CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT KHUNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC HÀNG HẢI VIỆT NAM
4.1 Xu hướng chính sách phát triển thông tin KH&CN trên thế giới
Có thể nói thông tin KH&CN là sản phẩm của hoạt động KH&CN và đổi mới sáng tạo trên thế giới. Chính vì thế sự phát triển của thông tin KH&CN gắn bó mật thiết với sự phát triển của KH&CN, logic và tác động qua lại 2 chiều. Tại nhiều nước OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế), các doanh nghiệp đầu tư mạnh vào tài sản trí tuệ [2 - 4, 93 - 96]. Các nước tiên tiến trên thế giới đều có chính sách gia tăng nguồn kinh phí đầu tư cho KH&CN trong đó có nguồn tin KH&CN. Hoa Kỳ đã tăng đầu tư cho hoạt động và công nghệ, Trong ngân sách năm 2013, kinh phí dành cho công nghệ tiên tiến được tăng 19%, đạt 2,2 tỷ USD. Một số học giả cho rằng Hoa Kỳ đang bước vào giai đoạn gọi là “tái công nghiệp hóa”, có nghĩa là “một lần nữa tập trung phát triển công nghiệp”, nhưng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng KH&CN hiện đại để tác động vào những ngành công nghiệp truyền thống. Ngân sách liên bang 2016 cung cấp 2,9 tỷ USD để mở rộng nghiên cứu KH&CN. Với chính sách đầu tư cho KH&CN lớn như vậy cơ sở quan trọng để đảm bảo chỉ số đầu ra của hoạt động KH&CN là rất lớn. Trong đó nguồn tin nội sinh, các đề tài nghiên cứu các công bố quốc tế luôn là những yếu tố khẳng định đẳng cấp của một cơ sở nghiên cứu, của một trường đại học hay của một quốc gia. Trong đó Hoa Kỳ trong nhiều năm liền luôn đứng đầu thế giới về các công bố quốc tế trên hệ thống các tạp chí thuộc danh mục Scopus và ISI.
Năm 2015, Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra chiến lược công nghiệp
“made in China 2025”, với mục đích tăng cường các hoạt động nghiên cứu và triển khai những công nghệ mới, giúp Trung Quốc đi đầu trong các công nghệ
125
này và trở thành đầu tàu cho thế giới như: công nghệ trí tuệ nhân tạo, robot, công nghệ nano, cảm biến, vệ tinh,…
Bên cạnh đó các quốc gia khác như Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc cũng dành nguồn kinh phí rất lớn cho hoạt động KH&CN điều đó đồng nghĩa với việc chỉ số đầu ra và các sản phẩm thông tin KH&CN cần thiết là rất lớn.
Mức đầu tư của các quốc gia được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 4.1. Tổng chi quốc gia cho phát triển KH&CN/GDP của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới [2].
Quốc gia, lãnh thổ (số liệu năm)
Tổng đầu tƣ (triệu USD)
Tỷ lệ chi GDP
(%)
Tổng số cán bộ nghiên cứu
Bình quân kinh phí NC&TK 28 quốc gia EU (2015) 384.210,2 1,95 1.805.302 212.823
Hoa Kỳ (2015) 502.893,0 2,79 1.379.977 371.989
Nga (2015) 40.522,1 1,13 449.180 90.214
Trung Quốc (2015) 408.829,0 2,07 1.619.028 252.515
Nhật Bản (2015) 170.081,8 3,59 662.071 256.894
Hàn Quốc (2015) 74.217,7 4,23 356.447 208.215
Singapo (2014) 10.066,7 2,20 36.666 274.551
Malaysia (2015) 11.056,2 1,30 69.433 159.235
Thái Lan (2015) 7.315,60 0,63 59.732 122.473
Việt Nam (2015) 2.433,8 0,44 62.886 3 38.701
Theo kế hoạch, Trung Quốc sẽ đầu tư cho NC&TK theo lộ trình để đạt 2,2% GDP vào năm 2020 [101]. Kế hoạch này cũng đặt mục tiêu đưa Trung Quốc để trở thành một trong 5 quốc gia hàng đầu thế giới về nghiên cứu và triển khai KH&CN theo dữ liệu của tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO),
126
đến năm 2015, Trung Quốc là nước một trong những nước có số đăng ký sáng chế nhiều nhất thế giới 825.136 đơn, trong đó số đơn của người Trung Quốc lên tới 704.936 cao nhất thế giới, đạt tỷ lệ 85,5% và số lượng công bố khoa học tính đến năm 2016 đã vượt Hoa Kỳ đạt mức 426.000 nghiên cứu.
Có thể thấy xu hướng chung mà các nước phát triển và đang phát triển là tập trung đầu tư rất lớn cho hoạt KH&CN và đổi mới sáng tạo. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vừa là động lực vừa là áp lực lên tất cả các quốc gia, đòi hỏi các quốc gia phải nhanh chóng thay đổi tư duy quản lý để hướng tới việc phát triển toàn diện đất nước ở trình độ cao hơn. Quá trình phát triển ấy tạo ra việc liên kết các khu vực, các quốc gia trong hợp tác nghiên cứu và trao đổi tri thức. Một nền kinh tế tri thức toàn cầu đang dần hình thành, trong đó các tri thức của nhân loại dần trở nên là tài sản chung giúp cho thế giới phát triển. Theo OCLC (tổ chức liên hợp thư viện toàn cầu) thì hiện nay đã có hơn 70.000 thư viện tại hơn 170 quốc gia có kết nối, chia sẻ thông tin KH&CN dưới dạng các biểu ghi thư mục và cơ sở dữ liệu toàn văn và con số này không ngừng tăng lên. Theo ước tính của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia riêng bộ cơ sở dữ liệu Science direct, bộ CSDLvề KH&CN lớn nhất thế giới hiện nay có khoảng 9 triệu tài liệu chất lượng cao trong đó mỗi năm tăng thêm 1/2 triệu bài viết với 2500 tên tạp chí bao quát trên 24 lĩnh vực khoa học. Những con số đó là ví dụ điển hình về xu hướng và chính sách phát triển KH&CN của thế giới. Nó tạo ra số lượng các công trình công bố quốc tế khổng lồ, là những nguồn tri thức khổng lồ và rất cần thiết để phát triển nền kinh tế tri thức toàn cầu [30].
Như vậy càng phát triển mạnh thì các quốc gia cần có những chính sách cốt lõi như sau:
- Liên kết chia sẻ thông tin trí thức KH&CN giữa các cơ quan, khu vực và quốc gia;
127
- Tăng cường đầu tư nhân lực, vật lực cho KH&CN;
- Coi thông tin KH&CN vừa là sản phẩm vừa là nguyên liệu cho phát triển toàn diện nền kinh tế tri thức.