập và thực hiện các chính sách phúc lợi công cộng khi can thiệp vào thị trường. Nhờ đ sẽ hỗ trợ cho các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội hoạt động bình thường, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đảm bảo nguồn nhân lực, thúc đẩy hoạt động kinh tế - xã hội phát triển và ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, đảm bảo và không ngừng nâng cao đời sống, sức khỏe, văn h a, tinh thần của nhân dân.

Thứ hai, sản phẩm của các ĐVSN công lập là sản phẩm mang lại lợi ích chung có tính bền vững, lâu dài cho xã hội.

Sản phẩm, dịch vụ do các hoạt động của ĐVSN công lập tạo ra chủ yếu là những sản phẩm, dịch vụ có giá trị về sức khỏe, tri thức, văn h a, đạo đức, xã hội,…Đây là những sản phẩm vô hình và có thể dùng chung cho nhiểu người, cho nhiểu đối tượng trên phạm vi rộng.

Mặt khác sản phẩm của các hoạt động sự nghiệp công lập chủ yếu là các“hàng h a công cộng” phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp trong quá trình tái sản xuất xã hội. Nhờ việc sử dụng những “hàng h a công cộng” do hoạt động của ĐVSN công lập tạo ra làm cho quá trình sản xuất của cải vật chất được thuận lợi và ngày càng đạt hiệu quả cao. Vì vậy, hoạt động sự nghiệp luôn gắn bó hữu cơ và tác động tích cực đến quá trình tái sản xuất xã hội.

Thứ ba, hoạt động của các ĐVSN công lập luôn gắn liền và bị chi phối bởi các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.

1.1.1.3. Phân loại đơn vị sự nghiệp công lập

Việc phân loại ĐVSN công dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau, tùy theo từng tiêu thức phân loại mà ĐVSN công được chia thành các loại như sau:

- Phân loại theo chủ thể quản l , ĐVSN công lập gồm:

+ ĐVSN công lập do Trung ương quản l ; + ĐVSN công lập do địa phương quản l . - Phân loại theo mức độ tự chủ về tài chính:

Nghị định số 16/2015/NĐ-CP của Chính phủ về tự chủ tài chính của các ĐVSN công lập, có 4 loại:

+ ĐVSN công tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư: là những đơn vị c nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp đảm bảo được toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, NSNN không phải cấp kinh phí. Đối với các dự án đầu tư, đơn vị tự cân đối nguồn tài chính để chủ động xây dựng danh mục các dự án đầu tư, quyết định dự án đầu tư, bao gồm các nội dung về quy mô, phương án xây dựng, tổng mức vốn, nguồn vốn, phân kỳ thời gian triển khai theo quy định của pháp luật về đầu tư.

+ ĐVSN công tự đảm bảo chi thường xuyên: là những đơn vị c nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp ổn định đảm bảo được toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên, NSNN không phải cấp kinh phí cho hoạt động thường xuyên.

+ ĐVSN công tự đảm bảo một phần chi thường xuyên: là những đơn vị c nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp nhưng chưa tự trang trãi được toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên do đ nhà nước phải cấp một phần kinh phí cho hoạt động thường xuyên của đơn vị.

+ ĐVSN công do nhà nước đảm bảo chi thường xuyên: là những đơn vị không c nguồn thu hoặc c nguồn sự nghiệp thấp, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do NSNN đảm bảo toàn bộ.

- Phân loại theo lĩnh vực hoạt động, ĐVSN công lập gồm:

+ ĐVSN hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo;

+ ĐVSN hoạt động trong lĩnh vực văn h a thông tin và truyền thông;

+ ĐVSN hoạt động trong lĩnh vực thể dục thể thao;

+ ĐVSN hoạt động trong lĩnh vực kinh tế;

+ ĐVSN hoạt động trong lĩnh vực y tế;

+ ĐVSN hoạt động trong lĩnh vực khoa học công nghệ;

+ ĐVSN thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng.

- Phân loại theo quy định về quản l tài sản công, các ĐVSN công lập gồm:

+ ĐVSN công được giao tự chủ về quản l và sử dụng tài sản;

+ ĐVSN công chưa được giao tự chủ về quản l và sử dụng tài sản.

- Phân loại theo cấp quản l ngân sách, các ĐVSN công lập gồm:

+ Đơn vị dự toán cấp I: là những đơn vị trực tiếp nhận kinh phí NSNN cấp hàng năm từ cơ quan tài chính, phân bổ ngân sách cho các đơn vị dự toán cấp dưới.

+ Đơn vị dự toán cấp II: là những đơn vị trực thuộc đơn vị dự toán cấp I c nhiệm quản l kinh phí ở cấp trung gian, là cầu nối giữa đơn vị dự toán cấp I và đơn vị dự toán cấp III trong một hệ thống.

+ Đơn vị dự toán cấp III: là những đơn vị trực tiếp sử dụng vốn NSNN để thực hiện nhiệm vụ được giao. Đơn vị dự toán cấp III nhận kinh phí ngân sách từ đơn vị dự toán cấp II hoặc cấp I (trong trường hợp không c đơn vị dự toán cấp II).

Theo đánh giá chung của an chấp hành trung ương kh a XII tại hội nghị lần thứ 6 được nêu trong Nghị quyết số 19-NQ/TW: các ĐVSN đã g p phần to lớn vào quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Tuy nhiên vẫn còn một số vấn đề tồn tại cần giải quyết, cần c giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động. Nguyên nhân của những vấn đề tồn tại là do quản trị yếu kém, chất lượng, hiệu quả dịch vụ thấp, chi tiêu lãng phí, nhiều đơn vị hoạt động thua lỗ, tiêu cực, lãng phí, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính còn hình thức, thiếu minh bạch.

Từ đ việc đổi mới tư duy quản trị, sử dụng đầy đủ các thông tin để thực hiện các chức năng quản lý nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức, ở đây là ĐVSN công lập nói chung và ĐVSN giáo dục - trường ĐHCL được tự chủ tài chính nói riêng cần phải được cải thiện, cần được nghiên cứu để tìm giải pháp khắc phục.

Một phần của tài liệu Luận Án Tiến Sĩ Kế Toán Quản Trị Tại Các Trường Đại Học Công Lập Thực Hiện Cơ Chế Tự Chủ Tài Chính Ở Việt Nam (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(263 trang)