Công trình nghiên cứu ở trong nước

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chính sách phát triển hệ thống thông tin khoa học và công nghệ trong lĩnh vực hàng hải việt nam (Trang 36 - 43)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN PHÂN TÍCH MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.2. Công trình nghiên cứu ở trong nước

1.2.1 Nghiên cứu về xây dựng chính sách KH&CN

Gần đây có một số tác giả nghiên cứu về xây dựng chính sách trong đó có có đề tài nghiên cứu năm 2017 về “Chính sách phát triển hoạt động nghiên cứu và triển khai (R&D) để tăng độ thân thiện của thuốc y học cổ truyền với

32

người tiêu dùng” [21]. Đề tài đi sâu nghiên cứu, khảo sát thực trạng chính sách, sự tác động của hoạt động nghiên cứu triển khai tới độ thân thiện của thuốc y học cổ truyền. Tác giả phân tích những tác động tới sự lựa chọn của thuốc y học cổ truyền tới người tiêu dùng, thái độ của người tiêu dùng, tác động của hoạt động R&D tới độ thân thiện của thuốc y học cổ truyền, thực trạng nguồn lực R&D tại các cơ quan tổ chức,...

Bằng phương pháp phân tích SWOT hệ thống y học cổ truyền hiện tại và nhận diện cấu trúc ngành y học cổ truyền Việt Nam tác giả đi đến đề xuất khung chính sách phát triển hoạt động R&D trong y học cổ truyền trong đó tác giả đề xuất sửa đổi hoàn thiện các chính sách thuế, chính sách khuyến khích kinh doanh, sở hữu trí tuệ, phát triển nguồn nhân lực.

Tác giả phân tích khung chính sách được đề xuất với những tác động theo phương pháp đánh giá chính sách khoa học từ đó thấy được nhóm được hưởng lợi từ chính sách, cũng như nhóm bị thiệt hại từ đó khẳng định ý nghĩa thực tiễn mà khung chính sách đề xuất mang lại cho xã hội.

Tuy nhiên đề tài không nghiên cứu về chính sách phát triển hệ thống thông tin KH&CN mà chỉ nghiên cứu về chính sách phát triển hoạt động R&D, lĩnh vực nghiên cứu của tác giả là y học cổ truyền chứ không phải nghiên cứu về lĩnh vực hàng hải. Tác giả nghiên cứu tổng quát không đi sâu nghiên cứu trường hợp một cơ quan đơn vị cụ thể.

Tác giả cán bộ Trường Đại học Tiền Giang có đề tài: “Chính sách phát triển nhân lực KH&CN của tỉnh Tiền Giang đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển Trường Đại học Tiền Giang” [13]. Đề tài đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận về nhân lực KH&CN và khảo sát thực trạng việc sử dụng nhân lực tại Đại học Tiền Giang. Đánh giá chi tiết vai trò chức năng của Đại học Tiền giang với sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước và yêu cầu nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và phát triển của Trường Đại học Tiền Giang.

33

Bên cạnh những đánh giá chung tác giả đi sâu vào những điểm hạn chế trong chính sách sử dụng, bồi dưỡng nhân lực KH&CN của Trường Đại học Tiền Giang như: chiến lược đào tạo sau đại học, và vấn đề chủ trương, chính sách trong đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức viên chức,…

Từ những khảo sát phân tích thực tế, trích dẫn các văn bản pháp luật phù hợp tác giả đề xuất các giải pháp về chính sách cho tỉnh Tiền Giang và Trường Đại học Tiền Giang trong việc phát triển nguồn nhân lực KH&CN như: tiếp tục lãnh đạo thực hiện các đề án đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh, thay đổi chủ trương chính sách về đào tạo sau đại học, đổi mới công tác quản lý, quy hoạch cán bộ,…

Đề tài nghiên cứu giới hạn về Trường Đại học Tiền Giang và nhân lực KH&CN, không nhắc tới thông tin KH&CN cũng như các các hoạt động hàng hải. Chính sách phát triển nhân lực KH&CN ở mỗi lĩnh vực và mỗi cơ quan đơn vị cụ thể sẽ mang những mục đích và chiến lược khác nhau.

Một số tác giả khác [46] thì cho rằng cần phải đổi mới chính sách sử dụng nhân lực KH&CN cùng với việc đổi mới chính sách KH&CN vì có liên quan chặt chẽ với việc sử dụng nhân lực. Đề xuất thay đổi chính sách đãi ngộ, tuyển dụng và đào tạo nhân lực KH&CN. Các mô hình chính sách cần được xây dựng và áp dụng thí điểm, đánh giá hiệu quả, rút kinh nghiệm trước khi áp dụng đại trà.

1.2.2 Chính sách phát triển thông tin KH&CN hàng hải

Tác giả học viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội có đề tài nghiên cứu:

“Thực trạng sản phẩm - dịch vụ và giải pháp phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam” [23]. Đây là một đề tài nghiên cứu về chính sách phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin KH&CN được lưu giữ và tổ chức thực hiện tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Đề tài đi sâu nghiên cứu các sản phẩm thông tin đã qua xử lý nhằm

34

phục vụ các nhà nghiên cứu, cán bộ, giảng viên và sinh viên Nhà trường như:

hệ thống thư mục, hệ thống cơ sở dữ liệu thư mục thông tin KH&CN, hệ thống mục lục trực tuyến, các dịch vụ tra cứu thông tin khoa học,…

Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp, chính sách nhằm phát triển các sản phẩm và dịch vụ thông tin như: chính sách tài chính nhằm tăng cường nguồn lực thông tin, chính sách mượn liên thư viện, chính sách kết nối qua cổng Z3950, tăng cường quản lý, xây dựng các hệ thống thư mục thông báo, thư mục chuyên đề, nâng cao trình độ cán bộ, nâng cao chất lượng xử lý thông tin tài liệu, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nguồn tin KH&CN hàng hải.

Một số tác giả trường Đại học Hàng hải Việt Nam tham gia nghiên cứu đề tài khoa học cấp bộ, Bộ Giao thông Vận tải: “Phân tích các tác động của biện pháp dùng phần mềm kiểm tra sao chép đến kết quả học tập, nghiên cứu khoa học tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam” [32]. Nhóm tác giả nghiên cứu đánh giá các chính sách áp dụng phần mềm chống sao chép hiện nay trong giáo dục và đào tạo thực trạng áp dụng chính sách sử dụng phần mềm chống sao chép ở Việt Nam và thế giới. Đề tài nghiên cứu xây dựng các bộ tiêu chí chuẩn nhằm đánh giá chống sao chép của các đề tài tốt nghiệp, luận văn, luận án của người học tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Đây là là một chính sách quan trọng góp phần nâng cao chất lượng nguồn tin KH&CN nội sinh trong Nhà trường.

Đề tài phân tích các tác động của chính sách áp dụng phần mềm này tới kết quả đào tạo và nghiên cứu khoa học từ đó đề xuất một số giải pháp, chính sách áp dụng thí điểm tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam như: xây dựng quy trình và ứng dụng phần mềm cho hoạt động giáo dục và đào tạo từ xa của Nhà trường, xây dựng các quy trình chống sao chép online dành cho sản phẩm thông tin KH&CN là các bài báo đăng trên Tạp chí KHCN hàng hải.

35

1.2.3 Chính sách nhân lực KH&CN và quản lý hàng hải

Chính sách nhân lực được coi là rất quan trọng trong lĩnh lực hàng hải đặc biệt là đội ngũ quản lý trong doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam [24].

Tính đến năm 2017 tổng số tàu biển của Việt Nam giảm chỉ còn 60% so với năm 2010. Thực trạng đội ngũ nhân lực quản lý còn mỏng và thiếu thực hành, chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế. Cơ cấu nhân lực thiếu cân đối dẫn đến một số chức danh quản lý chuyên môn chưa có người làm.

Kinh tế hàng hải đang được nhà nước coi là lĩnh vực ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam. Theo định hướng của Chính phủ đến năm 2020 kinh tế hàng hải sẽ đứng thứ 2 và sau năm 2020 kinh tế hàng hải sẽ đứng thứ nhất trong 5 lĩnh vực phát triển kinh tế biển. Trước yêu cầu đó chính sách phát triển đội ngũ nhân lực cần hết sức được chú trọng với những giải pháp cần thiết như: hoàn thiện công tác dự báo nhu cầu nhân lực quản lý, xây dựng các tiêu chuẩn đội ngũ, xây dựng các chính sách ưu đãi, tạo môi trường làm việc thân thiện, ứng dụng phần mềm quản lý. Tác giả cũng nghiên cứu chi tiết xu hướng phát triển chung của ngành hàng hải thế giới, chiến lược phát triển các đội tàu và định hướng phát triển nhân lực khoa học phục vụ cho các hoạt động vận tải biển trong thời gian tới.

1.2.4 Chính sách tài chính hàng hải

Tác giả Khoa Quản trị tài chính Trường ĐHHHVN có đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu các giải pháp về vốn để phát triển đội tàu vận tải biển nòng cốt của Việt Nam” [54]. Hiện nay các giải pháp về vốn để phát triển đội tàu vận tải biển nòng cốt của Việt Nam đang là vấn đề bức thiết. Theo thống kê của Cục Hàng hải Việt Nam đội tàu biển Việt Nam là đội tàu đa dạng nhưng nhiều tàu cũ và hoạt động kém hiệu quả. Vốn sản xuất kinh doanh của các tổng công ty hàng hải tăng bình quân 10%/năm tuy nhiên nguồn vốn huy

36

động kinh doanh lại cao dẫn đến nguồn nợ bình quân tăng 43%, nếu quản lý không tốt thì yếu tố rủi ro rất cao, dẫn đến nhiều công ty, thua lỗ phải phá sản.

Theo kết quả nghiên cứu của dự án quy hoạch và phát triển đội tàu biển Việt Nam 2020 của Cục Hàng hải thì cần từng bước trẻ hóa đội tàu, trang bị hiện đại để hội nhập được với thế giới. Tương ứng với sự phát triển đội tàu thì nhu cầu tài chính cũng tăng cao, chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng, nhân lực và quản lý cũng là áp lực lớn lên các doanh nghiệp.

Trước tình hình đó cần nghiên cứu ngay các giải pháp, chính sách về vốn nhằm phát triển đội tàu biển nòng cốt của Việt Nam như: các chính sách linh hoạt tranh thủ sự hỗ trợ của nhà nước, các giải pháp huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau như từ cổ đông, từ thị trường chứng khoán, bán và tái thuê tàu. từ đó có các biện pháp sử dụng vốn hiệu quả tránh lãng phí.

1.2.5 Chính sách quản lý hàng hải

Về ngành quản lý kinh tế hàng hải có đề tài: “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải đến năm 2025, định hướng đến năm 2035” [16]. Đề tài đánh giá thực tiễn công tác quản lý nhà nước về chuyên ngành hàng hải hiện nay, phân tích những ưu điểm, hạn chế và xu hướng đổi mới trong quản lý như: học tập mô hình các nước tiên tiến, áp dụng chính phủ điện tử,…

Đề tài đánh giá thực trạng ngành hàng hải hiện nay bằng những số liệu cụ thể về các mặt hoạt động, vận tải, logistic, hạ tầng, cảng biển. Tác giả chỉ ra nhu cầu nhân lực khoa học và công nghệ, công tác xây dựng văn bản chính sách cho ngành hàng hải, cải cách và ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ công tác vận hành và quản lý.

Từ nhận định cơ hội và thách thức của ngành hàng hải trong nước và quốc tế, tác giả đưa ra các giải pháp xây dựng chính sách như: xây dựng chính sách đãi ngộ, nâng cao hiệu quả quản lý, kiện toàn bộ máy cho Cục Hàng hải

37

Việt Nam, tăng cường phối hợp liên ngành và hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước ngành hàng hải.

Đề tài nhấn mạnh vào chính sách quản lý nhà nước chuyên ngành hàng hải, cũng bao hàm một số vấn đề về thông tin, chính sách, nhân lực và ứng dụng KH&CN. Tuy nhiên với hướng nghiên cứu khác, đề tài chưa đề cập đến vấn đề chính sách xây dựng hệ thống thông tin KH&CN cho lĩnh vực này.

Bên cạnh đó có đề tài: “Giải pháp thúc đẩy hợp tác vận tải biển giữa Việt Nam với các nước trong khối ASEAN” [27]. Đề tài về chuyên ngành quản lý kinh tế áp dụng vào lĩnh vực hàng hải. Tác giả phân tích thực trạng hoạt động vận tải biển Việt Nam với các nước trong khối Asean từ đó đề xuất các giải pháp về chính sách nhằm nâng cao hiệu quả công tác này như: đổi mới chính sách, nâng cao năng lực cán bộ quản lý, ứng dụng công nghệ và kết nối quốc tế.

1.2.6 Chính sách phát triển hệ thống thông tin hàng hải

Một số tác giả [25, 33, 39, 43] nghiên cứu theo nghĩa của thuật ngữ chuyên ngành hàng hải bao gồm các hệ thống thông tin được định nghĩa bởi các công ước quốc tế về GMDSS (Global Maritime Disstress and Safety System) và cả các hệ thống viễn thông trên biển ngoài GMDSS. Trong đó các tác giả tập trung vào các hệ thống thông tin cứu nạn và an toàn hàng hải. Đây là các hệ thống thông tin kỹ thuật số, viễn thông truyền phát sóng tạo kênh liên lạc giữa bờ và tàu biển thông qua các kênh sóng VHF, sóng vệ tinh và công nghệ internet.

Hệ thống này không phải là thông tin KH&CN dưới dạng sản phẩm là các công trình khoa học, tài liệu nghiên cứu, tài liệu nội sinh, sách hoặc các dạng tài liệu nhằm mục đích phục vụ nghiên cứu, chính vì thế đề tài mang tính chất kĩ thuật, công nghệ về viễn thông, vật lý.

38

Như vậy với hệ thống thông tin KH&CN hàng hải vẫn còn khoảng trống nghiên cứu là một hệ thống lưu trữ, tổ chức và phố biến thông tin KH&CN tới người dùng tin, hệ thống này khác với hệ thống thông tin hàng hải phục vụ hoạt động trên biển.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chính sách phát triển hệ thống thông tin khoa học và công nghệ trong lĩnh vực hàng hải việt nam (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)