CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN PHÂN TÍCH MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.1 Công trình nghiên cứu ở nước ngoài
1.1.5 Chính sách phát triển các HTTT KH&CN lớn trên thế giới
* Hoa Kỳ
Hoa Kỳ vẫn là cường quốc đứng đầu thế giới về chính sách phát triển KH&CN. Ngay từ 10 năm trước khi các quốc gia khác còn đang từng bước đầu tư cho nghiên cứu khoa học thì Hoa Kỳ đã dành đến 369 tỷ USD cho NC&TK so với 338 tỷ USD của toàn bộ khu vực Châu Á, 263 tỷ của khu vực EU. Hiện nay mức đầu tư của Hoa Kỳ là 550 tỷ USD/năm. Tỷ lệ sáng chế ba khu vực của Hoa Kỳ là 49 bằng trên 1 triệu dân. Hoa kỳ đã dầu tư nhiều kinh phí nhất cho các hoạt động R&D - khoảng 500 tỷ USD vào năm 2015, chiếm tỷ lệ 26% tổng kinh phí chi R&D của toàn cầu. Năm 2014 Ngân sách liên bang đã dành 2,9 tỷ USD để tạo việc làm trong lĩnh vực công nghệ cao. Năm
24
2016 Hoa Kỳ có gần 409.000 nghiên cứu KH&CN. Chính vì lẽ đó và cùng với những chính sách tài chính, nhân sự, quản lý linh hoạt, cởi mở Hoa Kỳ sở hữu một nguồn tin KH&CN khổng lồ [2 - 6, 94 - 96].
- Quốc hội Mỹ
Được thành lập vào năm 1800, tại Thủ đô Washington D.C, Hoa Kỳ Library of Congress là Trung tâm thông tin KH&CN thuộc sự quản lý của Quốc hội Hoa Kỳ đây thực sự là một trung tâm thông tin KH&CN lớn nhất thế giới [64, 73].
Đây được xem là kho tri thức của nhân loại đáng tự hào của người Mỹ với chính sách tăng cường nguồn lực thông tin rất rõ ràng và được đầu tư mạnh mẽ. Library of Congress mua tài liệu nghiên cứu quan trọng ở bất cứ nơi nào trên thế giới với số lượng tiếp nhận lên đến với 22.000 đơn vị mỗi ngày.
+ Chính sách phát triển nguồn tin KH&CN
Chính quyền Hoa Kỳ rất coi trọng Thư viện Quốc hội Mỹ và có chính sách đầu tư rất lớn cho nguồn lực thông tin khoa học tại đây khoảng 45 triệu USD/1 năm [64] (đứng đầu Hoa Kỳ, xếp thứ 2 là Thành phố New York [78]).
Số tài liệu sử dụng tiếng Anh trong 130 triệu đơn vị bảo quản chỉ chiếm một nửa, phần còn lại thuộc về 470 ngôn ngữ khác của thế giới.
Nguồn tin KH&CN được phát triển đa dạng, không bị giới hạn lĩnh vực. Trong 130 triệu đơn vị bảo quản ở Thư viện Quốc hội Mỹ, có khoảng 29 triệu cuốn sách và các ấn phẩm đủ loại khác, 13 triệu tấm ảnh, 4,8 triệu bản đồ, 2,7 triệu băng cassette, băng video, microfilm. DVD các loại, 5 triệu vật phẩm âm nhạc và đặc biệt nhất là 58 triệu bản thảo chép tay mà rất nhiều trong số đó là độc nhất vô nhị [64].
Ưu điểm: Nguồn tin KH&CN phong phú và đa dạng, có chất lượng cao
25
Nhược điểm: phức tạp trong tổ chức, quản lý, nhiều nguồn tin có tần suất sử dụng thấp, chủ yếu phục vụ mục đích bảo tồn. Tốn kém nhiều kinh phí duy tu, quản lý hàng năm.
+ Chính sách xử lý thông tin
Library of Congress sẽ tiến hành đánh giá chọn lọc các tài liệu tiếp nhận hàng ngày nhằm phân loại theo các bộ sưu tập với những chủ đề khoa học khác nhau. Số tài liệu được chọn là 7000 tài liệu một ngày.
Tài liệu được xử lý, phân loại dựa trên bảng phân loại The library of Congress Classification hiện đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới đây là bảng phân loại mang tính khoa học cao và dễ sử dụng. Bảng phân loại này sử dụng bảng chữ cái để phân loại chủ đề, ở Mỹ, tài liệu về y học và nông nghiệp được lưu trữ ở Thư viện Y khoa Quốc gia và Thư viện Nông nghiệp Quốc gia nhưng kể từ năm1967, Thư viện Quốc hội Mỹ đã thành lập những tổ đặc biệt của 3 cơ quan thông tin khoa học này nhằm phối hợp công tác tự động hóa và các hoạt động khác nhằm phục vụ người đọc tốt hơn. Các tài liệu còn được số hóa theo chương trình (National Digital Library - NDL) và hiện nay rất nhiều tài liệu được đưa công khai và miễn phí lên Internet nhằm phục vụ các nhà khoa học và bạn đọc trên toàn thế giới [64].
- Trường Đại học Harvard
Cộng đồng khoa học Mỹ không chỉ bao gồm các cơ quan nghiên cứu liên bang và các phòng thí nghiệm nhà nước, các cơ quan phi lợi nhuận, các tổ chức nghề nghiệp và tư vấn, doanh nghiệp mà còn có một lực lượng quan trọng là các trường đại học. Chính phủ liên bang cũng đảm trách việc đảm bảo tính xuất sắc trong giáo dục KH&CN của quốc gia nhằm tạo ra những nhà khoa học, nhà nghiên cứu có học vị trên tiến sỹ và những nghiên cứu sinh làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu sẽ duy trì khả năng xuất chúng của khoa học Mỹ [3].
26
Trường Đại học Harvard được thành lập năm 1963, tuy là một trường tư thục nhưng đây là một trong những trường đại học uy tín và danh giá nhất thế giới. Năm 2018 Trường Đại học Harvard tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng QS thế giới [80]. Việc đánh giá xếp hạng dựa trên nhiều tiêu chí trong đó có tiêu chí về các công bố khoa học, uy tín học thuật và các công trình khoa học.
+ Chính sách phục vụ khai thác nguồn tin KH&CN
Hiện nay trung tâm thông tin KH&CN của trường được đặt tại Library of Harvard với bộ sưu tập bao gồm 13.100.000 tài liệu KH&CN, đây được xem như bộ sưu tập của 1 trường đại học lớn nhất trên thế giới. Hệ thống thông tin lưu trữ được phân chia thành bộ phận riêng lẻ với một hệ thống đơn vị trung tâm ở Harvard Yard [69].
Tại đây các học giả và các nhà khoa học có thể đến tìm kiếm, mượn đọc và đóng góp cho Nhà trường các công trình nghiên cứu. Một điều khác biệt lớn là các nhà khoa học có thể tạm trú tại đây trong quá trình nghiên cứu của mình.
Đây là chính sách rất cởi mở, có nguồn kinh phí hỗ trợ cao với mục đích giúp cho các nhà khoa học có một môi trường nghiên cứu thuận lợi nhất, với nguồn tin phong phú và đa dạng.
* Trung Quốc
Trung Quốc là một quốc gia có lịch sử lâu đời và có nhiều nguồn tư liệu lịch sử phong phú và đa dạng. Ngay từ rất sớm người Trung Quốc đã có thói quen ghi chép thông tin lịch sử, khoa học, công nghệ và lưu trữ chúng như những di sản quốc gia [68].
Tổng chi tiêu cho nghiên cứu khoa học của Trung Quốc tăng liên tục trong nhiều năm, chi phí khoa học và công nghệ đã tăng 22% mỗi năm. Đến năm 2010, NC&TK chiếm 1,75% GDP và đến năm 2012 Trung Quốc đã dành
27
1,98% GDP cho NC&TK, điều này giúp cho việc thu hẹp khoảng cách với các nước EU28. Trung Quốc đặt mục tiêu nâng lên 2,2% GDP vào năm 2020.
Số nhân lực tốt nghiệp đại học tăng gấp 3 lần kể từ năm 2000 tạo lên một đội ngũ nhân lực KH&CN hùng mạnh là 1.4 triệu nhà nghiên cứu [5,101]. Năm 2016 Trung Quốc đã xuất bản hơn 426.000 nghiên cứu, chiếm tới 18.6% tổng số cơ sở dữ liệu của Scopus của Elsevier vượt trên cả Hoa Kỳ về số lượng nghiên cứu.
Năm 1909 Trung Quốc thành lập Thư viện Quốc gia Trung Quốc, đây là một trong những trung tâm thông tin KH&CN lớn nhất Châu Á với hơn 26 triệu tài liệu. Với chính sách ưu tiên tập trung cao cho các tài liệu khoa học lịch sử, các tài liệu viết tay nên nơi đây có những bộ sưu tập khổng lồ về những loại hình tài liệu này với 150 ngôn ngữ khác nhau.
Đặc biệt chính sách ưu tiên các tài liệu cổ, quý hiếm nơi đây lưu trữ nhiều tài liệu được khắc trên thẻ tre, mai rùa có niên đại hàng ngàn năm phục vụ đắc lực cho các nhà khoa học khảo cổ, bảo tàng và sinh viên các trường đại học đến học tập và nghiên cứu [77].
Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của công nghệ số toàn cầu National Library of China đang tích cực phát triển trung thông tin số với nhiều loại hình tài liệu khoa học được số hóa trên trang web http://www.nlc.cn/newen/
như: ebooks, audio visual, microfom,…
* Liên Bang Nga
Liên Bang Nga là một nước có truyền thống với nền KH&CN phát triển. Tuy nhiên với những biến cố chính trị và xã hội Nga đã bị tụt hậu xa so với Mỹ, Nhật, Trung Quốc về đầu tư cho nghiên cứu khoa học. Nga hiện nay đang cố gắng thay đổi bằng cách tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học lên mức 24,5 tỷ USD. Những năm gần đây Nga tập trung ưu tiên chính sách đầu tư cho giáo dục và nghiên cứu đại học với nhiều dự án đầu tư khác nhau.
28
Bên cạnh đó các viện nghiên cứu nhà nước vẫn là các trung tâm nghiên cứu trọng tâm của nhà nước trong việc phát triển KH&CN [5 - 6, 95 - 96].
- Viện Khoa học Hàn lâm Nga
Viện Khoa học Hàn lâm Nga (tiếng Nga: , tên viết tắt: АН, tên viết tắt latin: RAN) là viện hàn lâm khoa học quốc gia, cơ quan khoa học cao nhất của Liên bang Nga với 50.000 cán bộ khoa học, trung tâm dẫn đầu về các nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội trên cả nước. [83] Viện Khoa học Hàn lâm Nga có một Trung tâm thông tin KH&CN nằm ở Thành phố Saint Petersburg được chính phủ Liên bang Nga giao nhiệm vụ sưu tầm tài liệu và các công trình nghiên cứu trên toàn quốc. Với chính sách riêng chỉ phục vụ cho bạn đọc là thành viên của Viện Khoa học hàn lâm Nga những người là viên chức và có học vấn cao, với nguồn tin KH&CN là 20.000.000 công trình khoa học và các tài liệu ghi chép của các nhà khoa học, các nghiên cứu quan trọng trong cả nước [83].
- Viện Thông tin khoa học - Học viện khoa học Nga
Viện thông tin Khoa học Học viện khoa học Nga được thành lập như một Trung tâm thông tin KH&CN có trụ sở tại Thủ đô Moscow. Với chính sách đặc thù nơi đây lưu trữ hơn 13 triệu tài liệu khoa học phục vụ các nhà nghiên cứu, các học giả mà không phục vụ cho các công dân bình thường.
Đây là một hình thức chuyên ngành hóa việc phổ biển thông tin khoa học khi giới hạn đối tượng bạn đọc.
Các nhà khoa học muốn sử dụng nguồn thông tin KH&CN khổng lồ ở đây phải đáp ứng các yêu cầu để trở thành hội viên của viện, chia làm 3 cấp độ ở các mức chuyên biệt khác nhau trong cấu trúc của nguồn tin đặc thù của viện. Thành viên được yêu cầu phải là công dân Nga và phải được tiến cử từ các thành viên của viện. Nguồn tin của viện khá phong phú và đa dạng với
29
nhiều các chuyên ngành KH&CN trọng yếu như; khoa học hạt nhân, sinh học, vũ trụ, nano,...
Việc quản lý theo cấp thành viên bảo đảm an toàn cho những công trình nghiên cứu khoa học mang tính đột phá của riêng nước nga, những công trình ứng dụng cho hoạt động quân sự hoặc là những thành tựu tiêu biểu xuất sắc không bị sao chép copy bởi các yếu tố nước ngoài. Đây có thể coi là một chính sách hay trong quản lý nguồn tin KH&CN đặc thù [83].
* Canada
Hệ thống KH&CN phi tập trung của Canada hiện đứng thứ 7 trong số các nền kinh tế của OECD về tổng chi tiêu cho nghiên cứu khoa học với khoảng 22,45 tỷ đô la, chiếm 1,88 % GDP. Chính phủ Canada đã đặt ra mục tiêu nằm trong nhóm 5 nước hàng đầu thế giới về nghiên cứu khoa học.
Canada đã đề ra chiến lược vươn tới các vấn đề tri thức [ 2 - 6, 93 - 96].
Canada được xây dựng một trung tâm thông tin KH&CN tại thủ phủ Ottawa, là nơi lưu trữ nhiều thông tin khoa học, văn hóa lịch sử của đất nước Canada, chính thức được biết đến với cái tên Viện lưu trữ quốc gia. Hiện nay, nơi đây lưu giữ hơn 18 triệu tài liệu KH&CN các loại với chính sách đầu tư lớn lên tới 89 triệu USD/năm. Tòa nhà trung tâm có chiều rộng lớn bao gồm 50 gian phòng lưu trữ, phòng đọc và phòng nghiên cứu với hệ thống điều khiển, điều hòa không khí hiện đại [71].
Canada đặt mục tiêu tăng số lượng sinh viên thạc sỹ và tiến sỹ thi vào các trường đại học của Canada ở tỷ lệ trung bình là 5%. Chính phủ liên tục cung cấp tài chính cho các dự án hỗ trợ phát triển nghiên cứu khoa học đồng thời cũng làm gia tăng các sản phẩm thông tin KH&CN [3].
* Đức
30
Đức là quốc gia có chính sách phát triển KH&CN rất rõ ràng với chính sách 4 điểm:
- Khuyến khích đổi mới bằng tài trợ cho nghiên cứu;
- Nâng cao hiệu quả của hệ thống nghiên cứu;
- Hỗ trợ môi trường khuyến khích đổi mới;
Năm 2012 Đức đã dành 2,02% GDP cho NC&TK, phấn đấu đạt 3%
vào năm 2020. Nguồn kinh phí theo hiệp ước nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy từ năm 2011-2020 là 2,5 tỷ USD. Hiện nay đã có hơn 50% sinh viên nhận được học bổng toàn phần [2, 3, 93 - 96].
Trung tâm thông tin KH&CN của Đức tọa lạc tại Thành phố Frankfurt với tên gọi Thư viện Quốc gia Đức với trên 18 triệu tài liệu khoa học.
Trung tâm này bao gồm 3 cơ sở, một ở Frankfurt, một ở thủ đô Berlin và một ở Leipzig, tổng số tài liệu KH&CN các loại được lưu trữ ở đây là 24.100.000 tài liệu. Chính phủ liên bang quy định tất cả các xuất bản phẩm về mọi lĩnh vực khoa học xã hội trong phạm vi nước đức đều phải nộp 1 bản về Thư viện Quốc gia Đức nếu ai vi phạm sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Đây có thể coi là một chính sách nghiêm khắc nhất trong số các nước có chính sách phát triển nguồn tin KH&CN, có thể thấy rõ sự quan tâm và tầm chiến lược của Đức trong việc phát triển các trung tâm thông tin KH&CN [74].
* Hàn Quốc.
Chính phủ Hàn Quốc đã ban hành các chính sách nhằm hỗ trợ cho nghiên cứu khoa học tại các trường đại học, coi đó như một cách thức để nâng cấp giáo dục khoa học và kỹ thuật. Đến năm 2019 tổng ngân sách cho nghiên cứu khoa học của Hàn Quốc đã tăng lên 25% GDP. Chính phủ đang cố gắng làm giảm những rào cản về thể chế nhằm khuyến khích các viện nghiên cứu
31
có thể tìm kiếm các nguồn tài trợ bên ngoài dựa trên năng lực của chính họ.
Quỹ đầu tư mạo hiểm cho các đặc khu NC&TK khởi động từ năm 2012 với 148 triệu USD [5 - 6, 96].
Với những chính sách linh hoạt và cởi mở đã tạo điều kiện cho tập đoàn Shinsegae đầu tư một Trung tâm Thông tin KH&CN của Hàn Quốc, với tổng vốn đầu tư lên tới 6 tỷ won (tương đương 119 tỷ đồng Việt Nam).
Shinsegae Property còn thiết lập một khoản chi phí lên tới 500 triệu won (tương đương 10 tỷ đồng Việt Nam) để bảo trì hệ thống Starfield hàng năm.
Đây là một trong những chính sách rất khác biệt không chỉ của Hàn Quốc mà nhiều nước trên thế giới khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các trường Đại học với mục đích phát triển nguồn tin KH&CN. Các chính sách này hiện ở Việt Nam còn hạn chế, các doanh nghiệp còn chưa thực sự đầu tư nhiều cho các hoạt động KH&CN tại các trường đại học. Điều này đến từ cả hai phía: một là chính sách chung còn nhiều rào cản và chưa thực sự đem lại lợi ích, sự tự chủ cho doanh nghiệp khi đầu tư vào các trường Đại học. Hai là các trường Đại học còn vướng các chính sách và luật nên chưa thực sự chủ động để kết nối và làm việc với doanh nghiệp.
Không gian của trung tâm khổng lồ này lên tới 2.800m2, với khoảng 50.000 đầu sách đặt trên các kệ nhiều tầng với nhiều lĩnh vực KH&CN phục vụ đa dạng đối tượng nghiên cứu bao gồm các nhà khoa học, sinh viên và cả du khách đến tham quan [70].