Hoạt động huấn luyện KY

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý an toàn lao động trong Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (Trang 76 - 80)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TMV

2.2 Tình hình quản lý an toàn lao động của công ty

2.2.3 Các hoạt động an toàn đang thực hiện và kết quả đạt được trong thời gian gần đây của công ty TMV

2.2.3.3 Hoạt động huấn luyện KY

Hoạt động huấn luyện KY được thực hiện tại TMV từ năm 2006 với tần xuất thực hiện 4 lần trong một tháng và mỗi lần kéo dài 10 phút. Cách thức thực hiện huấn luyện KY được tiến hành theo sơ đồ sau:

Hình 2.17 Sơ đồ hoạt động huấn luyện KY Nguồn: Phòng an toàn công ty TMV

Các yêu cầu của tập đoàn đối với hoạt động huấn luyện KY so sánh với hiện trạng thực hiện tại công ty TMV được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.11 Bảng so sánh các yêu cầu đối với hoạt động huấn luyện KY của tập đoàn và hiện trạng thực hiện tại công ty TMV

Hạng mục Yêu cầu từ tập đoàn Hiện trạng tại TMV Đánh giá 1.1 Có chỉ định người huấn

luyện KY của từng tổ Người huấn luyện KY được chỉ định là tổ trưởng của tổ + 1. Người huấn

luyện KY(P) 1.2 Người huấn luyện KY phải là người có trình độ KY cao nhất của tổ

Chưa tiến hành kiểm tra trình độ KY của người huấn luyện nên chưa đánh giá được

- 2.1 Có chuẩn bị hình minh họa

cho mỗi buổi KY Đã thực hiện +

2. Hình minh họa để thực hiện huấn luyện KY(P)

2.2 Hình minh họa phải liên hệ với các mối nguy hiểm cấp độ A phát hiện ra trong thực tế làm việc tại công ty.

Hình minh họa được chuẩn bị bởi xưởng bằng cách bố trí các tình huống nguy hiểm và chụp ảnh, gửi cho phòng an toàn nhà máy.

+

3.1 Có hình minh họa kiểm tra

đánh giá trình độ KY Chưa thực hiện -

3.2 Hình minh họa KY phải ở

dạng hoạt họa, hiển thị rõ ràng Chưa thực hiện -

3. Bài kiểm tra KY(P)

3.3 Phải xây dựng đáp án cho từng hình dùng để kiểm tra trình độ KY

Chưa thực hiện -

P

Chuẩn bị hoạt động Thực hiện hoạt động Kiểm tra kết quả thực hiện

Các hành động điều chỉnh, cải tiến

D C A

4.1 Đặt mục tiêu tỉ lệ học viên

tham gia huấn luyện KY Đang thực hiện +

4. Mục tiêu

huấn luyện(P) 4.1 Có đặt mục tiêu số điểm cần

đạt được cho nhân viên Chưa thực hiện -

5.1 Có kế hoạch thực hiện huấn

luyện KY tối thiểu 1 lần/ tháng Kế hoạch thực hiện huấn luyện KY vào thứ 2 hàng tuần + 5. Kế hoạch

thực hiện(P) 5.2 Có kế hoạch thực hiện kiểm tra trình độ KY tối thiểu 3 tháng 1 lần

Chưa có kế hoạch - 6.1 Thực hiện huấn luyện KY 4

vòng theo kế hoạch

Có thực hiện huấn luyện KY 4 vòng vào thứ 2 hàng tuần + 6. Huấn luyện

KY(D) 6.2 Bố trí đủ thời gian cho mỗi lần huấn luyện(không ít hơn 30 phút)

Thời gian mỗi lần huấn luyện là 10 phút sau giờ nghỉ giải lao - 7. Kiểm tra

trình độ KY(D)

7.1 Bố trí thời gian thực hiện kiểm tra trình độ KY theo kế hoạch

Chưa thực hiện - 8.1 Có lưu giữ kết quả kiểm tra

trình độ KY của từng nhân viên Chưa thực hiện -

8. Đánh giá kết quả kiểm tra trình độ KY(C)

8.2 Phân loại các học viên chưa đạt trình độ yêu cầu để tiến hành

bồi dưỡng Chưa thực hiện -

9.1 Có kế hoạch đào tạo kiến thức an toàn cho các nhân viên có điểm kiểm tra trình độ KY chưa đạt yêu cầu

Chưa thực hiện - 9. Các hành

động điều

chỉnh(A) 9.2 Theo dõi kết quả thực hiện Hiyari hatto của nhân viên có điểm kiểm tra trình độ KY đạt yêu cầu

Chưa thực hiện -

Nguồn: PMR-s safety assessment work book from TMAP-EM

+ Hạng mục người huấn luyện KY: Tổ trưởng của từng tổ được chỉ định là người huấn luyện KY khi tiến hành hoạt động huấn luyện. Nhưng ở thời điểm hiện tại do TMV chưa thực hiện việc kiểm tra trình độ KY nên chưa đánh giá được cấp độ KY tương ứng của các tổ trưởng. Do vậy hiệu quả của buổi huấn luyện có thể không như mong muốn.

+ Hạng mục hình minh họa sử dụng trong buổi huấn luyện KY: Theo yêu cầu từ nhà máy, hình minh họa huấn luyện KY của mỗi buổi huấn luyện sẽ được phân xưởng chuẩn bị bằng cách chụp ảnh các tình huống giả định mất an toàn trong phân xưởng. Mỗi hình minh họa chỉ được sử dụng cho một lần huấn luyện duy nhất.

+ Hạng mục chuẩn bị bài kiểm tra KY: Hiện tại TMV chưa tiến hành hoạt động đánh giá trình độ KY nên bài kiểm tra KY chưa được chuẩn bị.

+ Hạng mục mục tiêu đào tạo: Hiện tại công ty có đánh giá hoạt động thông qua tỉ lệ nhân viên tham gia huấn luyện KY với mục tiêu 100% nhân viên tham gia huấn luyện KY hàng tuần. Tuy nhiên công ty chưa đánh giá hiệu quả của hoạt động huấn luyện qua trình độ cần đạt được của nhân viên sau quá trình huấn luyện. Do đó chưa có cơ sở để đánh giá hiệu quả của hoạt động huấn luyện. Vì thế chưa thoả mãn mục đích và yêu cầu từ phía tập đoàn đối với hoạt động này.

+ Hạng mục kế hoạch thực hiện: Theo chính sách an toàn của TMV hiện tại, các phân xưởng sẽ tổ chức huấn luyện KY cho nhân viên vào thứ 2 hàng tuần sau giờ nghỉ giải lao với thời gian cho mỗi buổi huấn luyện là 10 phút. Như vậy so với yêu cầu thực hiện huấn luyện tối thiểu 1 lần/tháng từ tập đoàn, TMV đã thực hiện vượt mức yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên, hạng mục kế hoạch thực hiện được đánh giá là chưa hoàn thiện do TMV chưa có kế hoạch định kỳ kiểm tra trình độ KY của nhân viên.

+ Hạng mục thực hiện huấn luyện KY: Theo kế hoạch các phân xưởng thực hiện huấn luyện KY hàng tuần. Tuy nhiên do thời gian của mỗi buổi huấn luyện là 10 phút – quá ngắn nên các bước huấn luyện được thực hiện khá sơ sài, chưa tạo điều kiện cho các thành viên tham gia huấn luyện phát biểu ý kiến của mình về tình huống mất an toàn giả định. Do vậy chưa đạt được mục đích đặt ra của hoạt động là tạo điều kiện và khuyến khích nhân viên tự tin phát biểu ý kiến của mình.

Hình 2.18 Hình ảnh một buổi huấn luyện một buổi huấn luyện KY tại xưởng dập Nguồn: Phòng an toàn công ty TMV

+ Hạng mục kiểm tra trình độ KY: Như đã trình bày ở trên, hiện tại TMV chưa có kế hoạch thực hiện yêu cầu này, nên trên thực tế công ty chưa tiến hành kiểm tra đánh giá trình độ KY của nhân viên. Việc không thực hiện kiểm tra trình độ KY

dẫn đến không có kết quả đánh giá để thực hiện các bước tiếp theo của hoạt động này.

+ Hạng mục đánh giá kết quả kiểm tra trình độ KY: Hiện nay việc đánh giá hiệu quả của công tác huấn luyện đang bị bỏ qua do không có cơ sở để đánh giá, do đó không thể phân loại và phát hiện ra các điểm yếu về kiến thức an toàn của nhân viên để lập kế hoạch đào tạo bồi dưỡng. Đây là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến kết quả nhân viên đó không có khả năng phát hiện ra các mối nguy hiểm trong khu vực làm việc của anh ta trong thực tế. Do vậy công ty cần phải thực hiện việc kiểm tra đánh giá trình độ KY hiện tại của nhân viên để từ đó quyết định các phương án cải thiện tiếp theo.

+ Hạng mục các hành động điều chỉnh, cải tiến: Như đã trình bày ở trên, kết quả kiểm tra KY của nhân viên là cơ sở để đánh giá và phân loại nhân viên, từ đó thực hiện bồi dưỡng đào tạo kiến thức an toàn. Ngoài ra, kết quả kiểm tra trình độ KY của nhân viên còn có thể được sử dụng để phản ánh vào họat động an toàn thực tế của nhân viên đó(kết quả thực hiện Hiyari hatto, nhận dạng mối nguy hiểm...).

Nhưng ở thời điểm hiện tại TMV chưa thực hiện các hành động điều chỉnh cải tiến này.

+ Các hệ số đánh giá KPI cho hoạt động huấn luyện KY

Bảng 2.12 Bảng so sánh hệ số KPI đánh giá hoạt động huấn luyện KY của tập đoàn và hiện trạng áp dụng tại công ty TMV

STT KPI yêu cầu từ tập đoàn Hiện trạng tại TMV Đánh giá 1 Tỉ lệ nhân viên tham gia huấn luyện KY trên

tổng số nhân viên Đang áp dụng +

2 Tỉ lệ nhân viên có trình độ KY đạt yêu cầu trên

tổng số nhân viên Chưa áp dụng -

Nguồn: PMR-s safety assessment work book from TMAP-EM

Nhận xét: Ở thời điểm hiện tại hệ số KPI đánh giá hoạt động huấn luyện KY ở Công ty TMV là ”Tỉ lệ nhân viên tham gia huấn luyện KY hàng tháng” chỉ phù hợp trong giai đoạn đầu thực hiện hoạt động, nhằm mục đích khuyến khích nhân viên tham gia hoạt động này.

294 198

13 84

16 41 20 201

100% 96%

90% 100% 98%

95% 93%

96%

0 50 100 150 200 250 300

Hàn Sơn Lắp ráp Bãi để xe

Kiểm tra

Facility Khung xe

Dập [Phân xưởng]

S lượng nhân vn [Người]

0%

50%

100%

T l [%]

Số nhân viên của phân xưởng Tỉ lệ nhân viên tham gia huấn luyện KY

Hình 2.19 Biểu đồ thống kê kết quả hoạt động huấn luyện KY của công ty trong tháng 7năm 2012

Nguồn: Phòng an toàn công ty TMV

Tuy nhiên chỉ số KPI hiện tại chưa đánh giá được hiệu quả thực hiện hoạt động này tại công ty. Do vậy cần phải cải tiến thêm về cách đánh giá hoạt động huấn luyện thông qua trình độ KY của nhân viên để giám sát được hiệu quả thực hiện hoạt động và phù hợp với yêu cầu đưa ra từ tập đoàn

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý an toàn lao động trong Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)