CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT KHUNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC HÀNG HẢI VIỆT NAM
4.2 Dự báo xu hướng phát triển nguồn tin KH&CN Việt Nam
Trước bối cảnh trong nước và quốc tế có nhiều thuận lợi, xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại nhiều nước phát triển. Nó mang đến cho nhân loại cơ hội để thay đổi bộ mặt các nền kinh tế, nhưng đặt ra nhiều thách thức cho các nước muốn phát triển. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Trong đó xu hướng liên kết giữa các khu vực nhà quản lý, đơn vị nghiên cứu, đơn vị sản xuất, kinh doanh và đơn vị đào tạo, huấn luyện trong một nền KH&CN chung là rất phổ biến. Thông tin KH&CN vừa là sản phẩm vừa là nguồn lực để phát triển KH&CN. Với những chính sách của Việt Nam trong những năm gần đây và đặc biệt là 2 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ là: “Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 18/5/2017 về phê duyệt đề án Phát triển hệ tri thức Việt số hóa và Quyết định số 1285/QĐ-TTg ngày về việc phê duyệt đề án Phát triển nguồn tin KH&CN phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” [19, 20].
Cùng với nền tảng nguồn lực thông tin KH&CN đang phát triển với đầu mối là Cục Thông tin KH&CN Quốc gia thì dự báo trong thời gian tới nguồn tin KH&CN Việt Nam còn phát triển mạnh mẽ theo 2 hướng:
1. Việc thu thập, bảo quản nguồn tin nội sinh tốt hơn góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu số hóa quốc gia về tất cả các lĩnh vực tri thức, trong đó có lĩnh vực hàng hải sẽ ngày càng phong phú và được quản lý hoàn toàn bằng hạ tầng công nghệ thông tin. Trong đó các cơ quan sẵn sàng chia sẻ, kết nối thông tin để phục vụ người dùng tin;
128
2. Việc bổ sung nguồn tin KH&CN nước ngoài sẽ ngày càng gia tăng, ngoài Cục Thông tin KH&CN Quốc gia thì các viện nghiên cứu và trường đại học cũng tăng cường bổ sung nguồn tin này vì áp lực phát triển nghiên cứu khoa học, đổi mới giáo dục đại học theo tinh thần Nghị quyết 29 và là nguyên liệu cho các công bố quốc tế.
“Xu hướng phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về các lĩnh vực tri thức là rất cần thiết. Nhà nước cần tăng cường đầu tư phát triển nguồn tin KH&CN làm nguyên liệu quan trọng cho sự phát triển KH&CN trong nước”.
“Cần nâng cao chất lượng nghiên cứu trong nước có kiểm soát, cần lưu trữ bảo quản tốt hơn để sẵn sàng phục vụ người dùng tra cứu, sử dụng hoặc đối chiếu chống đạo văn khi cần thiết”; “Trong vòng 20 năm tới người dùng tin sẽ chuyển sang sử dụng thư viện điện tử hoàn toàn, trong đó cơ sở dữ liệu khoa học là nòng cốt quan trọng. Việt Nam muốn khẳng định sự phát triển về KH&CN cần có nhiều công bố quốc tế hơn nữa, muốn có các công trình nghiên cứu công bố quốc tế Việt Nam cần có nguồn lực thông tin KH&CN vừa phong phú, đa dạng vừa hiện đại giúp người dùng tiếp cận một cách thuận lợi nhất”; “Để tiết kiệm chi phí phát triển nguồn lực thông tin và tăng hiệu quả sử dụng việc kết nối, chia sẻ nguồn tin KH&CN giữa các cơ quan, đơn vị trong nước và quốc tế là rất cần thiết theo đúng mô hình đang phát triển hiện nay là các liên hợp nguồn tin điện tử Việt Nam đang hoạt động (Consortium). Muốn vậy họ phải sử dụng hạ tầng công nghệ tương thích và chuẩn xử lý thông tin quốc tế”.
Kết quả phỏng vấn sâu lãnh đạo các cơ quan thông tin KH&CN [mẫu phiếu 13].
Theo kết quả khảo sát của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia điều tra về việc đầu tư kinh phí phát triển nguồn tin KH&CN tại một số các cơ quan thông tin KH&CN trên cả nước thì tình hình đầu tư hiện nay còn yếu, số lượng các đơn vị không được cấp kinh phí hoặc kinh phí ít chiếm tỷ lệ cao trong số các đơn vị được khảo sát. Con số chi tiết thể hiện dưới bảng sau:
129
Bảng 4.2 Thực trạng đầu tư phát triển nguồn tin KH&CN trong nước [9].
Tình hình cấp kinh phí phát triển nguồn tin KH&CN
Toàn bộ Đơn vị thông tin trường Đại học
Đơn vị thông tin Viện nghiên cứu Số
lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%) Được cấp kinh phí, trong đó: 43 64,2 24 66,7 19 61,3 Trên 500 triệu VNĐ/năm 7 10,4 4 11,1 3 9,7 Từ 200 đến 500 triệu VNĐ/năm 2 3,0 2 5,6 0 0,0 Từ 100 đến 200 triệu VNĐ/năm 0 0 0 0 0 0 Dưới 100 triệu VNĐ/năm 15 22,4 5 13,9 10 32,3
Không xác định 19 28,4 13 36,1 6 19,4
Không được cấp kinh phí 24 35,8 12 33,3 12 38,7
Cộng 67 100 26 100 31 100
Hiện nay các đơn vị trong nước vừa kết hợp việc bổ sung CSDL từ việc mua bản quyền truy cập cùng với việc tự xây dựng các bộ CSDL từ nguồn tin nội sinh, bằng cách số hóa và xử lý thông tin, kết quả khảo sát như sau:
ảng 4 3 Hiện trạng tạo lập nguồn tin KH&CN điện tử
Tuy nhiên các cơ sở dữ liệu chưa thống nhất về chuẩn xử lý thông tin cũng như chuẩn về hạ tầng, phần mềm nên việc chia sẻ, kết nối là khó khăn.
Chưa có việc cơ quan này có thể sử dụng chung biểu ghi với cơ quan khác cả về mặt chính sách và thực tế.
130