CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN PHÂN TÍCH MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1.4 Những vấn đề còn tồn tại liên quan đến đề tài
Qua nghiên cứu tổng quan các tài liệu trong nước và nước ngoài tác giả nhận thấy một số vấn đề mà còn ít được quan tâm, vẫn còn mở mà có thể tập trung nghiên cứu.
Một số nghiên cứu về chính sách KH&CN tại các nước có nền KH&CN phát triển như Hoa Kỳ, Nga, Canada, Trung Quốc,… khá phong phú và đa dạng. Tuy nhiên còn khoảng trống nghiên cứu về chính sách phát triển hệ thống thông tin KH&CN cho lĩnh vực hàng hải. Hầu hết các nghiên cứu đều tập trung vào các chính sách quản lý môi trường biển, các phương tiện để quản lý các hoạt động hàng hải như: luật, qui định, công ước,…
Các tác giả hầu hết tập trung nghiên cứu vai trò của thông tin, để áp dụng khoa học vào xây dựng chính sách nói chung chưa đi sâu vào chính sách phát triển hệ thống thông tin KH&CN.
44
Các nghiên cứu về hoạt động thông tin KH&CN cho lĩnh vực hàng hải còn chưa được cập nhiều đặc biệt là việc xây dựng chính sách về hệ thống thông tin KH&CN hàng hải.
Các trung tâm thông tin KH&CN lớn trên thế giới đều phát triển rất mạnh và có những chính sách tăng cường nguồn lực thông tin, chính sách chọn lọc đầu tư rất hiệu quả. Tuy nhiên đây là những chính sách phát triển tổng hợp đa ngành với mong muốn trở thành kho tri thức nhân loại chưa tập trung cho lĩnh vực hàng hải.
Một số tác giả có đề cập tới hệ thống thông tin, tuy nhiên các hướng nghiên cứu rất đa dạng chủ yếu tập trung vào: lý thuyết hệ thống, khái niệm thông tin, hệ tri thức, dữ liệu thông minh. Các hệ thống thông tin kỹ thuật thuộc ngành công nghệ thông tin. Chưa thấy đề cập tới chính sách để phát triển hệ thống tổ chức, quản lý, lưu trữ và phổ biến thông tin KH&CN phục vụ các hoạt động hàng hải.
Các nghiên cứu trong nước, một số nghiên cứu về chính sách hàng hải tuy nhiên đó là các chính sách phát triển nguồn nhân lực, tài chính, đội tàu vận tải mà chưa đề cập đến hệ thống thông tin KH&CN phục vụ hoạt động, quản lý, nghiên cứu, đào tạo và huấn luyện hàng hải.
Một số tác giả nghiên cứu về hệ thống thông tin hàng hải, nhưng đây là hướng nghiên cứu khác, mang tính chất kỹ thuật, viễn thông, điện tử nhằm phát triển hệ thống thông tin liên lạc giữa đất liền và biển qua hệ thống sóng radio, vệ tinh nhằm bảo đảm hoạt động, công tác bảo đảm an toàn, cứu nạn hàng hải.
Một số đề tài nghiên cứu về chính sách quản lý nhà nước trong lĩnh vực hàng hải, đề xuất chính sách cho Cục Hàng hải Việt Nam. Các xu hướng phát triển hoạt động kinh doanh vận tải biển, các sản phẩm và dịch vụ thông tin của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. Chưa có tác giả nào nghiên cứu về
45
chính sách phát triển cho hệ thống thông tin KH&CN trong lĩnh vực Hàng hải Việt Nam.
Các văn bản chính sách về hoạt động thông tin KH&CN Việt Nam từ Trung ương đến địa phương được tổ chức rất bài bản và có nguồn thông tin, dữ liệu rất phong phú và đa dạng, tổng hợp đa lĩnh vực. Tiêu biểu là Cục Thông tin KH&CN Quốc gia. Mặc dù vậy vẫn cần thêm chính sách cụ thể cho hoạt động thông tin KH&CN cho lĩnh vực hàng hải theo Bộ luật Hàng hải quy định. Bộ Giao thông Vận tải và Trường Đại học Hàng hải Việt Nam đã có một số cơ quan thực hiện nhiệm vụ phát triển nguồn tin KH&CN phục vụ đào tạo, nghiên cứu biển tuy nhiên cần có thêm có các định hướng về chính sách cho việc phát triển hệ thống thông tin KH&CN trong thời gian tới và những chính sách cụ thể cho sự phát triển nguồn tin KH&CN, nhân lực và hạ tầng công nghệ,…
1.4.2 Những khoảng trống nghiên cứu.
Qua khảo sát các tài liệu trong và ngoài nước các nghiên cứu về chính sách phát triển hệ thông thông tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải còn thiếu.
Trước bối cảnh trong nước Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã thông qua Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 9/2/2007 “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 12 đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Trong đó nhấn mạnh "Thế kỷ XXI được thế giới xem là thế kỷ của đại dương” [81].
Tuy nhiên nói tới chiến lược biển là rất rộng bao gồm cả kinh tế, công nghiệp quân sự, an ninh quốc phòng, KH&CN biển,…Trong khi đó KH&CN trong lĩnh vực hàng hải còn khiêm nhường so với sự phát triển của thế giới.
Cần nghiên cứu những chính sách để phát triển hệ thống thông tin KH&CN
46
phục vụ quản lý, đào tạo, huấn luyện và nghiên cứu biển nhằm góp phần thực hiện chiến lược biển của đất nước.
Đề tài: “Chính sách phát triển hệ thông thông tin khoa học và công nghệ trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam” tập trung nghiên cứu:
- Phân tích tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận liên quan đến chính sách phát triển hệ thống thông tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam.
- Khảo sát chính sách đáp ứng nhu cầu tin trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam. Phân tích tác động, thế mạnh, thế yếu, thời cơ, thách thức (SWOT) của chính sách phát triển hệ thông thông tin KH&CN hiện tại với hoạt động quản lý, hoạt động và nghiên cứu khoa học hàng hải. Nghiên cứu trường hợp một số cơ quan trong lĩnh vực hàng hải.
- Đề xuất khung chính sách nhằm tăng hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin KH&CN hàng hải, nghiên cứu các trường hợp cơ quan, đơn vị trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam. Đánh giá các tác động của khung chính sách phát triển hệ thống, hệ thống thông tin KH&CN đến giáo dục, đào tạo nhân lực và nghiên cứu khoa học biển trong tương lai.
* Tiểu kết chương 1
Qua phân tích đánh giá các tài liệu trong và ngoài nước có thể nhận thấy lĩnh vực hàng hải được các nước trên thế giới luôn coi trọng và đầu tư nghiên cứu, quản lý và phát triển nhằm đảm bảo phát triển bền vững kinh tế và an ninh quốc phòng. Trong đó sự phối hợp quốc tế trong lĩnh vực hàng hải giữ vai chò then chốt khi có sự ra đời của hàng loạt các tổ chức, mang tầm vóc quốc tế như: Tổ chức hàng hải quốc tế IMO, luật quốc tế, chính sách hàng hải thế giới,…
47
Các trung tâm thông tin KH&CN trong nước và thế giới đã và đang phát triển mạnh, khi nguồn dữ liệu KH&CN đang tăng lên từng ngày. Để thực hiện tốt chiến lược biển và các yêu cầu đổi mới phát triển giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực hàng hải cần tập trung nghiên cứu ngay những chính sách phù hợp nhằm phát triển hệ thống thông tin KH&CN phục vụ lĩnh vực hàng hải Việt Nam.
Những nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài là những kênh tham khảo quan trọng và cần thiết để tác giả có thể vận dụng nhằm đưa ra được những đánh giá thực trạng, đề xuất khung chính sách phù hợp nhằm phát triển hệ thống thông tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải Việt Nam.
Chương một vừa là cơ sở tránh những hướng đi trùng lặp với những đề tài trong nước và ngoài nước vừa là sự gợi mở trong ý tưởng và nội dung nghiên cứu cho những chương tiếp theo. Tác giả đã xác định rõ được những vấn đề cần tập trung nghiên cứu, những khoảng trống nghiên cứu nhằm đề xuất được khung chính sách phát triển hệ thống thông tin KH&CN trong lĩnh vực hàng hải phù hợp với đặc thù chính sách, hạ tầng, nhân lực trong bối cảnh của Việt Nam hiện nay.
48