CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ AN TOÀN VÀ QUẢN LÝ AN TOÀN
1.4. Hệ thống định nghĩa và tiêu chuẩn của tập đoàn Toyota về an toàn lao động
1.4.1 Các nhóm yếu tố nguy hiểm đặc thù trong ngành sản xuất ô tô
1.4.1.3 Phương pháp đánh giá mối nguy hiểm
Việc đánh giá các mối nguy hiểm là cần thiết vì kết quả đánh giá sẽ phản ánh mức độ nghiêm trọng hay thiệt hại ước tính mà mối nguy hiểm đó gây ra. Từ đó xem xét phân loại mức độ ưu tiên tiến hành các biện pháp khắc phục đối với các mối nguy hiểm đó.
Mỗi mối nguy hiểm hay mối rủi ro có thể được thể hiện bằng hai thành phần chính là: ”Tính nghiêm trọng”(hậu quả) khi sảy ra tai nạn và ”khả năng sảy ra” của tai nạn đó. Ta có thể hình dung sự liên hệ giữa hai thành phần này qua sơ đồ sau:
Hình 1.2 Khái niệm về rủi ro
Nguồn: Risk Assessment Procedure TMR QSS0300n – Toyota Manufacturing Standard
a. (I) Tính nghiêm trọng của tai nạn
Tính nghiêm trọng hay hậu quả của tai nạn có thể được ước lượng thông qua các tổn thương vật lý hay các vấn đề liên quan đến sức khỏe của con người gây ra bởi sự tiếp xúc với mối nguy hiểm đó. Cấp độ nguy hiểm tổn thương phụ thuộc vào phần cơ thể tiếp xúc với mối nguy hiểm, độ lớn nguồn năng lượng của mối nguy hiểm và cách mà nó tác động đến con người.
Bảng 1.3 Bảng đánh giá tính nghiêm trọng của tai nạn Tính nghiêm trọng Tiêu chuẩn
Cao (A) Có thế gây tử vong hoặc nguy hiểm đến tính mạng Trung bình (B)
Tổn thương không thể phục hồi hoặc có thể phục hồi nhưng không dễ dàng(Giống như các tai nạn dẫn đến phải nghỉ việc)
Thấp (C) Tổn thương có thể dễ dàng phục hồi(Giống như các tai nạn gây tổn thương không phải nghỉ việc)
Nguồn: Risk Assessment Procedure TMR QSS0300n – Toyota Manufacturing Standard
Bảng 1.3 định nghĩa tính nghiêm trọng của tai nạn với 3 mức độ là: Nghiêm trọng Cao tương ứng với các trường hợp hậu quả của tai nạn gây ra tử vong hoặc nguy hiểm đến tính mạng của nạn nhân, Trung bình tương ứng với các trường hợp hậu quả của tai nạn gây ra tổn thương không(hoặc khó) phục hồi cho nạn nhân và Thấp tương ứng với các trường hợp mà tổn thương của nạn nhân có thể phục hồi hoàn toàn sau tai nạn.
I. Tính nghiêm trọng của tai nạn
IV. Khả năng sảy ra của tai nạn III. Khả năng phòng tránh
và hạn chế
II. Tần suất và thời gian tiếp xúc
(Mối nguy hiểm) (Người tiếp xúc với mối
nguy hiểm)
Rủi ro = “Tính nghiêm trọng" x “Khả năng sảy ra” của tai nạn
b. (II) Tần suất và thời gian tiếp xúc
Tần suất và thời gian tiếp xúc của con người với nguồn gây ra nguy hiểm có thể được ước tính bằng tần suất sảy ra tình huống nguy hiểm. Nói cách khác đó là tần suất con người vào khu vực nguy hiểm và tần suất nguy hiểm sảy ra.
Bảng 1.4 Bảng đánh giá tần suất và thời gian tiếp xúc với tai nạn Tần suất sảy ra của nguy hiểm Tần suất và thời gian tiếp xúc với
mối nguy hiểm
Thường xuyên Không thường xuyên**
Cao* Cao(H) Thấp(L)
Tần suất con người xâm nhập vào vùng
nguy hiểm Thấp Thấp(L) Thấp(L)
Nguồn: Risk Assessment Procedure TMR QSS0300n – Toyota Manufacturing Standard
* Tần suất tiếp xúc nhiều hơn một lần trong một giờ.
** Không tính đến các rủi ro gây ra bởi thiên tai, các sự cố của máy...
c. (III) Khả năng phòng tránh và hạn chế
Khả năng phòng tránh và hạn chế được xác định dựa trên khả năng(phản xạ) tránh bị tổn thương của nạn nhân khi biến cố nguy hiểm sảy ra. Khả năng phòng tránh là sự kết hợp của việc nhận ra mối nguy hiểm và việc có thể tránh khỏi bị tổn thương từ mối nguy hiểm đó.
Bảng 1.5 Bảng đánh giá khả năng phòng tránh khi sảy ra biến cố nguy hiểm Khả năng tránh biến cố nguy hiểm Khả năng tránh bị tổn thương
Dễ dàng** Khó khăn Dễ dàng* Có thể(P) Không thể(I) Khả năng nhận
ra/nhìn thấy mối
nguy hiểm Khó khăn Không thể(I) Không thể(I) Nguồn: Risk Assessment Procedure TMR QSS0300n – Toyota Manufacturing
Standard
* Mối nguy hiểm dễ dàng được phát hiện ra khi nó có thể được nhìn thấy. Thông thường các mối nguy hiểm liên quan đến các thao tác hoặc công việc đều có thể được nhận ra.
** Khả năng tránh biến cố nguy hiểm xem xét đến ”tốc độ của mối nguy hiểm”
nhỏ hơn 250mm/s và không gian xung quanh có đủ để hành động né tránh thực hiện được.
d. (IV) Khả năng sảy ra tai nạn
Khả năng sảy ra của tai nạn được xem xét bằng khả năng chuyển biến từ tình huống nguy hiểm sang biến cố nguy hiểm. Khả năng chuyển biến này sẽ phụ thuộc vào mức độ tin cậy của các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ được thiết lập cũng như bản thân con người(nạn nhân).
Bảng 1.6 Bảng đánh giá khả năng sảy ra của tai nạn Khả năng sảy ra
tai nạn Tiêu chuẩn Chú ý
Cao (H)
- Không có biện pháp bảo vệ nào được thực hiện.
- Biện pháp bảo vệ có tác động nhưng có sự phục thuộc cao vào con người(không tự động hoàn toàn)
- Bao gồm cả các các biện pháp bảo vệ có sử dụng các thiết bị bảo hộ, các nhãn cảnh báo hay bất kỳ hình thức chỉ sử dụng thông tin khác
Trung bình (M)
- Biện pháp bảo vệ có tác động nhưng vẫn cần phụ thuộc vào con người.
- Bao gồm cả hệ thống khóa an toàn chống khởi động nhầm, chuyển mạch kích hoạt chế độ dạy rô bốt…
Nhưng người sử dụng các biện pháp bảo vệ trên cần được đào tạo hay cấp chứng chỉ.
Thấp (L)
- Biện pháp bảo vệ tác động gần như không phụ thuộc vào con người
- Biện pháp bảo vệ không phụ thuộc vào sự chủ quan của con người như hàng rào an toàn, khóa cửa an toàn liên động, thanh cảm biến an toàn quang học v.v... và không cần phải cân nhắc sử dụng thêm bất kỳ công cụ khác để quản lý sự tuân thủ của con người.
Nguồn: Risk Assessment Procedure TMR QSS0300n – Toyota Manufacturing Standard
Sau khi đã hoàn thành việc ước tính các thành phần đặc trưng của mối nguy hiểm như đã trình bày ở trên, bước tiếp theo sẽ tiến hành hành đánh giá mức độ nguy hiểm.
Bảng 1.7 Bảng đánh mức độ nghiêm trọng của tai nạn
IV. Khả năng sảy ra của tai nạn I. Mức độ
nghiêm trọng
II. Tần suất và thời gian
tiếp xúc
III. Khả năng phòng
tránh Cao(H) Trung
bình(M) Thấp(L)
Không thể(I) 5 5 2
Cao Có thể(P) 5 5 2
Không thể(I) 5 4 2
Cao(H)
Thấp
Có thể(P) 4 4 2
Không thể(I) 5 3 2
Cao Có thể(P) 4 3 2
Không thể(I) 4 3 2
Trung bình(M)
Thấp
Có thể(P) 3 2 2
Không thể(I) 3 2 1
Cao Có thể(P) 2 1 1
Không thể(I) 1 1 1
Thấp(L)
Thấp
Có thể(P) 1 1 1
Nguồn: Risk Assessment Procedure TMR QSS0300n – Toyota Manufacturing Standard
Thông qua bảng công cụ đánh giá mối nguy hiểm ở trên, mỗi mối nguy hiểm sẽ được phân loại thông qua số điểm đánh giá mức độ nguy hiểm của nó. Theo sự phân loại đó, các mối nguy hiểm thuộc nhóm có cấp độ cao nhất(điểm cao nhất) cần phải được ưu tiên thực hiện các biện pháp khắc phục để giảm cấp độ nguy hiểm xuống cấp thấp hơn(nhỏ hơn 3 điểm).
Với những mối nguy hiểm có cấp độ 4 hoặc 5 cần phải thực hiện các biện pháp khắc phục cứng(lắp thêm thiết bị bảo vệ, thay đổi thiết kế…) và có thể phải đưa ra các quy định, thủ tục để quản lý sau khi đã thực hiện các biện pháp khắc phục cứng.