Các chính sách phát triển hệ thống thông tin KH&CN Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chính sách phát triển hệ thống thông tin khoa học và công nghệ trong lĩnh vực hàng hải việt nam (Trang 43 - 48)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN PHÂN TÍCH MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1.3 Các chính sách phát triển hệ thống thông tin KH&CN Việt Nam

Hoạt động thông tin KH&CN ở Việt Nam được hình thành từ những năm 1950 của thế kỷ XX, hoạt động này có vai trò quan cho sự phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế - xã hội của đất nước.

Quyết định 133/QĐ ngày 2/4/1985 của Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước nay là Bộ KH&CN ban hành kèm theo quy định thống nhất về tổ chức và hoạt động thông tin KHKT [17, 37].

Mục tiêu của chính sách: Đây là một trong những chính sách đầu tiên thống nhất các hoạt động thông tin KH&CN. Nhằm quy định về mặt tổ chức và hoạt động thông tin KHKT trong cả nước. Tuy nhiên chính sách ban hành đã lâu, 1 số nội dung đã lỗi thời không còn phù hợp với tình hiện tại.

Ngày 31/8/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định 159/2004/NĐ-CP về công tác thông tin KH&CN, trong đó đề cập khái niệm mạng lưới các tổ chức dịch vụ thông tin KH&CN thay cho hệ thống thông tin KH&CN Quốc gia [19].

Tháng 12/2004 Liên hợp thư viện Việt Nam về các nguồn tin KH&CN được thành lập trên cơ sở tự nguyện với 26 thành viên, đến nay đã tăng đến 100 thành viên. Kết quả đến năm 2019 đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ trong đó có bổ sung được cơ sở dữ liệu Proquest Central với 40 thành viên thường xuyên đóng góp kinh phí, bổ sung CSDl Scinedirect với 4 thành viên thường xuyên, xây dựng được kho dữ liệu nội sinh phong phú và đa dạng,…

39

Ngày 11/4/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 418/QĐ- TTg về việc phê duyệt chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 – 2020. Quyết định có chỉ ra tại phần III mục 2 về việc nâng cao tiềm lực KH&CN thông qua việc phát triển các trung tâm thông tin khoa học và công nghệ.

Ngày 18/02/2014 Chính phủ ban hành Nghị định 11/2014/NĐ-CP về hoạt động thông tin, thống kê KH&CN [18] nêu rõ định hướng quốc gia về phát triền nguồn tin KH&CN như sau:

Định hướng quốc gia về phát triển nguồn tin KH&CN với mục đích định hướng cùng với chiến lược phát triển của KH&CN quốc gia phục vụ các hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của đất nước. Bộ KH&CN có vai trò chính trong việc xây dựng định hướng quốc gia về phát triển nguồn tin KH&CN.

Ngày 18/05/2017 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 677/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án: phát triển hệ tri thức Việt số hóa [19].

Ngày 01/10/2018 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số:

1285/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án: phát triển nguồn tin KH&CN phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 [20].

Đề án đưa ra một số mục tiêu và giải pháp cụ thể cho việc phát triển các hoạt động thông tin KH&CN như: đến năm 2030 tăng cường phát triển các nguồn tin KH&CN đáp ứng đủ như cầu tin của người dùng tin, xây dựng và phát triển các cơ sở dữ liệu, số hóa. Đến nay người dùng có thể tra cứu đề án tại https://itrithuc.vn với nhiều lĩnh vực như: giáo dục số, y tế, tri thức, bản đồ,… Đây là giải pháp phù hợp với xu hướng của thế giới và tình hình thực tiễn trong nước hiện nay khi nguồn lực thông tin được chia sẻ thì hiệu quả đầu

40

tư và sử dụng sẽ tăng cao nhiều lần. Chủ trương này có thể áp dụng trong lĩnh vực hàng hải.

Các chính sách trên về mặt vĩ mô đã có tác động nối tiếp đến hoạt động thông tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải. BGTVT và các đơn vị trong lĩnh vực hàng hải có thể căn cứ vào các chính sách này để ban hành các chính sách cụ thể của đơn vị mình về phát triển nguồn tin KH&CN về tổ chức hoạt động thông tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải. Bên cạnh đó cũng là căn cứ xây dựng các đề án, dự án xin nguồn kinh phí tập trung phát triển cho hệ thống thông tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam.

Tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có chính sách cụ thể, riêng biệt, chưa có dự án, đề án nào tập trung cho việc phát triển nguồn tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam.

1.3.2 Mạng lưới các tổ chức thông tin KH&CN Việt Nam

Nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động thông tin KH&CN ngày 24/09/1990, Chủ nhiệm UBKHNN đã ký Quyết định số 487/TCCB về thành lập Trung tâm TTTL KH&CN Quốc gia trên cơ sở sát nhập Thư viện KH&KT Trung ương và Viện Thông tin KH&KT Trung ương.

Ngày 27/12/2009, Bộ KH&CN đã ban hành Quyết định số: 2880/QĐ- BKHCN thành lập Cục Thông tin KH&CN Quốc gia bằng việc tổ chức lại Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia. Ngày 28/01/2010, Bộ trưởng Bộ KH&CN đã ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia kèm theo Quyết định số 116/QĐ-BKHCN.

Ngày 26/06/2018 Bộ KH&CN ban hành Quyết định số 1785/QĐ- BKHCN về ban hành điều lệ tổ chức và hoạt động của Cục Thông tin KH&CN Quốc gia [10]. Trong đó nêu rõ: "Cục Thông tin KH&CN Quốc gia là tổ chức trực thuộc Bộ KH&CN có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin, thống kê về

41

khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia về KH&CN; tổ chức các hoạt động Thư viện KH&CN Quốc gia".

Công tác triển khai cấp mã số ISSN cho các tạp chí khoa học được Cục thực hiện thường xuyên. Trong giai đoạn 2014 - 2018 cục đã xử lý hàng trăm đơn và cấp hàng trăm mã số ISSN.

Mạng lưới KH&CN hiện nay đã được hoàn thiện theo hình thức tổ chức mới theo tinh thần Nghị định số 11/2015/NĐ-CP của Chính phủ. Hiện có trên 30 bộ ngành và 63 tỉnh thành đã thành lập trung tâm thông tin, thống kê KH&CN. Một số cơ quan thông tin KH&CN thuộc các cơ quan trung ương của Đảng và Đoàn thể ở trung ương đã được thành lập. Hơn 400 cơ quan TT- TV đang hoạt động tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng,…

1.3.3 Nguồn tin KH&CN

Luật KH&CN 2013 là một trong những chính sách về KH&CN quan trọng, luật gồm 11 chương và 81 điều, trong đó điều 68 quy định: “Nhà nước đầu tư xây dựng, khuyến khích tổ chức, cá nhân tài trợ cho việc xây dựng hạ tầng thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia và thống kê về KH&CN hiện đại nhằm bảo đảm thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời về hoạt động KH&CN trong nước và thế giới” [35].

Cho tới nay, trong toàn hệ thống thông tin KH&CN quốc gia có hơn 5,5 triệu tên sách, riêng tại Thư viện KH&CN Quốc gia tính đến 12/2019 có 380.000 cuốn sách; trên 25 triệu bản mô tả sáng chế; trên 201 nghìn tiêu chuẩn; hơn 51 nghìn catalo công nghiệp, 4.000 bộ báo cáo địa chất, 4.500 báo cáo lâm nghiệp; 20.000 báo cáo kết quả nghiên cứu, luận án tiến sĩ; hàng chục triệu biểu ghi cơ sở dữ liệu thư mục KH&CN [17].

Đặc biệt Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, với tư cách là cơ quan đầu mối trung tâm của mạng lưới các tổ chức dịch vụ thông tin KH&CN trực tuyến với hàng nghìn tạp chí điện tử như [65]:

42

CSDL Science Direct: hơn 2.550 tạp chí điện tử của NXB Elsevier, hơn 9,5 triệu bài báo toàn văn; khái quát trên 24 lĩnh vực khoa học.

CSDL IEEE: viện các kỹ sư điện - điện tử hoa kỳ có thể cung cấp hơn 3000.000 tài liệu toàn văn có chất lượng cao về các lĩnh vực KH&CN quan trọng như: Công nghệ thông tin, điện tử, tự động hóa [67].

CSDL Công bố KH&CN Việt Nam tổ chức phục vụ 260.000 bài báo khoa học của Việt Nam; CSDL Nhiệm vụ KH&CN Việt Nam với thông tin về 32.000 nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước [17].

CSDL Proquest Central: đây là một trong những CSDL điện tử toàn văn lớn nhất thế giới, có trên 19.000 tạp chí, trong đó có 13.000 tạp chí toàn văn, 479 báo toàn văn, 57.000 luận văn toàn văn, trên 44.000 hồ sơ doanh nghiệp [66].

Tạp chí điện tử của một số hội KH&CN uy tín về một số lĩnh vực như:

tạp chí của Hội Hóa học Hoa Kỳ, Hội Kỹ sư Cơ khí Hoa Kỳ, Hội Kỹ sư Xây dựng Hoa Kỳ, Viện Vật lý Hoa Kỳ.

Đây là một nguồn lực thông tin quan trọng phục vụ hiệu quả trong hoạt động KH&CN của đất nước. Bên cạnh đó mạng lưới các tổ chức thông tin KH&CN đã xây dựng một số mạng thông tin điện tử như: mạng thông tin KH&CN Việt Nam; mạng thông tin KH&CN phục vụ vùng sâu, chợ ảo về công nghệ,…

Cục thông tin KH&CN Quốc gia thuộc Bộ KH&CN trước đây là Trung tâm Thông tin KH&CN Quốc gia đã được Bộ KH&CN giao nhiệm vụ phát triển mạng nghiên cứu và đào tạo Việt Nam gọi tắt là VinaREN. Đây là một mạng viễn thông chuyên dành cho các tổ chức KH&CN Việt Nam [37].

Hệ thống nguồn tin truy cập mở Tạp chí Khoa học Việt Nam trực tuyến - VJOL (http://www.vjol.info.vn) đang hoạt động với 98 tạp chí KH&CN

43

tham gia xuất bản và công bố, trên 45.425 bài viết, trong đó có 44.278 bài viết toàn văn dưới cho phép bạn đọc truy cập.

* Một số tồn tại của hoạt động thông tin KH&CN của Việt Nam - Cơ sở vật chất, trang thiết bị, hạ tầng mạng còn hạn chế.

- Tiềm lực thông tin KH&CN còn chưa nhiều, nhất là địa phương;

- Chất lượng sản phẩm và dịch vụ thông tin chưa cao; Các cơ sở dữ liệu thư mục và toàn văn chưa nhiều, chủ yếu phục vụ nội bộ [37].

- Đội ngũ cán bộ còn có mỏng về số lượng và chất lượng; không ổn định hay thuyên chuyển, kiêm nhiệm;

- Hầu hết các sản phẩm, dịch vụ thông tin KH&CN trong mạng lưới đều được nhà nước cấp ngân sách. Các nguồn khác được đề cập là hoạt động quảng cáo, tổ chức hội nghị, hội thảo, giới thiệu chào bán công nghệ.

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ chính sách phát triển hệ thống thông tin khoa học và công nghệ trong lĩnh vực hàng hải việt nam (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)