CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT KHUNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC HÀNG HẢI VIỆT NAM
4.3 Dự báo xu hướng sử dụng nguồn tin KH&CN hàng hải
Đề tài tiến hành khảo sát tại 6 đơn vị có bổ sung và phát triển nguồn tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải kết quả như sau:
Bảng 4.4 Thực trạng đầu tư phát triển nguồn tin KH&CN hàng hải.
Tình hình cấp kinh phí phát triển nguồn tin KH&CN hàng năm
Đơn vị 1
Đơn vị 2
Đơn vị 3
Đơn vị 4
Đơn vị 5
Đơn vị 6 Được cấp kinh phí, trong đó: có có có có có có Trên 500 triệu VNĐ/năm X
Từ 200 đến 500 triệu VNĐ/năm X X
Từ 100 đến 200 triệu VNĐ/năm X
Dưới 100 triệu VNĐ/năm X
Không xác định X
Không được cấp kinh phí 0 0 0 0 0 0
Theo khảo sát đề tài nhận thấy chỉ có các đơn vị thuộc khối trường, viện thuộc Bộ GTVT có các chính sách đầu tư phát triển nguồn tin KH&CN.
Còn các đơn vị khác chủ yếu là việc lưu trữ, quản lý nguồn tin nội sinh từ các hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh, hoạt động thực tiễn. Không có các hoạt động đầu tư, phát triển hay tiến hành xử lý thông tin.
Kết quả 6 đơn vị được tiến hành khảo sát thì Trường Đại học Hàng hải Việt Nam là đơn vị có mức đầu tư kinh phí để phát triển nguồn tin KH&CN lớn nhất. Mức trung bình 5 năm trở lại đây là từ 1.500.000.000 – 3.000.000.000 VNĐ, với các loại hình tài liệu phong phú và đa dạng, trong đó nguồn tài liệu ngoại văn được chú trọng, các nguồn tin KH&CN chủ yếu phục vụ cho hoạt động đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
Số liệu chi tiết xem tại bảng 3.14 trang 112.
131
4.3.2 Quan điểm của người dùng tin hàng hải
0 50 100 150 200 250
Nhu cầ u ti n ngày cà ng tă ng
Nhu cầu sử dụng cơ sở dữ liệu điện tử
Mong muốn các đơn vị
hàng hải kết nối chia sẻ Cầ n bổ s ung thêm CSDL quốc tế Đồng ý
Không
Đề tài tiến hành gửi 200 phiếu khảo sát tới đối tượng là các cán bộ, giảng viên, nhà khoa học, tại 05 đơn vị khác nhau trong lĩnh vực hàng hải là những người đại diện cho người dùng tin trong lĩnh vực hàng hải nhằm khảo sát đánh giá về xu hướng sử dụng nguồn tin KH&CN hàng hải trong thời gian tới. Kết quả như biểu đồ trên.
Trong số những người được hỏi có đến 99,5% tương đương với 199 người cho rằng nhu cầu tin về thông tin KH&CN hàng hải tiếp tục tăng trong thời gian tới do những yêu cầu về phát triển KH&CN, đào tạo và huấn luyện trong lĩnh vực hàng hải. Chỉ có 1 người không có ý kiến. Kết quả này thể hiện xu hướng rất cao trong tìm kiếm khai thác nguồn tin KH&CN hàng hải trong tương lai. 82,5% số người được hỏi tương đương với 165 người cho rằng nguồn tin điện tử, cơ sở dữ liệu điện tử sẽ thuận lợi hơn với người dùng trong tương lai. 99% tương đương với 198 người dùng cho rằng các cơ quan trong Biểu đồ 4 1 Đánh giá xu hướng sử dụng nguồn tin KH&CN hàng hải của người
dùng tin
132
lĩnh vực hàng hải nên có sự kết nối, chia sẻ thông tin KH&CN giúp cho người dùng dễ tiếp cận và khai thác hơn. 77% tương đương với 154 người cho rằng cần bổ sung thêm các CSDL quốc tế với các nguyên nhân CSDL hiện nay còn thiếu hoặc chưa có nhiều về chuyên ngành hàng hải. 23% còn lại cho rằng không cần thiết hoặc không có ý kiến [mẫu phiếu 01].
4.3.3 Quan điểm của nhà quản lý hàng hải
Đề tài tiến hành gửi 100 phiếu khảo sát tới các nhà quản lý từ cấp phòng trở lên tại 05 đơn vị khác nhau đại diện cho các nhà quản lý trong lĩnh vực hàng hải. Mục đích nhằm khảo sát đánh giá về xu hướng sử dụng nguồn tin KH&CN hàng hải trong thời gian tới. Kết quả như sau:
Biểu đồ 4.2 Đánh giá xu hướng sử dụng nguồn tin KH&CN hàng hải của nhà quản lý.
Trong số các nhà quản lý được hỏi thì có 89% tương đương với 89 người cho rằng nhu cầu tin trong tương lai là tất yếu sẽ tăng, 11% không trả lời hoặc tỏ ra ít quan tâm. 70% nhà quản lý được hỏi cho rằng có nhu cầu sử
133
dụng nguồn tin điện tử, 30% cho rằng ít sử dụng và thích sử dụng tài liệu in hơn. Có 69% trả lời cần kết nối các đơn vị hàng hải trong việc chia sẻ nguồn tin KH&CN còn lại có 31% cho rằng không cần thiết hoặc có nhiều rào cản.
Bổ sung thêm cơ sở dữ liệu quốc tế thì có 85% đồng ý và 15% không quan tâm, hoặc cho rằng nó chỉ cần cho 1 số nhóm đối tượng, đây là nhóm đối tượng thờ ơ.
Như vậy có thể đánh giá sơ bộ quan điểm của nhà quản lý trong lĩnh vực hàng hải họ cũng rất quan tâm đến việc kết nối các cơ quan nhằm mục đích chia sẻ nguồn lực thông tin KH&CN phục vụ lĩnh vực hàng hải. Quan tâm đến việc sử dụng cơ sở dữ liệu quốc tế và công nghệ mới.
Vậy vấn đề nằm ở chỗ là ai sẽ là người tham mưu, đề xuất các chính sách phù hợp để hình thành nên hệ thống thông tin KH&CN và duy trì các hoạt động. Đó không ai khác phải là các đơn vị đầu mối về thông tin KH&CN. Mà hiện nay trong lĩnh vực hàng hải chính là Thư viện Hàng hải, Thư viện Đại học GTVT - TP. HCM, Thư viện Bộ Giao thông Vận tải,... Bộ Giao thông Vận tải là cơ quan ra chính sách chỉ đạo.
4.3.4 Quan điểm của tác giả
Cùng chung một nhóm câu hỏi tuy nhiên giữa 2 nhóm đối tượng là người dùng tin và nhà quản lý lại có quan điểm khác nhau ở một số câu hỏi trong khi đa số người dùng cho rằng nhu cầu tin về thông tin KH&CN hàng hải ngày càng tăng thì 11% các nhà quản lý lại cho rằng không.
Điều này có thể lý giải như sau: do có sự khác biệt về nghề nghiệp, trong khi người dùng tin đa số là các nhà khoa học, giảng viên và người học, họ có nhu cầu cao trong việc sử dụng nguồn tin KH&CN hàng hải làm nguyên liệu cho quá trình nghiên cứu, giảng dạy và học tập thì một số nhà quản lý họ không dùng do nguyên nhân công việc quản lý ít dùng, tuổi tác và trình độ dẫn đến việc không có nhu cầu tin hoặc ít quan tâm. Nhu cầu sử dụng
134
cơ sở dữ liệu điện tử cũng vậy phía người dùng có nhu cầu cao hơn, đặc biệt là các cán bộ giảng viên khi cần sử dụng để xây dựng các giáo án điện tử.
“Việc kết nối các cơ quan trong lĩnh vực hàng hải là câu hỏi tạo ra sự phân hóa rõ nhất trong khi đa số người dùng cho rằng đây là việc làm cần thiết để tạo ra một cơ sở dữ liệu hàng hải thống nhất giúp người dùng tin thuận lợi trong việc tiếp cận thông tin và khai thác mà không tốn nhiều công sức, tiền bạc và thủ tục”.
Kết quả phỏng vấn sâu người dùng tin.
Tuy nhiên có đến 31% các nhà quản lý cho rằng không cần thiết, một số đưa ra nguyên nhân về sự phức tạp trong công tác quản lý nhà nước, sự không phù hợp về chức năng, nhiệm vụ, thiếu nhân sự. Nhưng theo quan điểm của tác giả có thể tập trung vào những nguyên nhân sau:
1. Do không muốn công khai thông tin nội bộ, tình hình quản lý, sản xuất kinh doanh nên các cơ quan không muốn kết nối, chia sẻ;
2. Sự thiếu hụt về nhân sự quản lý và xử lý thông tin, trình độ cán bộ quản lý còn hạn chế;
3. Thực trạng hạ tầng công nghệ không đáp ứng được việc kết nối chia sẻ;
4. Thực trạng quan liêu, ngại đổi mới tư duy, chậm cập nhật sự phát triển của KH&CN của một bộ phận cán bộ;
5. Cơ chế bao cấp của nhà nước là một rào cản khi triển khai kết nối sẽ kéo theo nhiều thủ tục hành chính;