Chính sách tự chủ cho đơn vị đầu mối

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chính sách phát triển hệ thống thông tin khoa học và công nghệ trong lĩnh vực hàng hải việt nam (Trang 147 - 150)

CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT KHUNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC HÀNG HẢI VIỆT NAM

4.5 Chính sách cần bổ sung mới

4.5.3 Chính sách tự chủ cho đơn vị đầu mối

* Mục tiêu của chính sách

Trong quá trình hoạt động thực tiễn hệ thống còn bộc lộ một số nhược điểm đặc biệt là nhược điểm của cơ chế xin – cho, do thiếu chính sách giao tự chủ cho các đơn vị hoạt động. Trong đó cụ thể là việc tự chủ trong xây dựng kế hoạch, tự chủ về nhân sự và tài chính. Cơ chế bao cấp toàn diện, xin - cho làm cho hệ thống chậm và thiếu linh hoạt, đôi khi hoạt động theo cảm tính của các bộ phận chức năng. Công tác quản lý thu chi, tiết kiệm tài nguyên sẽ khó thực hiện hơn. Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 01/02/2015 quy định về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập cũng đã chỉ rõ sự cần thiết và phương thức áp dụng cơ chế tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập. Chính vì vậy việc đề xuất một chính sách giao quyền tự chủ một phần hoặc toàn phần cho các đơn vị trong hệ thống là rất cần thiết.

* Phương tiện thực hiện thực hiện chính sách

Nghị định số 19-LQ/TW của Hội nghị Trung ương VI khóa VII về việc đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập cũng đã chỉ rõ phấn đấu đến năm 2025 cần có 20% đơn vị tự chủ tài chính. Như vậy chính sách này rất phù hợp với chủ trương của Nhà nước nhằm tăng hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

143

Khi đã được giao tự chủ các hoạt động được xây dựng thành các quy trình tiêu chuẩn, chủ động tạo hành lang pháp lý cho các đơn vị mở rộng các dịch vụ làm tăng hiệu quả và chất lượng công việc được giao. Khoán quỹ lương theo vị trí việc làm là một chính sách quan trọng trong tự chủ nhằm sử dụng hợp lý nguồn nhân sự, hạn chế việc phát sinh biên chế quá mức gây lãng phí quỹ lương.

Thực tế hiện nay trong nước có nhiều đơn vị thông tin KH&CN đã thực hiện phương thức tổ chức hoạt động theo hình thức tự chủ rất thành công như:

Trung tâm Học liệu ĐH Thái Nguyên, Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ, ĐH Bách khoa Hà Nội,…

Bộ GTVT thành lập Trung tâm Thông tin KH&CN Hàng hải trên cơ sở Thư viện hàng hải với quyền tự chủ, có tài khoản và con dấu riêng với một số nội dung hoạt động như sau:

+ Kinh phí hoạt động, phát triển nguồn tin: khoán ngân sách + kinh phí thu từ hoạt động dịch vụ cung cấp thông tin;

+ Nhân sự: khoán quỹ lương, đơn vị chủ động tuyển dụng và hoạt động tùy theo mức độ công việc thực tiễn yêu cầu;

+ Chủ động xây dựng kế hoạt hoạt động, phát triển nguồn tin, đào tạo cán bộ và kêu gọi dự án;

* Giải pháp thực hiện các bước tự chủ:

- Vấn đề cốt lõi của mọi đơn vị tự chủ là vấn đề chính sách và tài chính.

Để quá trình tự chủ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả sau khi thành lập Trung tâm TT KH&CN HH cần nhanh chóng đưa ra các giải pháp đề xuất cơ quan chủ quản phê duyệt: Quy chế tổ chức, hoạt động, trình phê duyệt danh mục thu phí hoạt động từ người dùng tin, xây dựng đề án tăng cường cơ sở vật

144

chất cho năm gần nhất, lập dự toán và phương án đầu tư bổ sung nguồn tin KH&CN. Lập phương tổ chức, quản lý nhân sự trình cấp trên phê duyệt.

* Phân tích SWOT S (Thế mạnh)

- Có nhiều mô hình tự chủ trong nước rất thành công.

- Hạn chế được thủ tục hành chính rườm rà, nhiều cửa.

- Chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động và phát triển.

- Tiết kiệm chi phí hoạt động, đặc biệt các khoản chi thường xuyên, tránh được tư tưởng của công.

- Chủ động trong tuyển dụng nhân sự, trả lương theo vị trí việc làm, tránh việc con ông cháu cha và nhân lực trình độ thấp lọt vào hệ thống.

- Gia tăng sức cạnh tranh trong lao động và cống hiến.

- Giảm gánh nặng cho nhà nước.

O (Cơ hội)

- Xu thế tự chủ tự chịu trách nhiệm tại các đơn vị sự nghiệp công lập đang được Đảng và Nhà nước quan tâm, triển khai quyết liệt.

- Tạo ra nhiều cơ hội hợp tác, phát triển khi các đơn vị đầu mối được tăng các quyền trong ký kết hợp tác, đầu tư phát triển.

- Tạo cơ hội nâng cao đời sống cán bộ, hưởng lương theo đúng năng lực và cống hiến.

- Góp phần xóa bỏ cơ chế bao cấp, xin cho thúc đẩy hoạt động KH&CN phát triển theo hướng năng động, sáng tạo, có hiệu quả thiết thực.

- Tạo ra tính công bằng xã hội cao hơn trong cạnh tranh tại các đơn vị thông tin KH&CN.

W (Thế yếu)

- Nguồn thu dịch vụ của cơ quan thông tin KH&CN còn hạn chế, do còn nhiều rào cản ở những chính sách, pháp luật khác.

T (Thách thức)

- Quản lý thu chi, tạo ra lợi nhuận, duy trì và phát triển các hoạt động sau khi Nhà nước rút kinh phí chi thường xuyên.

145 - Thói quen người dùng tin trả phí chưa phổ biến tại Việt Nam.

- Kinh nghiệm hoạt động độc lập của hầu hết các đơn vị trong lĩnh vực còn ít.

- Áp lực trong công tác kế toán kiểm toán, bảo đảm tuân thủ quy định tài chính.

- Thách thức trong quản lý nhân sự hợp lý, vị trí việc làm và giữ chân nhân lực có chất lượng cao.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chính sách phát triển hệ thống thông tin khoa học và công nghệ trong lĩnh vực hàng hải việt nam (Trang 147 - 150)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)