Giới thiệu khái quát về công ty Ô tô Toyota Việt nam

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý an toàn lao động trong Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (Trang 55 - 62)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TMV

2.1. Giới thiệu khái quát về công ty Ô tô Toyota Việt nam

Công ty Ô tô Toyota Việt Nam(TMV) đăt trụ sở chính và nhà máy tại Phường Phúc Thắng, Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc. Được thành lập vào ngày 5 tháng 9 năm 1995 và chính thức đi vào hoạt động tháng 10 năm 1996. Với số vốn pháp định là 49 triệu USD, đây là liên doanh giữa 3 đối tác lớn là: Tập đoàn Ô tô Toyota Nhật Bản, Tổng công ty Máy Động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam và Công ty TNHH KUO Singapore với tỉ lệ góp vốn tương ứng là 70%, 20% và 10%.

Hình 2.1 Nhà máy Ô tô Toyota Việt nam Các dấu mốc trên con đường phát triển của công ty

+ Năm 1995 Công ty Ô tô Toyota Việt Nam được thành lập

+ Năm 1996 Xây dựng nhà máy Toyota tại Phúc Thắng, Phúc Yên, Vĩnh Phúc.

+ Năm 1997 Khai trương Trung tâm Đào tạo tại trụ sở chính, khai trương chi nhánh TP Hồ Chí Minh và tổng kho phụ tùng tại trụ sở chính.

+ Năm 1998 Khai trương Chi nhánh Hà Nội.

+ Năm 2003 Khai trương Xưởng dập chi tiết thân vỏ xe.

+ Năm 2004 Khai trương Trung tâm Xuất khẩu Phụ tùng Toyota + Năm 2008 Khai trương Xưởng sản xuất khung gầm.

+ Năm 2009 Khai trương Trung tâm Toyota miền nam.

Với hơn 1000 nhân viên làm việc tại nhà mày Ô tô Toyota Việt Nam, hơn 3243 nhân viên đại lý và gần 22000 nhân viên nhà cung cấp chia làm hai ca sản xuất, công ty(chuỗi) Toyota đảm bảo cung cấp một sản lượng sản xuất/bán tối đa 35,600 xe cho thị trường nội địa.

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là

+ Sản xuất, lắp ráp và kinh doanh ô tô Toyota các loại.

+ Sửa chữa, bảo dưỡng và kinh doanh phụ tùng chính hiệu Toyota tại Việt Nam.

+ Xuất khẩu linh kiện phụ tùng ô tô Toyota sản xuất tại Việt Nam.

+ Nhập khẩu, phân phối xe ô tô Toyota nguyên chiếc các loại.

2.1.3 Sản phẩm của doanh nghiệp

Sản phẩm của công ty Ô tô Toyota bao gồm:

+ Sản phẩm sản xuất và lắp rắp tại nhà máy Ô tô Toyota Việt Nam: Toyota Camry, Toyota Innova, Toyota Corolla Altis, Toyota Fortuner, Toyota Hiace, Toyota Vios.

Hình 2.2 Các sản phẩm của công ty TMV Nguồn: Phòng marketing công ty TMV

+ Sản phẩm xe nhập khẩu: Toyota Lexus, Toyota Hilux, Toyota Yaris, Toyota Land Cruiser, Toyota Venza, Toyota Prius, Toyota Highlander, Toyota Sienna, Toyota Matrix, Toyota Avalon

+ Các loại linh kiện, phụ tùng chính hiệu Toyota sản xuất trong nước và nhập khẩu.

Camry Corolla Altis Fortuner Innova Vios

Land Cruiser Land Cruiser Prado Hilux Hiace Yaris

Sản phẩm xe dạng CKD lắp ráp

trong nước

Sản phẩm xe CBU nhập khẩu

2.1.4 Kết quả kinh doanh của công ty trong các năm gần đây

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty được thể hiện trong bảng kết quả kinh doanh rút gọn của công ty dưới đây:

Bảng 2.1 Bảng kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây

Nguồn: Phòng kế toán công ty TMV

Nhân xét: Tổng doanh thu bán hàng của công ty TMV giảm trong 3 năm liên tiếp là do các nguyên nhân khách quan như:

+ Tình hình khó khăn chung của thị trường ô tô trong nước trong năm 2011 và 2012 do tác động của các chính sách thuế, phí của chính phủ.

+ Các vụ động đất, sóng thần tại Nhật bản, lũ lụt tại Thái lan vào năm 2011, đã gây thiệt hại cho các nhà máy sản xuất linh kiện dẫn tới thiếu chi tiết lắp ráp dẫn tới giảm sản lượng sản xuất và mất thị phần.

Doanh thu của công ty giảm, kéo theo tổng số nộp ngân sách nhà nước cũng giảm theo(do sản phẩm của công ty chịu các loại thuết cơ bản là: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp...)

Doanh thu đối với dòng xe nhập khẩu tăng lên là do ảnh hưởng tích cực của chính sách giảm thuế nhập khẩu xe của chính phủ dẫn đến giá xe nhập khẩu cạnh tranh hơn. Bên cạnh đó là việc chính phủ áp dụng thông tư 20 về quy định đơn vị nhập khẩu ô tô phải có ủy quyền chính thức từ hãng mẹ dẫn tới việc độc quyền nhập khẩu, phân phối các mẫu xe do Toyota sản xuất.

2012

(Tính đến tháng 7)

1.Tổng doanh thu bán hàng (VND)

Nghìn

đồng 116,574,868,464 101,105,297,995,402 99,284,903,050,799 2.Tổng doanh thu đối với

dòng xe nhập khẩu

Nghìn

đồng 33,542,700 39,638,487 89,548,422 3.Tổng số nộp ngân sách nhà

nước

Nghìn

đồng 317,399,361 274,280,233 269,323,829

4.Tỷ lệ lãi thuần/doanh thu % 6.15% 6.31% 6.20%

5.Tổng tài sản Nghìn

đồng 204,977,208,899,522 232,802,845,643,206 203,475,288,527,368 6.Nguồn vốn chủ sở hữu Nghìn

đồng 115,209,332,535,885 120,629,896,800,766 116,979,333,666,077

Ch tiêu ĐVT 2010 2011

2.1.5 Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ tổ chức hoạt động của công ty TMV như sau:

Hình 2.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TMV Nguồn: Phòng hành chính nhân sự công ty TMV

Hình 2.3 cho thấy cơ cấu tổ chức của công ty, mối liên hệ giữa các khối đơn vị khác nhau, mỗi khối đơn vị lại có nhiều bộ phận nhỏ, chẳng hạn như khối sản xuất thì có bộ phận hành chính sản xuất, bộ phận tiếp vận, bộ phận sản xuất, bộ phận quản lý chất lượng bộ phận mua bán. Mỗi bộ phận lại bao gồm nhiều phòng ban nhỏ hơn như: Bộ phận sản xuất có các phân xưởng hàn, sơn, lắp ráp...

+ Ban giám đốc: Có quyền cao nhất trong công ty, chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của công ty.

+ Khối sản xuất: Bao gồm các bộ phận liên quan đến sản xuất như các phân xưởng, quản lý chất lượng, hành chính sản xuất, mua bán... chịu trách nhiệm sản xuất ra sản phẩm là những chiếc xe mang thương hiệu Toyota.

BAN GIÁM ĐỐC

KHỐI SẢN XUẤT KHỐI TÀI CHÍNH KHỐI HÀNH CHÍNH KHỐI MARKETING

Bộ phận hành chính sản xuất

Phòng kế toán Bộ phận hành chính

tổng hợp Phòng bán hàng

Bộ phận tiếp vận Phòng marketing

Bộ phận sản xuất

Bộ phận quản lý chất lượng

Phòng quản lý sản xuất Phòng An toàn

- Sức khỏe - Môi trường Phòng quản lý

chi phí Phòng kế hoạch tiếp vận Phòng tiếp vận xe thành phẩm Phòng tiếp vận nguyên vật liệu

Phân xưởng kiểm tra chất

Phòng QA

Bộ phận mua bán

Phòng nội địa hóa Phòng mua

hàng

Bộ phận nhân lực Phòng kiểm toán

Phòng quan hệ khách hàng

Phòng kế hoạc hợp tác Phân xưởng

Dập Phân xưởng

Hàn

Phân xưởng Sơn

Phân xưởng

Lắp ráp Phân xưởng Facility Phân xưởng

khung gầm

+ Khối tài chính: Bao gồm phòn kế toán và kiểm toán làm nhiệm vụ theo dõi thu chi cũng như phụ trách toàn bộ hoạt động tài chính trong của công ty.

+ Khối hành chính: Bao gồm hai bộ phận là hành chính tổng hợp và nhân lực sẽ chịu trách nhiệm quản lý nguồn nhân lực trong nhà máy, tuyển dụng, đào tạo.

+ Khối marketing: Bao gồm các bộ phận như bán hàng, quan hệ khác hàng, marketing... chịu trách nhiệm quản lý mạng lưới phân phối sản phẩm của công ty và các hoạt động xã hội khác.

2.1.6 Hình thức tổ chức sản xuất

Qui trình công nghệ là một khâu quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khâu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Bên cạnh đó nó còn chi phối đến công tác định mức, bố trí lao động, giá thành và chất lượng sản phẩm. Do sản lượng sản xuất nhỏ và mức độ đa dạng của các mẫu xe sản xuất tại đây nên các dây chuyền sản xuất của TMV vẫn chủ yếu áp dụng công nghệ lắp ráp thủ công và bán tự động.

Hình 2.4 Sơ đồ mặt bằng sản xuất của công ty TMV Nguồn: Phòng hành chính nhân sự công ty TMV + Xưởng dập

Xưởng dập có 2 công đoạn. Công đoạn dập máy có nhiệm vụ tạo dạng, cắt và uốn tấm vật liệu sử dụng máy và khuôn dập. Một chi tiết dập hoàn chỉnh thường được trải qua 3 – 4 nguyên công dập.

Xưởng dp

Xưởng hàn

Xưởng sơn Xưởng lắp ráp

Xưởng kiểm tra

chất lượng Xưởng khung gầm

Xưởng Facility và xử lý nước thải Khu vực

văn phòng Xe thành phẩm

Linh kiện lắp ráp

Đường thử xe

Khu linh kiện lắp

ráp Khu linh kiện lắp

ráp

Linh kiện Dòng chảy công nghệ của sản phẩm

Công đoạn gia công bằng tay có nhiệm vụ hoàn thiện và sửa chữa các chi tiết sau công đoạn dập máy như cắt plasma, đục lỗ và uốn mép của chi tiết.

+ Xưởng hàn

Các chi tiết thành phẩm từ xưởng dập và các chi tiết dạng CKD được nhập từ kho sẽ được chuyển cho phân xưởng hàn, tại đây các linh kiện rời sẽ được hàn lại tạo thành thân vỏ xe. Cạnh trái và cạnh phải của xe được hàn song song bằng công nghệ hàn điểm điện trở, sàn xe được hàn bằng công nghệ hàn điểm và hàn CO2.

+ Xưởng sơn

Xưởng sơn gồm có 5 công đoạn chính. Công đoạn sơn tĩnh điện ED sẽ tiến hành phủ một lớp sơn tĩnh điện chống rỉ lên vỏ xe. Sau đó tại công đoạn SL/PVC các mép thép của vỏ xe, gầm xe sẽ được phủ nhựa Sealer và PVC nhằm chống rỉ và giảm ồn.

Tiếp theo vỏ xe sẽ được phủ một lớp sơn lót tại công đoạn Primer, sau khi qua lò sấy vỏ xe sẽ tiếp tục được phủ lớp sơn mầu tại động đoạn Topcoat. Sau khi kết thúc quá trình sấy, vỏ xe sẽ qua công đoạn kiểm tra Offline trước khi chuyển qua công đoạn lắp ráp.

+ Xưởng khung xe

Xưởng khung xe của TMV sản xuất 2 loại khung xe cho 2 mẫu xe là Innova và Fortuner. Dây chuyền sản xuất khung xe có hai công đoạn là hàn khung xe và sơn tĩnh điện. Chi tiết khung dạng CKD được nhập và tiến hành hàn tại công đoạn hàn khung. Khung hàn sau đó được chuyển qua công đoạn sơn tĩnh điện để phủ sơn chống rỉ. Thành phẩm của dây chuyền sẽ được chuyển qua công đoạn lắp ráp.

+ Xưởng lắp ráp

Xưởng lắp ráp của TMV có 2 dây chuyền là A1, và A2. Dây chuyền A1 lắp ráp các loại xe Vios, Camry, Corolla trong khi dây chuyền A2 sẽ lắp các mẫu xe IMV là Innova và Fortuner.

Dây chuyền lắp ráp bắt đầu bằng công đoạn Trim, nơi tiến hành lắp ráp các chi tiết nhỏ bên trong xe. Sau đó xe được chuyển sang công đoạn Chassy để nắp động cơ và cụm bánh và các chi tiết gầm xe. Cuối cùng xe được chuyển sang công đoạn Final để lắp nội thất và kiểm tra.

+ Xưởng Kiểm tra chất lượng

Tại dây chuyền kiểm tra chất lượng, xe sẽ được kiểm tra bề mặt thân xe, cân chỉnh lái, thử tốc độ, thử phanh, kiểm tra khí thải, kiểm tra dò rỉ nước và chạy thử trên đường thử xe.

Các xe đạt tiêu chuẩn chất lượng sẽ được chuyển ra bãi xe chờ cung cấp cho khách hàng.

2.1.7 Cơ cấu lao động của công ty

Bảng 2.2 Bảng tổng số lao động của nhà máy qua các năm gần đây

Nguồn: Phòng hành chính nhân sự công ty TMV

Số lượng lao động của nhà máy tăng theo quy mô sản xuất của công ty. Tính đến tháng 7 năm 2012 có 1200 nhân viên đang làm việc cho công ty. Để đáp ứng yêu cầu của TTLT số 14/1998/TTLT-BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN Ngày 31-10- 1998 về hội động bảo hộ lao động đối với các doanh nghiệp có trên 1000 nhân viên.

Công ty TMV đã thành lập phòng an toàn công ty nhằm thực hiện, chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động an toàn trong công ty.

Bảng 2.3 Bảng phân loại cơ cấu lao động theo trình độ học vấn Năm 2012

Ch tiêu Số lượng Tỷ lệ(%)

Đại học, Cao đẳng 457 38.1%

Trung cấp nghề 583 48.6%

Công nhân kỹ thuật 160 13.3%

Tổng 1,200 Nguồn: Phòng hành chính nhân sự công ty TMV

Ngành công nghiệp ô tô yêu cầu công nghệ và độ chính xác cao. Điều này dẫn đến yêu cầu các nhân viên làm việc trong công ty phải có trình độ, phẩm chất tốt và tác phong công nghiệp. Do vậy trình độ học vấn của cán bộ nhân viên làm việc trong công ty TMV tối thiểu là công nhân kỹ thuật và trung cấp nghề. Số lượng nhân viên văn phòng chiếm tỉ lệ 38.1% đều có trình độ đại học hoặc cao đẳng.

2012

(Tính đến tháng 7)

1. Số lao động Người 1,013 1,207 1,200

Ch tiêu ĐVT 2010 2011

Bảng 2.4 Bảng phân loại cơ cấu lao động theo độ tuổi Năm 2012

Ch tiêu Số lượng Tỷ lệ(%)

Từ 20 đến 34 tuổi 919 76.6%

Từ 35 đến 55 tuổi 275 22.9%

Từ 56 đến 60 tuổi 5 0.4%

Trên 60 tuổi 1 0.1%

Tổng 1,200 Nguồn: Phòng hành chính nhân sự công ty TMV

Qua bảng số liệu 2.4 cho thấy phần lớn nhân viên làm việc trong công ty TMV có tuổi đời khá trẻ. Tỉ lệ nhân viên có tuổi đời dưới 34 chiếm tới trên 76%

tổng số lao động của công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý an toàn lao động trong Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)