CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ AN TOÀN VÀ QUẢN LÝ AN TOÀN
1.4. Hệ thống định nghĩa và tiêu chuẩn của tập đoàn Toyota về an toàn lao động
1.4.4 Nhóm hoạt động an toàn liên quan đến con người
1.4.4.2 Các hoạt động nhằm nâng cao ý thức về an toàn
Ý thức về an toàn được hiểu là việc luôn luôn áp dụng các kiến thức đã học về an toàn vào thực tế, làm việc một cách cẩn thận, chắc chắn từ đó giảm thiểu các nguy cơ gây nguy hiểm cho chính bản thân mình hoặc cho người khác.
Để nâng cao ý thức về an toàn, tập đoàn Toyota đưa ra rất nhiều hoạt động hỗ trợ như hoạt động đọc tuyên thệ an toàn trước khi báo cáo, hoạt động sáng tác mẫu biểu trưng, khẩu hiệu an toàn, hoạt động ”thể hiện an toàn khắp mọi nơi”...
Trong số đó có 2 hoạt động nổi bật là yêu cầu bắt buộc và là thước đo về ý thức an toàn của các nhân viên trong tập đoàn là: Hoạt động ngày an toàn và hoạt động Dừng - Chỉ tay và hô xác nhận.
+ Hoạt động ngày an toàn: Đây là hoạt động nhằm đề cao và thể hiện sự quan tâm đến vấn đề an toàn lao động của các công ty trong tập đoàn. Hoạt động này cần có sự tham gia của tất cả nhân viên trong công ty kể cả ban giám đốc. Cách thức thực hiện hoạt động ngày an toàn như sau:
Mỗi công ty chọn ra một ngày cố định hàng tháng(thường là ngày làm việc đầu tiên trong tháng) để thực hiện nhiều nhất có thể các hoạt động liên quan đến an toàn như: Lãnh đạo công ty phát biểu về an toàn, họp tổng kết an toàn tháng, ban giám đốc đi thanh tra về an toàn trong nhà máy, nhân viên đi nhận dạng mối nguy
hiểm tại nơi làm việc, tiến hành hoạt động đào tạo nâng cao khả năng phán đoán mối nguy hiểm, trao các giải thưởng an toàn tháng, công bố chủ đề an toàn sẽ thực hiện trong tháng...
Thước đo để đánh giá hoạt động chính là số lượng nhân viên tham gia ngày an toàn.
+ Hoạt động Dừng - Chỉ tay và hô xác nhận: Đây là một trong những hoạt động trọng tâm và quan trọng nhất của tập đoàn Toyota nhằm nâng cao ý thức về an toàn của nhân viên. Hoạt động này được triển khai ở tất cả các công ty con của tập đoàn trên phạm vi toàn cầu. Phần dưới đây sẽ giới thiệu và mô tả cụ thể về mục đích, cũng như cách thức thực hiện hoạt động này.
● Hoạt động Dừng – Chỉ tay và hô xác nhận bắt nguồn từ các đặc tính và hành vi của con người(Xem bảng 1.8)
● Trong các công việc hàng ngày, con người thường có khuynh hướng lơ đễnh, quên hoặc đánh giá chủ quan các sự việc và hiện tượng dẫn tới các nguy cơ tai nạn tiềm tàng có thể sảy ra.
● Thực hiện Dừng – Chỉ tay và hô xác nhận tại vị trí, nơi có mối nguy hiểm tiềm tàng chính là việc tự nhắc nhở bản thân về mối nguy hiểm đó, do vậy tránh được các chấn thương và tai nạn do mối nguy hiểm gây ra đối với bản thân. Ngoài ra việc thực hiện Dừng – Chỉ tay và hô xác nhận còn giúp con người thể hiện cho cộng đồng hành động coi trọng an toàn của bản thân mình.
● Trình tự thực hiện hoạt động Dừng – Chỉ tay và hô xác nhận
Hình 1.5 Trình tự thực hiện Dừng – Chỉ tay và hô xác nhận Nguồn: Toyota fundamental safety training handbook
Quan sát mối rủi ro tiềm tàng
~OK
Các hành động an toàn (Phán đoán mối rủi
ro)
~OK ! Chỉ tay vào nguồn
phát sinh rủi ro Hô to
“OK”
Cảnh báo
Xác nhận đã an toàn
Lắng nghe và xác nhận
Bảng 1.10 Bảng các đặc tính và hành vi của con người STT 1Khoảng thời gian tập trung của *Đưa ra quyết địnhKích thích sự vận động não bộ bị giới hạnsai lầm của não từđó não bộ * Dừng - chỉ tay và (Sai lầm do cảm tính)có thể xử lý vấn đề một hô xác nhận cách chính xác * Có những khoảng trống trong tư duy 2Con người có thể có các phán* Ngay lập tức hành đoán chủ quan sai lầmđộng thiếu suy nghĩ * Các tình huống không lường trước được như mongđợi của con người 3Mải suy nghĩ về một vấn đề * Nhầm cách thức "Chuyển sang kênh * Hoạt động phán khác không liên quan đến côngthao tácan toàn" bằng cáchđoán tình huống việc đang thực hiện vô thức gây* Vận hành máy móc"nói ra bằng miệng" nguy hiểm ra các hànhđộng mất an toànnhầm và ngừng trong giây lát * Hô to nhắc nhở * Một thời điểm nhất định chỉ tập chung vào một việc duy nhất 4Có xu hướng/thích chọn con* Chọn đường tắt, bỏ * Loại bỏ các con đường* Giáo dục/đào tạo đường tắtbước thao tác tắt * Xem xét các bước (hiểu được bản chất * Để thực hiện nhan hơn, tốn thao tác cám dỗ connguy hiểm) ít năng lượng hơnngười làm tắt (Xử lý sự cố, đi lòng vòng…) Nguồn: Toyota fundamental safety training handbook
Hành độngđểđảm bảo an toànÝ tưởngđề xuấtĐặc tính của con người(Thiếu sót)HìnhảnhCác hành động mất an toàn(Sai lầm)
Như vậy việc kiểm tra, xác nhận các mối nguy hiểm tiềm tàng được thực hiện bằng tối đa các giác quan và hành động của con người: Quan sát(sử dụng mắt), động tác(sử dụng tay), phát biểu xác nhận(sử dụng miệng), lắng nghe xác nhận(sử dụng tai). Các hành động trên sẽ tác động tối đa vào não bộ của con người, giúp não bộ có nhiều nhất các thông tin cần thiết để xử lý và đưa ra các quyết định nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân.
Các lợi ích khi thực hiện hoạt động Dừng – Chỉ tay và hô xác nhận
① Ngay cả khi chúng ta vội vàng, chúng ta vẫn cần một chút thời gian để thực hiện một hành động theo thói quen(Dừng – Chỉ tay và hô xác nhận) sẽ ngăn ngừa các thiếu sót như thiếu quan sát, quên, thiếu suy xét…
② Có ý thức về an toàn một cách tự nhiên, tạo ra thói quen đặt an toàn lên hàng đầu khi thực hiện bất kỳ công việc nào.
Các lợi ích đem lại như trên dần dần rèn luyện thói quen và xây dựng ý thức an toàn cho mỗi con người.
Ví dụ về việc thực hiện Dừng – Chỉ tay và hô xác nhận khi băng qua đường có xe cộ qua lại:
+ Dừng lại trước khi bước xuống lòng đường.
+ Chỉ tay về bên trái hô ”OK” nếu không có xe đi từ hướng trái + Chỉ tay về hướng phải hô ”OK” nếu không có xe đi từ hướng phải + Chỉ tay về hướng trước mặt hô ”OK” nếu không có chướng ngại vật.
+ Vượt qua đường.
Hình 1.6 Áp phích hoạt động Dừng – Chỉ tay và hô xác nhận Nguồn: Phòng an toàn công ty TMV
Thước đo để đánh giá hoạt động Dừng – Chỉ tay và hô xác nhận chính là số lượng nhân viên thực hiện hoạt động này tại các vị trí qua đường dành cho người đi bộ có quy định Dừng – Chỉ tay và hô xác nhận.