CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TMV
2.2 Tình hình quản lý an toàn lao động của công ty
2.2.3 Các hoạt động an toàn đang thực hiện và kết quả đạt được trong thời gian gần đây của công ty TMV
2.2.3.5 Hoạt động quản lý mối nguy hiểm STOP 6 cấp độ A tại nơi làm việc
Bảng 2.15 dưới đây sẽ thống kê số lượng mối nguy hiểm cấp độ A đã phát hiện và xử lý trong 3 năm gần đây:
Bảng 2.15 Bảng số liệu về số lượng mối nguy hiểm cấp độ A đã được phát hiện và xử lý tại công ty TMV
Hạng mục số lượng mối nguy hiểm STOP 6 cấp độ A 2010 2011 2012*
1. Phát hiện được trong năm 14 9 4
2. Cộng dồn lũy kế theo năm 18 22 23
3. Đã xử lý loại bỏ 5 3 2
4. Theo dõi, duy trì các biện pháp khắc phục 13 19 21
Nguồn: Phòng an toàn công ty TMV
Theo số liệu thống kê ở bảng 2.15, hiện nay vẫn còn 21 mối nguy hiểm STOP 6 cấp độ A tại công ty TMV chưa thể loại bỏ hoàn toàn và phải thực hiện theo dõi, duy trì các biện pháp khắc phục để giảm thiểu nguy cơ rủi ro.
Hình 2.23 Biểu đồ phân loại tỉ lệ mối nguy hiểm cấp độ A tại TMV theo STOP 6 Nguồn: Phòng an toàn công ty TMV
Biểu đồ hình 2.23 cho ta thấy tỉ lệ các mối nguy hiểm kẹp kẹt, điện giật và va chạm với xe cộ chiếm tỉ lệ trên 70% tổng số mối nguy hiểm cấp độ A tại công ty TMV.
Hoạt động quản lý mối nguy hiểm STOP 6 cấp độ A được thực hiện như sau:
Hình 2.24 Sơ đồ hoạt động quản lý mối nguy hiểm STOP 6 cấp độ A tại nơi làm việc
Nguồn: Phòng an toàn công ty TMV
Các yêu cầu của tập đoàn đối với hoạt động quản lý mối nguy hiểm STOP 6 cấp độ A so sánh với hiện trạng thực hiện tại công ty TMV được thể hiện trong bảng sau:
10.5%
26.3%
26.3%
0.0%
0.0%
21.1%
15.8%
Kẹp kẹt
Va chạm với vật nặng Va chạm xe cộ Rơi ngã Điện giật Bỏng
Thiếu O2, Tiếp xúc với hóa chất
Nhận dạng mối
nguy hiểm Hiển thị hóa Biện pháp khắc phục Duy trì biện pháp khắc phục
Bảng 2.16 Bảng so sánh các yêu cầu đối với hoạt động quản lý hiển thị mối nguy hiểm STOP 6 cấp độ A của tập đoàn và hiện trạng thực hiện tại công ty TMV
Hạng mục Yêu cầu từ tập đoàn Hiện trạng tại TMV Đánh giá 1.1.1 Thực hiện hoạt động đề
xuất Hiyari hatto Đã thực hiện +
1.1.2 Thực hiện hoạt động
Yokoten tai nạn Đã thực hiện +
1.1 Các hoạt động nhận dạng mối nguy hiểm tại nơi làm việc
1.1.3 Thực hiện hoạt động nhận dạng mối nguy hiểm khác
+ Thực hiện kiểm tra an toàn hàng tuần nội bộ xưởng vào chiều thứ 3 hàng tuần
+ Thực hiện hoạt động kiểm thanh tra an toàn chéo giữa các xưởng vào chiều thứ 6 hàng tuần
+
1.2 Tiêu chuẩn đánh giá mối nguy hiểm
Tiêu chuẩn đánh giá phải thể hiện được mức độ nghiêm trọng và khả năng sảy tai nạn của mối nguy hiểm đó
Đã áp dụng tiêu chuẩn đánh giá mối nguy hiểm của tập đoàn
+
1. Nhận dạng mối nguy hiểm
1.3 Đánh giá, phân loại mối nguy hiểm
Tiến hành đánh giá và phân loại các mối nguy hiểm theo cấp độ A, B, C
Có thực hiện đánh giá ngay sau khi phát hiện mối nguy hiểm
+
2.1 Có hiển thị bản đồ khu vực làm việc
Tất cả các xuởng đều có bản đồ mối nguy hiểm cấp độ A treo tại xuởng
+ 2.2 Hiển thị các mối nguy
hiểm cấp độ A phát hiện ra trên bản đồ khu vực làm việc
Các mối nguy hiểm cấp độ A đều được đăng ký vào danh sách và hiển thị trên bản đồ xuởng
+ 2.3 Cập nhật tiến độ thực
hiện biện pháp xử lý mối nguy hiểm lên bản đồ
Tiến độ thực hiện biện pháp xử lý mối nguy hiểm được cập nhật hàng tuần
+ 2. Hiển thị hóa mối
nguy hiểm cấp độ A
2.4 Tiến hành thông tin cho nhân viên làm việc trong khu vực về mối nguy hiểm
Thông tin về mối nguy hiểm cấp độ A phát hiện ra cho nhân viên làm việc trong khu vực vào đầu mỗi ca làm việc
+ 3.1 Thực hiện ngay(trong
ngày) các biện pháp khắc phục tạm thời
Thực hiện treo biển báo nguy hiểm hoặc làm hàng rào tạm thời ngay trong ngày phát hiện ra mối nguy hiểm
+ 3. Các biện pháp
khắc phục
3.2 Thực hiện các biện pháp khắc phục triệt để theo kế hoạch
Có lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp khắc phục triệt để, kiểm tra tiến độ bởi quản lý xưởng
+
4.1 Định kỳ kiểm tra trạng thái của các biện pháp khắc phục đã thực hiện
Kiểm tra hàng ngày trước khi bắt
đầu ca làm việc + 4.2 Cập nhật trạng thái của
biện pháp khắc phục lên bản đồ mối nguy hiểm của khu vực
Cập nhật hàng ngày trước khi bắt
đầu ca làm việc +
4. Duy trì các biện pháp khắc phục
4.3 Thực hiện các biện pháp xử lý nếu tình trạng của các biện biện pháp khắc phục bị xuống cấp
Báo cáo và thực hiện ngay khi phát hiện vấn đề
+
Nguồn: PMR-s safety assessment work book from TMAP-EM
+ Nhận dạng mối nguy hiểm: Các hoạt động nhận dạng mối nguy hiểm tại nơi làm việc được công ty TMV thực hiện khá đầy đủ. Ngoài các hoạt động mang tính đặc thù là Hiyari hatto và Yokoten tai nạn, công ty còn thực hiện thêm 2 hoạt động định kỳ là kiểm tra an toàn nội bộ xưởng và thanh tra chéo về an toàn của tổ trưởng các xưởng vào thứ 6 hàng tuần. Các mối nguy hiểm sau khi phát hiện ra sẽ được đánh giá phân loại theo các cấp độ A, B, C dựa vào tiêu chuẩn đánh giá mối nguy hiểm được xây dựng và áp dụng trong nội bộ tập đoàn(xem phần phụ lục: Bảng tiêu chuẩn đánh giá mối nguy hiểm STOP 6)
Hình 2.25 Bảng hoạt động an toàn của xưởng dập Nguồn: Phòng an toàn công ty TMV
+ Hiển thị hóa mối nguy hiểm cấp độ A: Các phân xưởng của công ty đều có bảng sơ đồ phân xưởng trên đó hiển thị các vị trí có mỗi nguy hiểm cấp độ A phát hiện ra.
Mỗi mối nguy hiểm cấp độ A tương ứng với một mã số nhận dạng để dễ dàng quản lý. Tiến độ xử lý mối nguy hiểm cấp độ A được hiển thị trên bảng bằng các ký hiệu như mô tả trong bảng dưới đây:
Bản đồ quản lý mối nguy hiểm
Bảng 2.17 Ký hiệu miêu tả mối nguy hiểm STOP 6 cấp độ A trên bảng quản lý
Miêu tả Ký hiệu
1. Mối nguy hiểm cấp độ A chưa thực hiện các biện pháp khắc phục 2. Mối nguy hiểm cấp độ A đã tiến hành các biện pháp khắc phục tạm thời 3. Mối nguy hiểm cấp độ A đang duy trì các biện pháp khắc phục triệt để
Nguồn: Phòng an toàn công ty TMV
Hàng ngày vào buổi họp 5 phút đầu giờ sáng, giám sát bộ phận sẽ trao đổi với các nhân viên của phân xưởng thông tin về mối nguy hiểm mới phát hiện ra hoặc các thay đổi trạng thái(nếu có) của các mối nguy hiểm đang được quản lý trong phân xưởng.
+ Thực hiện các biện pháp khắc phục: Các biện pháp khắc phục các mối nguy hiểm STOP 6 cấp độ A được thực hiện theo thủ tục xử lý mối nguy hiểm của công ty. Theo đó, các biện pháp khắc phục tạm thời như treo biển cảnh báo, làm rào chắn mềm hoặc sẽ được hoàn thành trong vòng 24 giờ kể từ khi phát hiện ra mối nguy hiểm. Thời gian hoàn thành các biện pháp khắc phục triệt để tùy thuộc vào mức độ phức tạp của biện pháp đó, tổ trưởng và nhóm trưởng của bộ phận có nhiệm vụ lập kế hoạch và theo dõi tiến độ thực hiện các biện pháp khắc phục triệt để.
+ Duy trì biện pháp khắc phục: Trong trường hợp không thể loại bỏ hoặc thay thế hoàn toàn nguồn gây ra nguy hiểm, khi đó mã số và vị trí của mối nguy hiểm cấp độ A và mã số của nó vẫn được hiển thị trên bản đồ quản lý mối nguy hiểm của xưởng.
Các hạng mục cần kiểm tra định kỳ liên quan đến mối nguy hiểm cấp độ A đó được lập ra, nhân viên làm việc gần mối nguy hiểm chịu trách nhiệm kiểm tra, cập nhật thông tin về tình trạng các biện pháp khắc phục lên bản đồ quản lý mối nguy hiểm của xưởng.
+ Các hệ số KPI đánh giá hoạt động quản lý mối nguy hiểm STOP 6 cấp độ A tại nơi làm việc
Bảng 2.18 Bảng so sánh hệ số KPI đánh giá hoạt động quản lý mối nguy hiểm STOP 6 cấp độ A của tập đoàn và hiện trạng áp dụng tại công ty TMV
STT KPI yêu cầu từ tập đoàn Hiện trạng tại TMV Đánh giá
1 Tỉ lệ mối nguy hiểm cấp độ A được hiển thị trong bảng quản lý mối nguy hiểm của xưởng trên tổng số mối nguy hiểm cấp độ A phát hiện ra
Đã áp dụng + 2
Tỉ lệ mối nguy hiểm cấp độ A được thực hiện và duy trì các biện pháp khắc phục trên tổng số mối nguy hiểm cấp độ A phát hiện ra
Đã áp dụng +
Nguồn: PMR-s safety assessment work book from TMAP-EM
Nhận xét: Công ty TMV đã áp dụng đầy đủ các hệ số KPI đánh giá hoạt động quản lý mối nguy hiểm STOP 6 cấp độ A đáp ứng được các yêu cầu từ tập đoàn. Do đây là một trong những hoạt động an toàn hàng ngày then chốt của các phân xưởng trong công ty nên các bước thực hiện đều được phòng an toàn công ty xây dựng và tuân thủ theo các yêu cầu từ tập đoàn.
Hình 2.26 Biểu đồ tỉ lệ mối nguy hiểm STOP 6 cấp độ A tại đã thực hiện hiển thị và duy trì tại từng phân xưởng trong tháng 7 tại công ty TMV
Nguồn: Phòng an toàn công ty TMV
Xét về mối liên hệ giữa các hoạt động an toàn đang thực hiện tại công ty TMV thì hoạt động quản lý mối nguy hiểm STOP 6 cấp độ A đóng vai trò hiển thị kết quả(các mối nguy được tìm ra) thực hiện của các hoạt động an toàn khác. Do vậy, bên cạnh việc duy trì tốt hoạt động quản lý mối nguy hiểm STOP 6 cấp độ A như trên, công ty vẫn cần phải tìm cách nâng cao hiệu quả của các hoạt động an toàn có liên quan như như hiyari hatto, yokoten... để phát hiện và loại bỏ tất cả các mối nguy hiểm có trong môi trường làm việc của công ty.
4 3
2 1
2 4
3 2
100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
0 1 2 3 4
Hàn Sơn Lắp ráp Bãi để xe
Kiểm tra chất lượng
Facility Khung xe
Dập
[Phân xưởng]
Số lượng mối nguy hiểm cấp độ A [Trường hơp]
0%
50%
100%
Tỉ lệ hiển thị, duy trì biện pháp khắc phục [%]
Số lượng phát hiện Tỉ lệ hiển thị trên bản đồ Tỉ lệ duy trì biện pháp khắc phục