CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TMV
2.2 Tình hình quản lý an toàn lao động của công ty
2.2.3 Các hoạt động an toàn đang thực hiện và kết quả đạt được trong thời gian gần đây của công ty TMV
2.2.3.8 Hoạt động rút kinh nghiệm từ các tai nạn trong tập đoàn(Yokoten)
Hình 2.35 Biểu đồ thống kê số lượng báo cáo tai nạn đã nhận được từ tập đoàn trong các năm gần đây(số liệu tính đến tháng 8 năm 2012)
Nguồn: Phòng an toàn công ty TMV Hoạt động Yokoten tai nạn được thực hiện theo lưu đồ sau:
Hình 2.36 Sơ đồ hoạt động yokoten Nguồn: Phòng an toàn công ty TMV
Các yêu cầu của tập đoàn đối với hoạt động yokoten so sánh với hiện trạng thực hiện tại công ty TMV được thể hiện trong bảng 2.23 sau đây:
8 9 5
35 28
25
23 25
17
3 1 2
7 11 8
55 79 73
0 20 40 60 80
2010 2011 2012*
[Năm]
Số báo cáo tai nạn nhận được [Báo cáo]
Tai nạn chết người Tai nạn nguy hiểm đến tính mạng Tai nạn phải nghỉ việc Tai nạn không phải nghỉ việc Tai nạn thiệt hại vật chất Tổng số báo cáo tai nạn nhận được
Thông tin tai nạn trong tập
đoàn
Tìm hiểu, nguyên nhân
Chia sẻ thông tin
Rà soát nội bộ
Các biện pháp khắc
phục
Báo cáo kết quả thực hiện
Bảng 2.23 Bảng so sánh các yêu cầu đối với hoạt động yokoten của tập đoàn và hiện trạng thực hiện tại công ty TMV
Hạng
mục Yêu cầu từ tập đoàn Hiện trạng tại TMV Đánh giá 1.1 Chỉ định người tóm tắt,
kiểm tra và phê duyệt thông tin từ báo cáo tai nạn
Phòng an toàn công ty có trách nhiệm nhận thông tin tai nạn, biên dịch sang tiếng Việt, báo cáo và xin phê duyệt của Tổng trưởng phòng
+ 1. Tìm
hiểu nguyên
nhân 1.2 Chỉ rõ các điểm chính cần phải thực hiện rút kinh nghiệm từ báo cáo tai nạn
Được chỉ rõ trong bản tóm tắt tai nạn
ở trên +
2.1 Định thời hạn chia sẻ thông tin cho từng loại tai nạn
Được quy định trong thủ tục thực hiện Yokoten đối với từng loại tai nạn +
2. Chia sẻ thông
tin 2.2 Đảm bảo toàn bộ nhân viên trong công ty được chia sẻ thông tin về tai nạn
+Gửi thư thông tin tai nạn cho từng bộ phận
+ Giám sát bộ phận có trách nhiệm thông báo về tai nạn cho nhân viên của mình.
+ Giám sát bộ phận lấy chữ ký xác nhận đã đọc và hiểu thông tin tai nạn của nhân viên và gửi cho phòng an toàn công ty.
+
3.1 Lập kế hoạch rà soát nội bộ để tìm ra các trường hợp có nguy cơ sảy ra tai nạn tương tự
Các bộ phận tự lập kế hoạch rà soát ngay trong tuần nhận được thông tin tai nạn và gửi cho phòng an toàn
+ 3.2 Thực hiện rà soát nội bộ tới
tất cả các công đoạn có khả năng sảy ra tai nạn tương tự
Tổ trưởng và nhóm trưởng bộ phận thực hiện rà soát vào buổi kiểm tra an toàn nội bộ thứ 3 hàng tuần. + 3. Rà
soát nội bộ
3.3 Báo cáo về các trường hợp có nguy cơ tai nạn tương tự.
Ban an toàn thực hiện tổng hợp thông tin về các trường hợp có nguy cơ mất an toàn tương tự và gửi cho phòng POS của tập đoàn
+
4.1 Lập kế hoạch thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Bộ phận thực hiện khi phát hiện trường hợp có nguy cơ tai nạn tương tự
+ 4.2 Thực hiện biện pháp phòng
ngừa theo quy trình Thực hiện theo quy trình xử lý mối
nguy hiểm +
4. Các biện pháp khắc
phục 4.3 Cập nhật trạng thái và tiến độ xử lý lên bản đồ quản lý mối nguy hiểm STOP 6 cấp độ A.
Đang thực hiện + 5.1 Lãnh đạo bộ phận định kỳ
theo dõi tiến độ các biện pháp khắc phục
Thực hiện theo quy trình quản lý mối nguy hiểm STOP 6 cấp độ A + 5. Báo
cáo kết quả thực hiện
5.2 Chia sẻ thông tin về các trường hợp tương tự và tiến độ biện pháp khắc phục cho phòng POS của tập đoàn
Phòng an toàn công ty tổng hợp và gửi báo cáo thực hiện Yokoten tai nạn theo định kỳ.
+
Nguồn: PMR-s safety assessment work book from TMAP-EM
+ Hạng mục tìm hiểu nguyên nhân tai nạn: Khi nhận thông tin tai nạn từ tập đoàn, phòng an toàn công ty có trách nhiệm dịch bản thông tin sang tiếng Việt, tìm hiểu về tai nạn, tóm tắt các ý chính và các điểm mấu chốt cần rút kinh nghiệm từ tai nạn vào biểu mẫu Yokoten tai nạn. Trưởng phòng an toàn sẽ kiểm tra và báo cáo giám đốc sản xuất để xin phê duyệt sử dụng các thông tin tóm tắt tai nạn.
+ Hạng mục chia sẻ thông tin tai nạn: Phòng an toàn công ty gửi bảng tóm tắt thông tin tai nạn cho các bộ phận liên quan. Giám sát bộ phận sẽ in bản tóm tắt thông tin tai nạn trên và phát cho nhân viên. Giám sát có trách nhiệm giải thích cho nhân viên trong trường hợp nhân viên không hiểu các thông tin về tai nạn. Nhân viên sẽ ký xác nhận đã đọc, hiểu thông tin về tai nạn và gửi lại cho giám sát bộ phận, bản sao tóm tắt thông tin tai nạn có chữ ký sẽ được gửi cho phòng an toàn công ty.
+ Hạng mục rà soát nội bộ: Việc rà soát nội bộ sẽ được thực hiện bởi nhân viên làm việc tại chỗ(ghi kết quả vào phiếu đề xuất hiyari hatto) và tổ trưởng, nhóm trưởng bộ phận vào thứ 3 hàng tuần(thực hiện cùng kế hoạch kiểm tra an toàn nội bộ). Các trường hợp có nguy cơ tai nạn tương tự sẽ được tổng hợp vào biểu mẫu trường hợp tương tự và gửi thông tin cho ban an toàn.
+ Hạng mục thực hiện các biện pháp khắc phục: Các vấn đề được phát hiện và có thể gây ra nguy cơ tai nạn tương tự như tai nạn trong thông tin yokoten được lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp khắc phục theo quy trình xử lý mối nguy hiểm STOP 6 đã đề cập ở mục 2.2.3.5 Theo đó các mối nguy hiểm phát hiện ra(nếu ra trường hợp nguy hiểm cấp độ A) sẽ được thực hiện lần lượt các biện pháp khắc phục như: Thông tin – Khắc phục tạm thời – Khắc phục triệt để. Trạng thái và tiến độ khắc phục được cập nhật lên bảng quản lý mối nguy hiểm cấp độ A tại bộ phận đồng thời gửi thông tin cho phòng an toàn công ty để báo cáo tập đoàn.
+ Hạng mục báo cáo kết quả thực hiện Yokoten: Theo quy định của tập đoàn đan được áp dụng tại TMV về hoạt động Yokoten tai nạn. Đối với thông tin về tai nạn chết người hoặc nguy hiểm đến tính mạng, các công ty con phải hoàn thành báo cáo yokoten về hiện trạng và thực hiện tối thiểu các biện pháp khắc phục tạm thời trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông tin Yokoten tai nạn. Các loại tai nạn khác cũng được áp dụng thực hiện tương tự với thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được thông tin tai nạn.
+ Hệ số KPI đánh giá hoạt động Yokoten tai nạn được thể hiện trong bảng 2.24.
Bảng 2.24 Bảng so sánh hệ số KPI đánh giá hoạt động Yokoten của tập đoàn và hiện trạng áp dụng tại công ty TMV
STT KPI yêu cầu từ tập đoàn Hiện trạng tại TMV
Đánh giá 1 Tỉ lệ báo cáo tai nạn đã thực hiện hoạt động yokoten rút
kinh nghiệm đúng thời hạn trên tổng số báo cáo tai nạn nhận được
Đang áp dụng +
Nguồn: PMR-s safety assessment work book from TMAP-EM
Kết quả hoạt động Yokoten tai nạn của TMV trong 7 tháng đầu năm 2012 được thể hiện trong biểu đồ dưới đây. Hầu hết các trường hợp Yokoten tai nạn được công ty hoàn thành và báo cáo tập đoàn đúng thời hạn. Chỉ có 2 trường hợp thông tin tai nạn trong tháng 1 và tháng 4 thực hiện bị chậm so với kế hoạch đặt ra do chậm trễ trong quá trình xác nhận nguyên nhân tai nạn giữa công ty và tập đoàn.
Hình 2.37 Biểu đồ kết quả thực hiện hoạt động yokoten của công ty TMV Nguồn: Phòng an toàn công ty TMV
Nhận xét: Hoạt động Yokoten là hoạt động mang tính toàn cầu của tập đoàn Toyota để phòng ngừa các tai nạn đã có tiền lệ trong quá khứ. Đây là một trong những hoạt động thường xuyên rất quan trọng trong hệ thống quản lý an toàn của tập đoàn. Do vậy hệ thống thủ tục, quy định và biểu mẫu sử dụng cho hoạt động này được thống nhất và triển khai tại tất cả các công ty con trong đó có TMV. Như đã thể hiện trong kết quả đánh giá ở trên, tất cả các yêu cầu từ phía tập đoàn đều được TMV vận dụng và tuân thủ. Chính vì lý do đó mà trong vòng 3 năm trở lại đây tại TMV không sảy ra bất kỳ tai nạn lặp lại nào nằm trong danh sách các tai nạn đã có tiền lệ trong tập đoàn.
9
7 8
10
8 7 6
8 7 8 9 8
7 6
89% 90%
100% 100% 100%
100% 100%
0 2 4 6 8 10 12
Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 [Năm 2012]
[Số trường hơp]
0%
20%
40%
60%
80%
100%
Tỉ lệ báo cáo yokoten đúng hạn [%]
Số lượng báo cáo tai nạn nhận được Số trường hợp hoàn thành yokoten đúng thời hạn Tỉ lệ hoàn thành đúng thời hạn