Nhóm hoạt động an toàn liên quan đến môi trường làm việc

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý an toàn lao động trong Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (Trang 44 - 48)

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ AN TOÀN VÀ QUẢN LÝ AN TOÀN

1.4. Hệ thống định nghĩa và tiêu chuẩn của tập đoàn Toyota về an toàn lao động

1.4.5 Nhóm hoạt động an toàn liên quan đến môi trường làm việc

Nhóm hoạt động liên quan đến môi trường làm việc có mục đích nhận dạng tất cả các mỗi nguy hiểm tiềm ẩn trong môi trường làm việc, từ đó xử lý nhằm loại bỏ hoặc quản lý các mối nguy hiểm đó nhằm tránh các tai nạn có thể sảy ra.

Như đã trình bày ở trên về đặc thù về các mối nguy hiểm trong ngành sản xuất ô tô, nhóm hoạt động an toàn liên quan đến môi trường làm việc sẽ chủ yếu tập trung vào xử lý các loại tại nạn STOP 6 và tai nạn cháy sảy ra do cháy nổ tại nơi làm việc.

Có hai hoạt động chính đang được thực hiện rộng rãi trong tập đoàn Toyota là: Hoạt động hiển thị hóa và quản lý mối nguy hiểm STOP 6 và hoạt động quản lý cháy nổ.

1.4.5.1 Hoạt động quản lý mối nguy hiểm STOP 6 cấp độ A

Mục đích của hoạt động quản lý mối nguy hiểm STOP 6 cấp độ A là nhằm phát hiện, hiển thị và quản lý tất cả các mối nguy hiểm STOP 6 cấp độ A có nguy cơ gây ra các loại tai nạn chết người, nguy hiểm đến tính mạng hoặc thương tật...

cho nhân viên làm việc trong công ty.

Về lý thuyết khi phát hiện ra bất kỳ mối nguy hiểm cấp độ A tại nơi làm việc, cần phải thực hiện ưu tiên ba nguyên tắc là:

+ Thông tin: Đây được hiểu là việc loan báo nhanh nhất có thể các thông tin về mối nguy hiểm cho mọi người xung quanh biết để phòng tránh.

+ Biện pháp khắc phục tạm thời: Là việc thực hiện xử lý mang tính chất tạm thời mối nguy hiểm để giảm thiểu mức độ nguy hiểm(như việc làm biển cảnh báo, căng dây khoanh vùng nguy hiểm...). Biện pháp khắc phục tạm thời thường có ưu điểm như dễ làm, thực hiện nhanh và không tốn kém. Nhưng nhược điểm của nó là không thể triệt để xử lý để loại bỏ mối nguy hiểm.

+ Biện pháp khắc phục triệt để: Là việc xử lý hiệu quả nhất có thể mối nguy hiểm để loại bỏ hoặc hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro mà mối nguy hiểm đó có

thể gây ra. Cách thức thực hiện biện pháp khắc phục triệt để cũng như hiệu quả thực hiện tuân theo thứ tự ưu tiên sau:

- Loại bỏ: Loại bỏ hoàn toàn công đoạn có nguồn gây ra nguy hiểm

- Thay thế: Thay thế công đoạn có nguồn gây ra nguy hiểm bằng công đoạn khác tương đương ít nguy hiểm hơn.

- Cách ly: Cách ly công đoạn có nguồn nguy hiểm và con người.

- Biện pháp bảo vệ mang tính kỹ thuật: Lắp đặt các thiết bị bảo vệ/điều khiển để phòng tránh sự tác động của nguồn gây ra nguy hiểm đối với con người làm việc trong công đoạn có nguồn nguy hiểm.

- Các biện pháp hành chính: Là việc đưa ra các thủ tục, quy định hoặc các chương trình đào tạo đối với con người làm việc trong công đoạn có nguồn gây ra nguy hiểm nhằm hạn chế sự tiếp xúc của con người với tiếp xúc với mối nguy hiểm cần quản lý.

- Trang bị bảo hộ lao động: Nếu tất cả các biện pháp khắc phục trên không thể thực hiện được thì phải trang bị bảo hộ lao động cho con người khi làm việc trong công đoạn có nguồn gây ra nguy hiểm để giảm thiểu các thiệt hại có thể sảy ra khi tiếp xúc với nguồn gây ra nguy hiểm.

Tuy có ưu điểm là loại bỏ tối đa tác động của nguồn gây ra nguy hiểm đối với con người nhưng các biện pháp khắc phục triệt để thường không dễ thực hiện, tốn chi phí và cần có nhiều thời gian hơn so với các biện pháp khắc phục tạm thời.

Hiển thị hóa mối nguy hiểm STOP 6 chính là việc hiển thị hóa tất cả các mối nguy hiểm STOP 6 có trong môi trường làm việc lên bản đồ mặt bằng làm việc cũng như tại vị trí của nó trong thực tế. Việc hiển thị hóa sẽ giúp cho mọi người đặc biệt là người quản lý không chỉ biết được trong khu vực mình làm việc có những mối nguy hiểm gì, ở vị trí nào, bao giờ, những ai có khả năng bị tác động bởi nó...

Ngoài ra, việc hiển thị hóa sẽ các mối nguy hiểm đó sẽ giúp cho người quản lý theo dõi được tiến độ thực hiện và duy trì các biện pháp khắc phục nhằm đảm bảo an toàn cho con người làm việc trong khu vực có nguồn nguy hiểm(trong trường hợp công đoạn có nguồn nguy hiểm không thể loại bỏ hoặc thay thế).

1.4.5.2 Hoạt động quản lý cháy nổ

Một trong số những hoạt động an toàn then chốt liên quan đến môi trường làm việc trong tập đoàn Toyota là hoạt động quản lý an toàn cháy nổ tại nơi làm việc. Do đặc thù sản xuất phải sử dụng nhiều loại vật liệu dễ cháy nổ như xăng dầu, sơn và các loại dung môi nên công tác an toàn phòng chống cháy nổ luôn được tập đoàn mẹ quan tâm.

Từ lý thuyết và các bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế thông qua các tai nạn đã từng sảy ra trong tập đoàn, một mô hình mẫu về quản lý an toàn cháy nổ đã được tập đoàn Toyota xây dựng và yêu cầu các công ty con thực hiện.

Mô hình quản lý cháy nổ này được chia ra làm hai nhánh chính là: Phòng ngừa – Ngăn không cho tai nạn cháy nổ sảy ra và Phản ứng – Sẵn sàng ứng phó nếu chẳng may tai nạn cháy nổ sảy ra.

Việc phòng ngừa tại nạn cháy nổ dựa trên vào lý thuyết cơ bản của sự cháy.

Hình 1.8 Nguyên lý hình thành sự cháy

Nguồn: Toyota fundamental safety training handbook

Sự cháy xuất hiện trong thực tế khi có sự kết hợp của 3 yếu tố là: Vật liệu cháy, Ô xy và Tia lửa. Thiếu một trong 3 yếu tố trên sự cháy không thể sảy ra, đồng nghĩa với việc không có tai nạn về cháy nổ.

Không khí xung quanh chúng ta có khoảng 21% là Ô xy, trong khi ở áp suất khí quyển sự cháy có thể sảy ra với hàm lượng Ô xy tối thiểu là 16%. Do vậy, để ngăn các đám cháy không mong muốn sảy ra, phải tiến hành cách ly hai yếu tố còn

Ôxy (O2)

Tia lửa

3) Tia lửa :

Nguồn nhiệt, tia lửa do tĩnh điện, ma sát...

2) Ôxy :

Lượng Ôxy có trong sẵn trong không khí

1) Vật liệu cháy:

Vật liệu cháy

Hóa chất hoặc vật liệu khác bao gồm cả thể rắn, lỏng và khí

lại của sự cháy là vt liu cháytia la. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta quản lý tốt hai yếu tố này.

Xuất phát từ lý thuyết đó, mô hình quản lý cháy nổ sẽ tiến hành phân loại và quản lý tất cả các vật liệu cháy nổ có trong môi trường làm việc.

Quá trình quản lý này được thực hiện qua các 4 bước:

Hình 1.9 Lưu đồ hoạt động quản lý vật liệu cháy nổ Nguồn: Toyota fundamental safety training handbook

+ Bước 1 : Nhận dạng và phân loại và lập danh sách tất cả các loại vật liệu cháy nổ trong khu vực làm việc. Việc phân loại vật liệu có thể thực hiện dựa vào tính chất của vật liệu(nhiệt độ bắt cháy, độ dẫn điện...)

+ Bước 2: Hiển thị hóa vị trí sử dụng vật liệu lên bản đồ phòng chống cháy nổ của khu vực.

+ Bước 3: Thực hiện các biện pháp xử lý như loại bỏ, thay thế, các biện pháp kỹ thuật bảo vệ, quản lý sử dụng... Các biện pháp xử lý phòng ngừa cháy nổ đối với vị trí sẽ được thực hiện dựa theo các tiêu chuẩn như, cảnh báo, cấm lửa cách ly khỏi nguồn nhiệt, nối tiếp địa, thiết bị cứu hỏa tại chỗ...

+ Bước 4 : Định kỳ kiểm tra việc duy trì các biện pháp xử lý nhằm chắc chắn vị trí sử dụng vật liệu cháy nổ luôn trong trạng thái an toàn, cập nhật kết quả theo dõi kiểm tra lên bản đồ phòng chống cháy nổ của khu vực.

Bước 1

Nhận dạng vật liệu cháy nổ Bước 2

Hiển thị hóa

Bước 4

Duy trì biện pháp xử lý Bước 3

Thực hiện biện pháp xử lý

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý an toàn lao động trong Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)