CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP THỰC HIỆN CƠ CHẾ TỰ CHỦ TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM 2.1. Khái quát về các trường đại học công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính
2.2. Thực trạng KTQT tại các trường đại học công lập thực hiện cơ chế tự chủ tài chính ở Việt Nam
2.2.1. Thực trạng KTQT phục vụ chức năng lập kế hoạch
(1) Nhận diện, phân loại chi phí
Kết quả khảo sát (Phụ lục 2.9) cho thấy 100% đối tượng được khảo sát đều trả lời rằng đơn vị họ công tác có phân loại chi phí theo tính chất các khoản chi trong ĐVSN, bao gồm: chi thường xuyên và chi không thường xuyên. Ngoài ra để phục vụ cho việc ghi chép sổ sách kế toán thì phân loại chi phí theo Thông tư 107/2017/TT-BTC
- Chi thường xuyên gồm các khoản chi sau:
+ Chi thanh toán cho cá nhân, gồm có các khoản chi sau: tiền lương, tiền công, thu nhập tăng thêm, phụ cấp, các khoản trích theo lương.
+ Chi hoạt động đào tạo: tiền giờ giảng, chi phí quản l đào tạo, chi đối tác liên kết, chi phí khác phục vụ đào tạo.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài, gồm: dịch vụ công cộng (điện, nước, vệ sinh môi trường), vật tư văn phòng, thông tin, tuyên truyền liên lạc (điện thoại, internet, bưu chính, quảng cáo).
+ Chi hoạt động khoa học công nghệ: tổ chức hội nghị, hội thảo, thù lao viết bài, chi hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên, sinh viên...
+ Chi các hoạt động khác.
- Chi không thường xuyên gồm các khoản chi sau:
+ Chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, viên chức.
+ Chi mua sắm, sửa chữa, gồm: sửa chữa tài sản, công trình, cơ sở hạ tầng, mua sắm TSCĐ và đầu tư XDC ...
Hiện tại các trường đều phân loại theo tiêu thức này để ghi nhận và theo dõi các khoản chi phí trên cùng hệ thống sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của kế toán tài chính (cụ thể là sổ cái và chi tiết của tài khoản 611 – chi hoạt động).
hông c đơn vị nào phân loại chi phí theo mối quan hệ với mức độ hoạt động (phân loại chi phí thành biến phí và định phí). Như vậy việc phân loại chi phí hầu như chỉ phục vụ cho kế toán tài chính, chưa nhằm mục đích phục vụ cho KTQT.
(2) Đối tượng tập hợp chi phí và phương pháp tập hợp chi phí
Đối tượng tập hợp chi phí là phạm vi, giới hạn nhất định để tập hợp chi phí, thực chất đ là việc xác định chi phí phát sinh ở bộ phận nào và của kỳ nào để ghi nhận vào nơi chịu chi phí. Hoạt động chính của các trường là đào tạo và nghiên cứu
khoa học, ngoài ra còn có một số hoạt động sản xuất kinh doanh/cung cấp dịch vụ.
Theo kết quả khảo sát cho thấy (Phụ lục 2.9), hầu hết các trường đều tập hợp chi phí trực tiếp theo từng hoạt động. Cụ thể:
- Đối với hoạt động đào tạo: kế toán thực hiện tập hợp các chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động này gồm: tiền giờ giảng, chi phí quản l đào tạo, chi đối tác liên kết, chi phí khấu hao, chi phí khác phục vụ đào tạo...
- Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, tập hợp chi phí gồm: chi phí viết bài, chi phí tổ chức hội nghị, hội thảo, chi phí hội đồng nghiệm thu, chi phí vật tư văn phòng ...
- Đối với hoạt động dịch vụ, tập hợp chi phí gồm: chi tiền lương, tiền công, chi công cụ, dụng cụ, chi văn phòng phẩm, chi phí dịch vụ mua ngoài....
Như vậy, chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động nào thì được tập hợp chi phí trực tiếp cho hoạt động đ . Riêng đối với những chi phí phát sinh chung (chi phí gián tiếp) thì trước tiên kế toán sẽ ghi nhận tổng hợp chung cho tất cả các hoạt động, sau đ khi xác định chi phí sẽ thực hiện phân bổ cho các hoạt động dich vụ khác (ngoài hoạt động đào tạo chính của nhà trường) theo tỷ lệ % được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ.
Ví dụ như trường ĐH Sư Phạm kỹ thuật TPHCM quy định về nghĩa vụ nộp tiền điện, nước, khấu hao máy móc thiết bị đối với hoạt động sản xuất, gia công trong trường như sau [33]:
- Đối với hợp đồng có giá trị < = 50.000.000đ: nghĩa vụ nộp tiền điện, nước là 5% giá trị hợp đồng; nghĩa vụ nộp tiền khấu hao máy móc thiết bị là 6% giá trị hợp đồng.
- Đối với hợp đồng có giá trị > 50.000.000đ: nghĩa vụ nộp tiền điện, nước là 3% giá trị hợp đồng; nghĩa vụ nộp tiền khấu hao máy móc thiết bị là 4% giá trị hợp đồng.
(3) Phương pháp xác định chi phí
Hoạt động chủ yếu của các trường là đào tạo và nghiên cứu khoa học, do vậy sản phẩm sẽ là số lượng sinh viên ra trường và các đề tài nghiên cứu khoa học đã hoàn thành. Mỗi loại sản phẩm được các trường sử dụng phương pháp tập hợp chi
phí phù hợp. Việc xác định chi phí được tính theo giá phí thực tế. Kết quả khảo sát như sau (Phụ lục 2.9)
- Đối với hoạt động đào tạo: khảo sát thực tế cho thấy các trường đều xác định chi phí theo quá trình. Tuy nhiên, tại các đơn vị này không xác định chi phí đào tạo theo từng chuyên ngành cho một sinh viên/năm học mà chỉ tính tổng mức chi cho cả năm học, bao gồm cả chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp. Trong đ chi phí trực tiếp được xác định là chi phí cho giảng viên và các chi phí phục vụ trực tiếp cho giảng dạy như phấn, bảng, giẻ lau,…Chi phí gián tiếp gồm có chi phí tiền lương của bộ phận quản lý, bộ phận phục vụ…
- Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, các kh a đào tạo ngắn hạn được các trường xác định chi phí theo công việc. Chi phí được xác định và tính theo từng đề tài, từng khóa học. Chi phí cho các hoạt động này được các trường lập dư toán cho từng đề tài, khóa học,... khi hoàn thành sẽ quyết toán theo từng nội dung thực hiện.
- Đối với các hoạt động dịch vụ khác như: căng tin, k túc xá, bãi xe...: chi phí cho các hoạt động này cũng được xác định theo công việc.
(4) Xây dựng định mức chi phí
Bối cảnh tự chủ tài chính đòi hỏi các trường đại học công lập phải cân đối tài chính, đánh giá hiệu quả các nguồn lực để nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng mục tiêu đào tạo trong ngắn hạn và dài hạn của trường. Do đ việc xây dựng định mức c nghĩa vô cùng quan trọng, là một trong những công cụ để kiểm soát chi phí, đồng thời là căn cứ để đơn vị xây dựng dự toán. Qua khảo sát cho thấy 100%
các trường ĐHCL tự chủ tài chính đã xây dựng định mức chi phí và cụ thể hóa trong quy chế chi tiêu nội bộ (Phụ lục 2.9) được thông qua tại Hội nghị cán bộ viên chức hàng năm.
Bộ phận xây dựng định mức chi phí: Các đơn vị chức năng (phòng đào tạo, phòng quản lý chất lượng, phòng quản trị thiết bị, các khoa...) chịu trách nhiệm xây dựng định mức về lượng, còn Phòng kế toán xây dựng định mức về giá.
Căn cứ xây dựng định mức chi phí: Kết quả khảo sát (Phụ lục 2.9) cho thấy 100% đối tượng khảo sát đều cho rằng, đơn vị của họ xây dựng hệ thống định mức chi phí dựa vào định mức, tiêu chuẩn do Nhà nước quy định, định mức đã xây dựng năm trước và Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
Trình tự xây dựng định mức chi phí: Tất cả các đơn vị trực thuộc có sử dụng kinh phí lập định mức chi phí cho đơn vị mình, sau đ các bảng định mức này sẽ nộp tập trung về phòng kế toán. Phòng kế toán tổng hợp và chi tiết hóa trong quy chế chi tiêu nội bộ để đưa ra hội nghị cán bộ viên chức đ ng g p ý kiến. Sau khi hoàn chỉnh Hiệu trưởng sẽ ký phê duyệt và công khai đến toán thể cán bộ, giảng viên, nhân viên và người lao động trong nhà trường được biết và thực hiện.
Theo khảo sát hệ thống định mức chi phí thông qua Quy chế chi tiêu nội bộ của một số trường ĐHCL tự chủ tài chính thì định mức chi ở mỗi trường là khác nhau, tuy nhiên các nội dung chi được xây dựng định mức hầu như là tương đồng nhau, bao gồm các khoản chi sau:
- Định mức chi thanh toán cho cá nhân, gồm:
+ Định mức chi tiền lương, phụ cấp, thu nhập tăng thêm:
Tiền lương và các khoản phụ cấp (phụ cấp chức vụ, phụ cấp vượt khung, phụ cấp ưu đãi nghề, phụ cấp thâm niên và các khoản phụ cấp khác) thực hiện theo quy định của Nhà nước. Vì thực hiện theo quy định của Nhà nước nên định mức này của các trường là như nhau.
Căn cứ vào nguồn tài chính của đơn vị, sau khi đã trang trãi chi phí và trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, các trường sẽ quyết định mức chi trả lương/thu nhập tăng thêm hàng tháng cho cán bộ, viên chức. Tức là định mức chi đối với khoản thu nhập tăng thêm giữa các trường sẽ khác nhau.
* Trường Đại học Tài chính marketing [34]
Mức thu nhập tăng thêm = Mức lương cơ sở x [[Hệ số lương theo ngạch, bậc hiện hưởng + hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + hệ số phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] + hệ số phụ cấp thâm niên nghề (nếu có)]
* Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TPHCM [33]
Lương tăng thêm = Hệ số lương tăng thêm x Định mức 01 hệ số x Hệ số điều chỉnh giảm.
Trong đ : Hệ số lương tăng thêm quy định cụ thể đối với khối cán bộ giảng dạy, cán bộ quản lý mã ngạch hành chính và nhân viên; Định mức lương tăng thêm bằng mức lương tối thiểu của nhà nước; Điều chỉnh giảm trong trường hợp không đạt giờ chuẩn giảng dạy, không làm đủ ngày công....
+ Định mức chi khen thưởng, phúc lợi: Căn cứ vào tình hình tài chính, Hiệu trưởng các trường sẽ quyết định mức chi phúc lợi như: các dịp lễ, tết, tham quan, hỗ trợ tiền ăn trưa, chi khám sức khỏe, chi thăm hỏi ốm đau, chi sinh nhật, chi hiếu, hỷ...Đối với định mức chi khen thưởng: thực hiện theo quy định của Nhà nước áp dụng cho các danh hiệu như: chiến sĩ thi đua cơ sở, lao động tiên tiến. Còn lại do nhà trường căn cứ tài chính quyết định mức chi.
* Trường Đại học tài chính marketing [34] (Phụ lục 2.10)
- Định mức chi khen thưởng: Mức chi = Hệ số khen thưởng x Định mức chi - Định mức chi các ngày lễ: tính theo suất, mỗi suất = 1.200.000đ
- Định mức chi phúc lợi: quy định mức cụ thể cho từng nội dung chi phúc lợi như chi thăm bệnh: 1.000.000đ (chỉ áp dụng đối với trường hợp điều trị bệnh viện);
Chi hiếu: GV-CBVC: 5.000.000đ, tứ thân phụ mẫu, vợ/chồng, con của CBVC:
2.000.000đ, cán bộ đã nghỉ hưu: 2.500.000đ; Chi mừng lễ kết hôn: 1.500.000đ; Chi thai sản (áp dụng cho con thứ 1 và thứ 2): 1.000.000đ. Riêng chi hỗ trợ cán bộ đã nghỉ hưu được tính như sau:
Mức chi= Số năm công tác x Hệ số đ ng g p cống hiến x 500.000đ
* Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TPHCM [33] (Phụ lục 2.11)
- Định mức chi khen thưởng bao gồm: khen thưởng cấp Nhà nước; khen thưởng cấp Bộ, Thành phố, tỉnh, đoàn thể trung ương; khen thưởng danh hiệu thi đua: Nhà trường quy định mức chi cụ thể cho từng cá nhân và tập thể.
- Định mức chi phúc lợi gồm: Thăm hỏi ốm đau, sinh nhật, các ngày lễ, tết...được quy định mức chi cụ thể như: Thăm hỏi ốm đau: 200.000đ – 300.000đ, sinh nhật: 500.000đ/người, tết dương lịch: 1.000.000đ/người, Thành lập trường:
500.000đ/người.... riêng tết nguyên đán thì căn cứ vào kết quả hoạt động và do Hiệu trưởng quyết định và sẽ thông báo đến toàn thể C VC, GV, người lao động trước khi thực hiện.
+ Định mức chi hỗ trợ kinh phí đào tạo cho trường hợp cử cán bộ, giảng viên học tập nâng cao trình độ (thạc sỹ, tiến sĩ...). Ngoài định mức hỗ trợ kinh phí đào tạo (thanh toán theo h a đơn học phí), người được cử đi học còn được hỗ trợ về thời gian (giảm số giờ giảng, giờ làm việc).
* Trường Đại học Tài chính marketing [34]
- Đối với GV-C VC được cử đi học sau đại học tại các trường ĐH ở địa phương khác, được thanh toán tiền tàu xe, công tác phí (mỗi lần không quá 10 ngày) theo quy định của Nhà nước: Cao học được hỗ trợ: 2 lần/khóa; Nghiên cứu sinh được hỗ trợ: 3 lần/khóa.
- Đối với GV-C VC đi học tập nâng cao trình độ ở các bậc: ĐH văn bằng 2, nghiên cứu sinh tại các đơn vị trong nước liên kết với nước ngoài thì được hỗ trợ theo mức bằng với 100% mức học phí của trường.
* Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TPHCM [33]
Chỉ hỗ trợ đối với nghiên cứu sinh ở nước ngoài: trường hợp tự túc được nhà trường hỗ trợ vé máy bay 1 lượt về cho cả khóa học.
Chi khuyến khích thành tích học tập nâng cao trình độ : nếu nhận bằng tiến sỹ trước thời hạn, mức chi là 20.000.000đ.
- Định mức chi phụ cấp công việc gồm định mức chi phụ cấp trình độ chuyên môn, thời gian công tác (căn cứ trên bằng cấp chuyên môn, thâm niên công tác);
định mức chi phụ cấp khối lượng công việc (căn cứ vào đề xuất của Trưởng phòng TCHC và trưởng đơn vị trực tiếp sử dụng nhân viên); định mức chi phụ cấp vị trí công việc (đối với cán bộ quản l như: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trưởng/phó phòng, ban, khoa....)
* Trường Đại học Tài chính marketing [34]
Phụ cấp công việc gồm phụ cấp quản lý và công việc hành chính: Hàng năm nhà trường trích tỷ lệ tối đa 6% trên tổng thu trong năm để chi khoản phụ cấp này.
Tiêu thức phân phối: căn cứ vào trách nhiệm quản lý và trách nhiệm công việc hành chính. Hệ số phụ cấp quản lý và công việc hành chính được quy định cụ thể như sau: Chủ tịch hội đồng trường: 4; Hiệu trưởng: 3; Phó hiệu trưởng: 4,68; Trưởng khoa: 2,55; Ph trưởng khoa: 1,41...(Phụ lục 2.12). Định mức chi cho một hệ số được Hiệu trưởng quy định cụ thể cho từng năm căn cứ vào kết quả hoạt động của Trường.
* Trường ĐH sư phạm kỹ thuật TPHCM [33]
Tại trường ĐH sư phạm kỹ thuật TPHCM phụ cấp công việc gồm:
- Phụ cấp hành chính: đối tượng chi gồm có Ban giám hiệu; Chủ tịch hội đồng trường; Lãnh đạo các phòng, khoa, ban, Viện; Trung tâm và cán bộ viên chức
làm việc hành chính theo quy định. Định mức chi cho các đối tượng này được tính bằng 1,5 hệ số lương tối thiểu hiện hành của Nhà nước
- Phụ cấp quản l đào tạo (phụ cấp trách nhiệm), đối tượng được hưởng gồm Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, Hội đồng trường, trưởng phòng đào tạo, công tác sinh viên, tổ chức cán bộ, kế hoạch tài chính....Tương ứng với từng đối tượng được hưởng sẽ quy định hệ số hưởng , căn cứ vào hệ số này để tính mức chi phụ cấp theo địh mức quy định là 1.200.000đ/hệ số. (Phụ lục 2.13)
Ví dụ: đối với Hiệu trưởng: hệ số 12,5, vậy mức chi phụ cấp sẽ là:
1.200.000 đ x12,5 = 15.000.000 đ
- Định mức chi hoạt động đào tạo, gồm các khoản chi sau:
+ Định mức chi thù lao giảng dạy: căn cứ vào số tiết thực giảng, số tiết nghĩa vụ theo định mức tiết chuẩn, đơn giá tiết chuẩn, hệ số chức danh (thạc sỹ, tiến sỹ, giảng viên chính, ph giáo sư...) hệ số địa điểm và ngoài giờ, hệ số lớp đông và hệ số khác (lớp chất lượng cao, giảng viên thỉnh giảng).
* Trường Đại học Tài chính marketing [34]
- Đối với GV cơ hữu: Đơn giá tiết giảng bậc đại học: 90.000đ/tiết chuẩn; Đơn giá tiết giảng bậc sau đại học quy định như sau:
STT Chức danh khoa học, học vị Đơn giá (đồng/tiết) Cao học Nghiên cứu sinh
1 Thạc sĩ 200.000 -
2 Tiến sĩ 280.000 420.000
3 Tiến sĩ là GV chính 310.000 435.000
4 PGS, GV cao cấp, TS khoa học 350.000 525.000 5 Giáo sư, chuyên gia cao cấp 400.000 600.000
(Nguồn: Quy chế chi tiêu nội bộ Trường ĐH Tài chính marketing) - Đối với GV thỉnh giảng: đơn giá tiết giảng bậc sau ĐH chi bằng mức GV cơ hữu, riêng đơn giá tiết giảng bậc đại học được tính như sau (đồng/tiết)
STT Chức danh khoa học, học vị CT đại trà CT chất lượng cao
1 Thạc sĩ 110.000 180.000
2 Tiến sĩ 120.000 220.000
3 Tiến sĩ là GV chính 130.000 240.000
4 PGS, GV cao cấp, TS khoa học 140.000 260.000 5 Giáo sư, chuyên gia cao cấp 150.000 280.000
(Nguồn: Quy chế chi tiêu nội bộ Trường ĐH Tài chính marketing)
* Trường Đại học sự phạm kỹ thuật TPHCM [33]
- Đơn giá giờ giảng hệ ĐH chính quy đối với GV cơ hữu (đồng/tiết) STT
Chức danh
Lớp đại trà
Lớp chất lượng cao Giảng dạy
CLC
GV dạy TDTT
GV dạy bằng tiếng nước ngoài không
phải môn ngoại ngữ 1 GV, Thạc sĩ 100.000 150.000 100.000 150.000 2 Tiến sĩ, GV chính 110.000 180.000 120.000 190.000
3 PGS, TS khoa học 120.000 270.000 240.000
4 Giáo sư, GV cao cấp 150.000 360.000 290.000 (Nguồn: Quy chế chi tiêu nội bộ Trường ĐHSP kỹ thuật TPHCM) - Đơn giá giảng dạy sau đại học đối với GV cơ hữu:
STT Chức danh Nghiên cứu
sinh (đồng/tiết)
Cao học (đồng/tiết) Ban ngày an đên
1 Tiến sĩ 120.000 120.000 150.000
2 PGS, TS khoa học 170.000 170.000 200.000
3 Giáo sư, GV cao cấp, 200.000 200.000 230.000 (Nguồn: Quy chế chi tiêu nội bộ Trường ĐHSP kỹ thuật TPHCM) - Đối với GV thỉnh giảng, mức chi cụ thể như sau: Hệ chính quy đại trà: bằng với đơn giá giờ giảng của GV cơ hữu cùng chức danh cộng thêm 20.000đ/tiết; hệ chính quy chất lượng cao và hệ sau ĐH: đơn giá bằng với đơn giá giờ giảng trả cho GV cơ hữu.