Phân tích khung chính sách

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chính sách phát triển hệ thống thông tin khoa học và công nghệ trong lĩnh vực hàng hải việt nam (Trang 156 - 160)

CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT KHUNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC HÀNG HẢI VIỆT NAM

4.8 Phân tích khung chính sách

4.8.1 Phân tích tác động của khung chính sách

Dựa trên kiến thức của Bộ môn Đánh giá Chính sách và Quản lý [50, 52], kết hợp với kết quả nghiên cứu thực tiễn cùng các suy luận đánh giá cá nhân tác giả phân tích chính sách như sau:

Khung chính sách được đề xuất nếu áp dụng sẽ có tác động mạnh mẽ đến nhiều đối tượng là cơ quan, tổ chức, người dùng tin trong lĩnh vực hàng hải. Đề tài tiến hành phân tích các tác động có thể diễn ra nhằm đánh giá những tác động có lợi và có hại, đến từng nhóm đối tượng khác nhau.

152

Dương tính Âm tính Ngoại biên

- Kết nối các cơ quan tổ chức hàng hải trong việc chia sẻ nguồn lực thông tin KH&CN.

- Thống nhất hệ thống cơ sở dữ liệu hàng hải.

- Giúp người dùng tin thuận lợi trong tiếp cận và khai thác nguồn tin KH&CN.

- Góp phần vào thành công của chiến lược biển và đề án phát triển nguồn lực TT KH&CN Việt Nam.

- Khó khăn hơn trong việc kiểm soát chất lượng nguồn tin và các sản phẩm KH&CN.

- Khó khăn hơn trong việc tổ chức quản lý do khối lượng các cơ quan tham gia kết nối nhiều lên.

- Đòi hỏi nâng cao trình độ cán bộ và đầu tư nhiều hơn nhằm hiện đại hóa cơ sở hạ tâng, ứng dụng công nghệ thông tin.

- Một số cơ quan sẽ che giấu thông tin nội bộ, thông tin sản xuất kinh doanh, giữ các bí mật trong nghiên cứu đào tạo.

- Một số người dùng tin sẽ lười biếng trong nghiên cứu thực tiễn, thực hành, thực tập khi sử dụng hệ thống CSDL đầy đủ sẵn có.

4.8.2 Phân tích ảnh hưởng của khung chính sách

Trực tiếp Nối tiếp Kế tiếp Gián tiếp - Kết nối các cơ quan

tổ chức hàng hải.

- Kết nối các cơ sở dữ liệu hàng hải riêng biệt thành hệ thống thông tin thống nhất.

-Tăng cường nguồn lực TT KH&CN HH.

- Hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng.

- Thống nhất chuẩn xử lý thông tin trong hệ thống.

- Phát triển nguồn tin nội sinh chất lượng cao.

- Đổi mới tư duy lãnh đạo quản lý hệ thống TT KH&CN hàng hải.

- Giúp người dùng tin thuận lợi trong tiếp cận nguồn tin KH&CN HH.

- Thuận lợi cho việc kiểm soát đạo văn, chống sao chép, tìm kiếm, lưu trữ bảo quản thông tin.

- Tạo ra tính nghiêm túc học thuật trong nghiên cứu KH&CN hàng hải.

- Hỗ trợ thúc đẩy nghiên cứu khoa học và các công bố quốc tế.

153

4.8.3 Phân tích phản ứng xã hội của khung chính sách

* Nhóm ủng hộ: Các tổ chức, các nhà quản lý, các nhà khoa học và người dùng tin trong lĩnh vực hàng hải; Các đơn vị đào tạo nghiên cứu khoa học hàng hải; Các nhà nghiên cứu tự do, các tổ chức liêm chính học thuật.;

Hội liên hiệp thư viện và các tổ chức kết nối, chia sẻ thông tin KH&CN.

* Nhóm phản đối: Nhóm cơ hội, trục lợi từ dịch vụ đạo văn; Nhóm kinh doanh các sản phẩm nghiên cứu kém chất lượng; Nhóm các tổ chức muốn giữ bí mật thông tin nội bộ; Nhóm làm ăn phi pháp, trốn thuế,…

* Nhóm thờ ơ: Một số cá nhân phụ trách, quan liêu coi trọng hoạt động kinh tế hơn hoạt động nghiên cứu khoa học và đào tạo; Nhóm người dùng tin không thường xuyên; Nhóm các tổ chức kinh doanh đơn thuần;

Nhóm các cán bộ, người dùng lười biếng, chậm đổi mới, cập nhật.

4.8.4 Phân tích xung đột của khung chính sách

Qua phân tích xung đột mà chủ thể nhận ra những vấn đề cần xử lý.

Xung đột tiềm ẩn Xung đột bộc lộ Bản chất của xung đột

- Xung đột giữa các đơn vị trong việc kết nối chia sẻ nguồn lực thông tin KH&CN.

- Giữa người cung cấp thông tin và người dùng tin với những thông tin nội bộ, nhạy cảm.

- Quan điểm giữa các nhà quản lý.

- Xung đột giữa chuẩn xử lý thông tin giữa các đơn vị trong hệ thống.

- Giữa hạ tầng cơ sở, phần mềm kết nối CSDL.

- Giữa kẻ trục lợi và người quản lý hệ thống.

- Giữa các đơn vị về nguồn vốn đầu tư.

- Quyền lợi, trách nhiệm và các vấn đề hệ lụy khi kết nối hệ thống.

- Cơ sở hạ tầng, công nghệ ở các đơn vị là khác nhau.

- Trình độ cán bộ khác nhau.

- Quan điểm quản lý khác nhau.

154

* Tiểu kết chương 4

Hoạt động thông tin KH&CN sẽ không ngừng phát triển trong thời gian tới trước bối cảnh phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Với định hướng đến năm 2030 Việt Nam trở thành một nước có nền KH&CN biển phát triển mạnh, có nguồn lực thông tin KH&CN đủ đáp ứng cho sự phát triển kinh tế của đất nước thì chính sách phát triển hệ thống thông tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam là rất cần thiết.

Đề xuất khung chính sách phát triển hệ thống thông tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam giúp cho người dùng tin thuận lợi trong tìm kiếm khai thác nguồn tin KH&CN hàng hải và giúp cho các nhà quản lý hoạch định những chiến lược vĩ mô nhằm phát triển KH&CN và kinh tế đất nước.

Để khung chính sách đi vào thực tiễn trở thành những chính sách thực tế cần có những bước phát triển tiếp theo:

- Sự thay đổi tư duy và tầm nhìn của các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách về phát triển KH&CN trong lĩnh vực hàng hải;

- Sự ủng hộ bằng nhiều hình thức của những người dùng tin, các nhà khoa học, cán bộ, giảng viên, nhân viên tại các cơ quan trong lĩnh vực hàng hải để nếu chính sách được xây dựng sẽ nhanh chóng đi vào cuộc sống, thiết thực và hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí và không phù hợp;

- Sự quan tâm đúng mức của nhà nước với vấn đề phát triển hệ thống thông tin KH&CN hàng hải, trong đó vai trò của BGTVT là rất quan trọng.

- Bên cạnh đó để có một hệ thống thông tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải hoạt động trơn tru hiệu quả bên cạnh những chính sách phù hợp cũng cần sự đồng thuận, phối hợp, kết nối chia sẻ giữa các cơ quan trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam vì lợi ích chung của đất nước có thể nhất thời ảnh hưởng đến lợi ích riêng của các cơ quan, cá nhân cụ thể.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chính sách phát triển hệ thống thông tin khoa học và công nghệ trong lĩnh vực hàng hải việt nam (Trang 156 - 160)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)