CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY TMV
2.2 Tình hình quản lý an toàn lao động của công ty
2.2.3 Các hoạt động an toàn đang thực hiện và kết quả đạt được trong thời gian gần đây của công ty TMV
2.2.3.1 Hoạt động đào tạo kiến thức an toàn
Hoạt động đào tạo kiến thức an toàn của công ty được thực hiện bởi phòng an toàn nhà máy với nhiệm vụ đào tạo an toàn cho tất cả nhân viên mới khi vào làm việc trong công ty.
Hình 2.11 Biểu đồ đào tạo kiến thức an trong 3 năm gần đây tại TMV Nguồn: Phòng an toàn công ty TMV
189
8 31
158
51 66
2
13
2 11
4 4
0 100 200
2010 2011 2012
[Năm]
Số nhân viênđã được đào tạo [Người]
0 2 4 6 8 10 12 14
Số khóađào tạo đã thực hiện [Khóa]
Công nhân mới Nhân viên văn phòng mới
Số khóa đào tạo công nhân mới Số khóa đào tạo nhân viên văn phòng mới
AN TOÀN
Môi trường
Con người Phương pháp
Máy móc Kiến thức
Khả năng phán đoán
Ý thức Dừng, chỉ tay và hô xác nhận
Ngày an toàn Trải nghiệm
tại Dojo
Kiến thức an toàn cơ bản
STOP 6
Huấn luyện KY Đề xuất hiyari hatto
Thiết kế máy an toàn Duy trì chức năng an
toàn của máy Phòng chống cháy nổ
Quản lý mối nguy hiểm STOP 6 Kiểm tra thiết bị 5S
chữa cháy
Quản lý sử dụng vật liệu cháy
Tiêu chuẩn hóa chức năng an toàn
Đánh giá rủi ro máy móc Bản đồ hóa thiết
bị an toàn Kiểm tra chức năng thiết bị
an toàn Kiểm định thiết bị
Yokoten tai nạn Chia sẻ thông tin tai nạn
Rà soát nội bộ Cây KPI an toàn
KPI toàn cục
KPI nhóm hoạt động KPI hoạt động
Hiển thị hóa mối nguy hiểm
Xử lý khắc phục mối nguy hiểm Diễn tập
PCCC
Theo số liệu thống kê từ đầu năm 2010 đến tháng 8 năm 2012 phòng an toàn công ty đã thực hiện được tổng cộng 26 lượt đạo tạo cho 355 công nhân mới và 148 nhân viên mới của khối văn phòng, đạt mục tiêu 100% số lượng nhân viên mới vào công ty được đào tạo về an toàn trước khi bắt đầu làm việc. Dưới đây là số liệu kết quả đào tạo trong 3 năm gần đây
Hoạt động đào tạo kiến thức an toàn của Công ty TMV bao gồm các nội dung chính là:
+ Giới thiệu về kiến thức an toàn cơ bản(Quy định Dừng Gọi Đợi, Các hoạt động an toàn của Toyota, 5S, bảo hộ lao động...)
+ Giới thiệu các loại mối nguy hiểm đặc thù STOP 6 và cách phòng tránh.
+ Thực hành trải nghiệm tình huống tai nạn tại khu vực Safety Dojo.
Quy trình đào tạo chuẩn theo yêu cầu của tập đoàn Toyota được thực hiện qua các bước sau:
Hình 2.12 Sơ đồ hoạt động đào tạo kiến thức an toàn Nguồn: Phòng an toàn công ty TMV
Bảng dưới đây sẽ so sánh quy trình thực hiện đào tạo an toàn đang thực hiện tại công ty TMV với các yêu cầu của tập đoàn Toyota về hoạt động này:
Bảng 2.6 Bảng so sánh các yêu cầu đối với hoạt động đào tạo kiến thức an toàn của tập đoàn và hiện trạng thực hiện tại công ty TMV
Hạng mục Yêu cầu từ tập đoàn Hiện trạng tại TMV Đánh giá
1.1Nhân viên mới Có đào tạo +
1.2 Trưởng nhóm mới được bổ nhiệm Chưa thực hiện - 1.3 Tổ trưởng mới được bổ nhiệm Chưa thực hiện - 1.4 Trưởng phòng mới được bổ nhiệm Chưa thực hiện - 1. Đối tượng
đào tạo(P)
1.5 Các nhân viên cần bồi dưỡng thêm
kiến thức an toàn Chưa thực hiện -
2.1 Tài liệu sử dụng cho học viên phù hợp với khóa đào tạo tương ứng
Chỉ có tài liệu cho khóa nhân viên và công nhân mới - 2. Tài liệu đào
tạo(P)
2.2 Tài liệu đào tạo được cập nhật từ + Mối nguy hiểm cấp độ A phát hiện ra
từ thực tế(kết quả hoạt động hiyari hatto, kiểm tra an toàn…)
+ Các bài học kinh nghiệm khi sảy ra tai nạn(đã sảy ra tại công ty và từ thông tin yokoten tai nạn)
Tài liệu cũ sao chép từ tập đoàn mẹ và không cập nhật -
P
Chuẩn bị đào tạo Thực hiện đào tạo Kiểm tra đầu ra sau đào tạo
Các biện pháp điều chỉnh, khắc phục
D C A
3.1 Giảng viên đào tạo an toàn có trên 3 năm kinh nghiệm làm công việc an toàn.
Có 1 giảng viên đã làm công việc an toàn trên 5 năm + 3.2 Giảng viên đào tạo phải có khả năng
truyền đạt(tự tin, nói rõ, to...) Đạt yêu cầu +
3. Giảng viên đào tạo an
toàn(P) 3.3 Giảng viên đã trải khóa đào tạo an toàn và có chứng chỉ đào tạo an toàn do trung tâm an toàn khu vực của Toyota cấp
2 Giảng viên đã được đào tạo và cấp chứng chỉ + 4.1 Đặt mục tiêu điểm thi đầu ra cho
nhân viên khi kết thúc khóa đào tạo Đặt mục tiêu bài kiểm tra đầu ra đạt trên 80% + 4. Mục tiêu
đào tạo(P) 4.2 Đặt mục tiêu điểm thi đầu ra cho đối tượng là tổ trưởng, nhóm trưởng và trưởng phòng mới bổ nhiệm sau khi kết thúc khóa đào tạo
Chưa đặt mục tiêu - 5.1 Kế hoạch đào tạo cho đối tượng tổ
trưởng, nhóm trưởng, trưởng phòng mới được bổ nhiệm.
Chưa có kế hoạch - 5. Lập kế
hoạch đào
tạo(P) 5.2 Kế hoạch đào tạo bất thường khi có nhân viên mới và các nhân viên cần bồi dưỡng kiến thức an toàn
Chỉ có kế hoạch đào tạo hàng quý cho nhân viên mới theo kế hoạch tuyển dụng.
- 6.1 Thực hiện đào tạo kiến thức an toàn
cho nhân viên mới
Có thực hiện đào tạo theo kế hoạch cho 100% nhân viên mới vào công ty
+ 6.2 Thực hiện đào tạo kiến thức an toàn
cho tổ trưởng, nhóm trưởng, trưởng phòng mới được bổ nhiệm
Chưa thực hiện - 6. Thực hiện
đào tạo(D)
6.3 Thực hiện đào tạo kiến thức an toàn cho các nhân viên cần bổ sung kiến thức an toàn
Chưa thực hiện - 7.1 Thực hiện kiểm tra tất cả học viên
sau khi kết thúc đào tạo
Đã thực hiện kiểm tra sau đào tạo cho đối tượng nhân viên và công nhân mới vào
+ 7.2 Điểm kiểm tra của học viên được ghi
chép và báo cáo lãnh đạo bộ phận Chưa thực hiện -
7. Kiểm tra đầu ra sau đào tạo(C)
7.3 Kết quả đào tạo được cập nhật lên sơ
đồ KPI an toàn của nhà máy Chưa thực hiện -
8. Các biện pháp bổ sung sau đào tạo(A)
8.1 Thực hiện các chương trình đào tạo bổ sung cho các học viên không đạt điểm
kiểm tra yêu cầu sau đào tạo Chưa thực hiện -
Nguồn: PMR-s safety assessment work book from TMAP-EM
+ Hạng mục đối tượng đào tạo: Đối tượng đào tạo kiến thức an toàn mới tại TMV mới chỉ dừng lại ở các nhân viên và công nhân mới vào làm việc. Công ty chưa có chính sách đào tạo đối với các chức vụ quản lý giám sát mới được bổ nhiệm, hoặc
các trường hợp khác cần bổ sung bồi dưỡng kiến thức an toàn trong quá trình hoạt động thực tế.
Khi làm việc ở vị trí được bổ nhiệm cao hơn đòi hỏi người quản lý cần có cái nhìn bao quát hơn cũng như vai trò quan trọng hơn trong việc thúc đẩy hoạt động an toàn. Vì thế hoạt động nâng cao kiến thức an toàn cần phải thực hiện cho các cấp bậc quản lý. Ngoài ra, trong quá trình hoạt động các đối tượng yếu về kiến thức an toàn (ví dụ không nhận ra các yếu tố nguy hiểm trong công việc của mình...) cần được bồi dưỡng bổ sung kiến thức còn thiếu, do đó các đối tượng này cũng nằm trong số các đối tượng cần đào tạo. Nhìn chung hạng mục đối tượng đào tạo an toàn của công ty cần phải được mở rộng thêm.
+ Hạng mục tài liệu đào tạo: Tương tự như hạng mục đối tượng đào tạo, do chưa phân cấp đối tượng đào tạo nên TMV chưa xây dựng tài liệu đào tạo cho từng cấp độ, vị trí khác nhau. Ngoài ra tài liệu đào tạo an toàn hiện tại của TMV cũng không được cập nhật và chưa sát với thực tế môi trường làm việc của công ty, do vậy so với các yêu cầu từ tập đoàn mẹ về tài liệu giảng dạy kiến thức an toàn thì tài liệu giảng dạy của TMV chưa đáp ứng được các yêu cầu này và cần phải cải tiến.
+ Giảng viên đào tạo an toàn: Hiện tại Công ty TMV có 1 giảng viên đào tạo an toàn có kinh nghiệm làm việc tại bộ phận an toàn là:
Bảng 2.7 Danh sách giảng viên an toàn của công ty TMV
STT Tên giảng
viên Chức vụ
Số năm làm việc tại Công ty
Số năm kinh nghiệm làm
an toàn
Tuổi Chứng chỉ Năm cấp
1 Hoàng Tuấn Anh
Trưởng
nhóm 12 năm 5 năm 45 Chứng chỉ đào
tạo an toàn 2010
Nguồn: Phòng an toàn công ty TMV
Như vậy hạng mục giảng viên đào tạo, TMV hoàn toàn đáp ứng được các yêu cầu do tập đoàn mẹ đặt ra.
+ Hạng mục hệ số đánh giá KPI đào tạo: Vì chưa có chương trình đào tạo cho cấp quản lý giám sát nên mục tiêu điểm đánh giá đầu ra cho các đối tượng này không được thiết lập. Do đó hạng mục hệ số đánh giá KPI đào tạo của công ty chưa đạt yêu cầu đặt ra từ phía tập đoàn.
+ Hạng mục lập kế hoạch đào tạo: Kế hoạch đào tạo định kỳ đã được lập hàng quý căn cứ theo kế hoạch tuyển dụng của phòng hành chính, tuy nhiên kế hoạch đào tạo cho các chức vụ quản lý, giám sát mới hoặc kế hoạch đào tạo bất thường cho các nhân viên yếu kiến thức an toàn chưa được thiết lập. Do vậy hạng mục lập kế hoạch đào tạo của TMV vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra từ phía tập đoàn.
+ Hạng mục thực hiện đào tạo: Vì chưa lập chương trình đào tạo cho các cấp giám sát quản lý nên công ty chưa thực hiện đào tạo cho tầng lớp đối tượng này. Do đó Hạng mục thực hiện đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu từ phía tập đoàn.
+ Hạng mục kiểm tra đầu ra sau đào tạo: Dù công ty có thực hiện bài kiểm tra sau đào tạo cho đối tượng nhân viên và công nhân mới vào nhưng kết quả kiểm tra chỉ mang tính hình thức và chưa được sử dụng làm căn cứ đánh giá học viên. Do đó hạng mục này chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra từ phía tập đoàn.
+ Hạng mục các biện pháp khắc phục, theo dõi: Do chưa có việc theo dõi phân tích kết quả kiểm tra đầu ra khi kết thúc đào tạo nên hoạt động đào tạo của TMV hiện tại chưa thực hiện được biện pháp khắc phục và theo dõi đối với các trường hợp đạt cũng như không đạt mục tiêu sau khóa đào tạo, do đó hạng mục này vẫn chưa thỏa mãn yêu cầu từ phía tập đoàn.
+ Các hệ số KPI đánh giá hoạt động đào tạo
Bảng 2.8 Bảng so sánh hệ số KPI đánh giá hoạt động đào tạo kiến thức an toàn của tập đoàn và hiện trạng áp dụng tại công ty TMV
STT KPI yêu cầu từ tập đoàn Hiện trạng
tại TMV Đánh giá 1 Tỉ lệ học viên đạt yêu cầu tính bằng: Số học viên có điểm
đạt yêu cầu trên tổng số học viên tham gia khóa đào tạo
Chưa áp
dụng -
2 Mức độ cập nhật tài liệu đào tạo: Số lượng mối nguy hiểm cấp độ A/cháy nổ nghiêm trọng đã đưa vào chương trình đào tạo trên tổng số phát hiện ra.
Chưa áp
dụng -
Nguồn: PMR-s safety assessment work book from TMAP-EM
Nhận xét: Hiện tại hệ số đánh giá KPI cho hoạt động của TMV mới chỉ dừng lại ở số nhân viên mới được đào tạo kiến thức an toàn trên tổng số nhân viên mới vào công ty. Như vậy hệ số KPI của TMV chỉ phản ánh được số người tham dự đào tạo mà chưa phản ánh được chất lượng và mức độ lĩnh hội kiến thức của học viên.
Ngoài ra, do chưa thực hiện việc cập nhật tài liệu đào tạo nên hệ số KPI về mức độ cập nhật tài liệu đào tạo chưa được tính. Tóm lại các hệ số KPI hiện tại chưa thỏa mãn yêu cầu từ phía tập đoàn.